Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bạc lá lúa của vật

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 50 - 53)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.6. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bạc lá lúa của vật

liệu lai nano silica/oligochitosan.

2.2.6.1. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh đạo ôn lá trên lúa của vật liệu lai nano silica/oligochitosan.

Thí nghiệm in vivo thực hiện trong nhà lưới đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đạo ôn lá lúa của nano SiO2/OC3000 thực hiện theo Quy phạm 10TCN 157-1992 [132] trong nhà lưới với các điều kiện thí nghiệm như sau: Giống lúa thí nghiệm là OM5451, phân bón sử dụng trong thí nghiệm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là: (100 - 120 kg) N/ha, (100 - 120 kg) P2O5/ha và (30 - 60 kg) K2O/ha, mật độ gieo 10 cây/chậu, mỗi công thức thí nghiệm bố trí 5 chậu, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 03 lần.

Tiến hành: Cây lúa được gieo trong chậu nhựa đường kính 30 cm với mật độ 10 cây/chậu. Cung cấp nước thường xuyên với mực nước trên chậu khoảng 3 cm. Khi cây lúa được 20 ngày tuổi phun xử lý vật liệu nano silica/oligochitosan với nồng độ hoạt chất nano silica/oligochitosanlần lượt là 75; 100 và 125 mg.L-1. Công thức đối

chứng âm, phun nước lã thay thế cho vật liệu thí nghiệm. Công thức đối chứng dương xử lý bằng thuốc BVTV Trizole 75WP (0.75% Tricyclazole). Lượng dung dịch phun ướt đều ô thí nghiệm khoảng 01 lít dung dịch thuốc thử. Thí nghiệm được phun 02 lần, cách nhau 03 ngày. Sau khi phun lần 02 một ngày, tiến hành lây nhiễm bệnh đạo ôn bằng dịch huyền phù nấm Pyricularia oryzae với mật độ bào tử 105 Cfu.mL-1 khi cây lúa được 24 ngày tuổi.

Phương pháp điều tra: Cố định 15 chồi trên mỗi chậu, quan sát 3 lá trên cùng về mức độ nhiễm bệnh. Hiệu lực kiểm soát bệnh được xác định qua tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại thời điểm sau khi lây nhiệm bệnh 7 ngày và 14 ngày so với thời điểm trước khi lây nhiễm bệnh được tính toán theo công thức sau:

+ Tỷ lệ bệnh (%) = Số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra  100 + Chỉ số bệnh (%) = (9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1)  100/9N Trong đó: N: Tổng số lá điều tra. n1: Số lá bị bệnh ở cấp 1 có diện tích bệnh < 1% n3: Số lá bị bệnh ở cấp 3 có diện tích bệnh 1 - 5% n5: Số lá bị bệnh ở cấp 5 có diện tích bệnh > 5 - 25% n7: Số lá bị bệnh ở cấp 7 có diện tích bệnh > 25 - 50% n9: Số lá bị bệnh ở cấp 9 có diện tích bệnh > 50%

Hiệu quả kiểm soát bệnh đạo ôn lá và bệnh bạc lá của vật liệu lai nano SiO2/OC so với đối chứng được tính theo công thức của Henderson & Tilton’s (1955) [133] như sau:

H (%) = (1 −𝑇𝑎

𝐶𝑎) 100

Trong đó: Ta: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm tại thời điểm theo dõi; Ca: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng tại thời điểm theo dõi.

2.2.6.2. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá trên lúa của vật liệu lai nano silica/oligochitosan.

Thí nghiệm nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh bạc lá lúa của nano SiO2/OC3000 thực hiện theo Quy chuẩn QCVN 01-14-2010/BNNPTN [134] ngoài đồng ruộng với các điều kiện thí nghiệm gồm: Giống lúa thí nghiệm OM5451, phân

bón sử dụng trong thí nghiệm theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa là: (100 - 120 kg) N/ha, (100 - 120 kg) P2O5/ha và (30 - 60 kg) K2O/ha.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 03 lần lặp lại. Kích thước của mỗi ô thí nghiệm là 30 m2, giữa các ô thí nghiệm có hàng lúa xung quanh 2 m để cách ly. Các thí nghiệm được xử lý phun vật liệu nano silica/oligochitosan có nồng độ hoạt chất lần lượt là 75; 100 và 125 mg.L-1. Lượng dung dịch phun ướt đều ô thí nghiệm 2,5 lít. Công thức đối chứng âm, phun nước lã thay thế cho vật liệu thí nghiệm. Công thức đối chứng dương xử lý thuốc BVTV Visen 20SC (0,002% Saisentong) theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phun xử lý bệnh khi bệnh chớm xuất hiện (tỉ lệ bệnh khoảng 5%), phun hai lần, cách nhau 5 ngày. Hiệu lực kiểm soát bệnh được xác định qua tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh tại thời điểm sau khi phun lần hai 7 ngày và 14 ngày so với trước khi phun. Phương pháp điều tra: Mỗi ô thí nghiệm chọn 50 khóm ngẫu nhiên trên 2 đu- ờng chéo ô, cách mép  0,5 m, tại mỗi khóm quan sát chọn 1 dảnh cao nhất để xác định diện tích bị bệnh của 3 lá trên cùng. Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh bạc lá được xác định như sau: + Tỷ lệ bệnh (%) = Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra  100 + Chỉ số bệnh (%) = (9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1)  100/9N Trong đó: N: Tổng số lá điều tra n1: Số lá bị bệnh cấp 1: < 5% diện tích lá bị bệnh n3: Số lá bị bệnh cấp 3: 5 - < 10% diện tích lá bị bệnh n5: Số lá bị bệnh cấp 5: 10 - < 25% diện tích lá bị bệnh n7: Số lá bị bệnh cấp 7: 25 - < 50% diện tích lá bị bệnh n9: Số lá bị bệnh cấp 9:  50 % diện tích lá bị bệnh

Hiệu quả kiểm soát bệnh bệnh bạc lá của vật liệu lai nano SiO2/OC so với đối chứng được tính theo công thức của Henderson & Tilton’s (1955) [133] như sau:

H (%) = (1 −𝑇𝑎𝐶𝑏𝑇𝑏𝐶𝑎) 100

Trong đó: Ta: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm tại thời điểm theo dõi; Tb: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức thí nghiệm ban đầu; Ca: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng tại thời điểm theo dõi; Cb: tỉ lệ bệnh hoặc chỉ số bệnh của công thức đối chứng ban đầu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 50 - 53)