Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của nano SiO2 /OC

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 100 - 103)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.8.1. Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của nano SiO2 /OC

Kết quả khảo sát hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 thể hiện qua tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh được trình bày trong bảng 3.12. Trong tất cả các thí nghiệm xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 với nồng độ khác nhau đều thể hiện hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa có khác biệt về mặt thống kê so với thí nghiệm đối chứng. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá tăng theo nồng độ nano SiO2/OC3000 sử dụng.

Tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh, tất cả các thí nghiệm sử dụng vật liệu nano SiO2/OC3000 có tỉ lệ bệnh giảm so với thời điểm 7 ngày sau lây nhiễm bệnh. Kết quả khi xử lý vật liệu lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ nano SiO2/OC 75 mg.L-1, 100 mg.L-1 và 125 mg.L-1 có tỉ lệ bệnh giảm từ 9,53%; 5,27%; 5,31% xuống tương ứng 4,58%; 2,37%; 2,36%. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá ở ba nồng độ xử lý vật liệu nêu trên lần lượt là 75,78%; 87,46%; 87,51%. Tương tự kết quả tỉ lệ

bệnh, chỉ số bệnh của thí nghiệm xử lý vật liệu nano SiO2/OC3000 ở ba nồng độ nêu trên tương ứng tăng từ 1,80%; 1,07%; 1,31% lên 3,48%; 1,58%; 1,49% sau 14 ngày cho cây lúa nhiễm bệnh. Trong khi đó, ở mẫu đối chứng không phun thuốc có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng mạnh: tỉ lệ bệnh tăng từ 0 lên 13,83% tại thời điểm 7 ngày sau lây nhiễm bệnh và tăng cao đến 18,90% tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh; chỉ số bệnh tăng từ 0 lên 3,36% tại thời điểm 7 ngày sau lây nhiễm bệnh và tăng cao đến 9,08% tại thời điểm 14 ngày sau lây nhiễm bệnh. Đối với mẫu xử lý vật liệu nano SiO2/OC3000 ở nồng độ 100 mg.L-1 có hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá tương tương với thí nghiệm xử lý thuốc BVTV thương mại Trizole 75WP sau 14 ngày sau lây nhiễm bệnh có tỉ lệ bệnh là 2,51% và chỉ số bệnh 1,45% tương ứng với hiệu quả kiểm soát là 84,03% và 86,72%.

Bảng 3.12. Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá lúa sau khi xử lý bằng vật liệu lai nano SiO2/OC3000

Công thức

Sau lây nhiễm bệnh đạo ôn

7 ngày 14 ngày

TLB (%) H (%) TLB (%) H (%)

nano SiO2/OC75 9,25±0,78b 33,12±1,34a 4,58±0,25b 75,78±1,67a nano SiO2/OC100 5,27±0,39c 61,89±1,45b 2,37±0,24c 87,46±1,45b nano SiO2/OC125 5,31±0,43c 61,61±1,31b 2,36±0,24c 87,51±1,24b Trizole 75WP 5,21±0,41c 62,33±1,56b 2,51±0,29c 86,72±1,67b

Đối chứng (-) 13,83±1,24a - 18,90±1,34a -

LSD, 0,05 3,45 8,21 0,40 5,19

CSB (%) H (%) CSB (%) H (%)

nano SiO2/OC75 1,820,15b 45,833,1b 3,480,25b 61,673,4b nano SiO2/OC100 1,070,11c 68,163,2c 1,580,11c 82,602,8c nano SiO2/OC125 1,310,08b 61,012,9c 1,490,13c 83,592,6c Trizole 75WP 1,130,10c 66,373,2c 1,450,13c 84,033,0c Đối chứng (-) 3,360,38a 00,0a 9,080,59a 00,0a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái theo sau khác nhau thì có khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa = 0,05 theo phân tích ANOVA một chiều và Ducan’s Multiple Range Test (DMRT); LSD-Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa thống kê. Nano SiO2/OC75 (nồng độ nano SiO2/OC 75 mg.L-1); nano SiO2/OC100 (nồng độ nano SiO2/OC 100 mg.L-1); nano SiO2/OC125 (nồng độ nano SiO2/OC 125 mg.L-1); TLB: tỉ lệ bệnh; CSB: chỉ số bệnh; H: Hiệu quả kiểm soát bệnh.

Hình 3.28. Vết bệnh đạo ôn lá trên lúa trong thí nghiệm in vivo xử lý bằng: a) nano SiO2/OC75; b) nano SiO2/OC100; c) nano SiO2/OC125; d) Trizole 75WP; e) Đối

chứng.

Hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn trên lúa của vật liệu lai nano SiO2/OC3000 ở nồng độ sử dụng 100 mg.L-1 đạt hiệu quả > 85% nên rất có tiềm năng ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật không độc hại cho con người và môi trường phù hợp với nền sản xuất nông sản an toàn.

Vật liệu nano bạc (AgNPs/chitosan) kháng nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn lá lúa đã được một số công trình công bố, tác giả Bùi Duy Du (2009) AgNPs

a) b)

c)

e)

sử dụng ở nồng độ Ag 5 mg.L-1, chitosan 25 mg.L-1 đã ức chế > 90% bệnh đạo ôn lá; sản phẩm chứa nano Ag và chitosan tan cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho phép lưu hành với tên thương mại MIFUM 0.6SL [122]; tác giả Phạm Đình Chương và cs (2017) nghiên cứu trên đĩa thạch khi nồng độ bạc 10 mg.L-1, nồng độ chitosan 4.000 mg.L-1 thể hiện khả năng ức chế nấm Pyricularia oryzae [121]. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về khả năng ức chế nấm

Pyricularia oryzae hại cây lúa của vật liệu lai nano SiO2/OC.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 100 - 103)