Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của vật liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 53 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.7. Nghiên cứu hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của vật liệu

lai nano silica/oligochitosan.

2.2.7.1. Nghiên cứu hiệu lực in vitro kháng nấm hồng Corticium salmonicolor.

Khả năng kháng nấm Corticium salmonicolor gây bệnh nấm hồng trên cây cao su của nano silica/oligochitosan được xác định bằng phương pháp khuếch tán vật liệu nghiên cứu vào môi trường thạch nuôi cấy.

Tiến hành: Cân 39 g môi trường PDA hòa tan hoàn toàn vào 1 lít nước cất, hấp tiệt trùng dung dịch trên bằng thiết bị autoclave ở áp suất hơi nước 1,1 kg.cm-2, nhiêt độ 121oC trong thời gian 30 phút. Để nguội môi trường trong không khí (khoảng 45oC), khuếch tán nano SiO2/OC3000 vào môi trường có nồng độ khác nhau là 0 (mẫu đối chứng), 50, 75, 100, 125 và 150 mg.L-1.

Với mỗi nồng độ khảo sát, đổ dung dịch môi trường vào 03 đĩa petri ( = 90 mm), để nguội và cấy nấm Corticium salmonicolor từ giống gốc tại tâm của đĩa petri, lặp lại thí nghiệm 03 lần.

Hiệu lực kháng nấm Corticium salmonicolor được đánh giá bằng cách xác định đường kính phát triển của tản nấm và tính toán theo công thức sau:

H (%) = 100-(d/d0)100%

Trong đó: d0: Đường kính phát triển của tản nấm Corticium salmonicolor ở mẫu đối chứng

d: Đường kính phát triển của tản nấm Corticium salmonicolor ở các mẫu tương ứng với các nồng độ khảo sát.

2.2.7.2. Nghiên cứu in vivo hiệu lực kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su.

Thí nghiệm nghiên cứu hiệu lực kiểm soát in vivo bệnh nấm hồng trên cây cao su của vật liệu OC3000; nano SiO2; nano SiO2/OC3000 được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm 10TCN 622-2005 ngoài đồng ruộng [135]. Các điều kiện thí nghiệm như sau: Giống cao su thí nghiệm là RRIV 4 (LH 82/182), 7 năm tuổi. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 20  40 m (60 cây). Thí nghiệm được thiết kế ngẫu nghiên, lặp lại ba lần. Ô thí nghiệm được lây nhiễm bệnh bằng dung dịch nấm Corticium salmonicolor có mật độ 1  102 Cfu.mL-1. Khi ô thí nghiệm có tỉ lệ bệnh khoảng 5% thì tiến hành phun các loại dung dịch vật liệu oligochitosan 3.000 g.mol-1; nano silica; nano SiO2/OC3000 nồng độ 150 mg.L-1 trực tiếp lên vết bệnh 2 lần, cách nhau 3 ngày. Ô đối chứng được phun thay thế bằng nước lã với cùng thể tích phun. Đối

chứng dương sử dụng thuốc BVTV Saizole 5SC theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đếm tổng số cành bị bệnh (kể cả thân chính, nếu có bệnh được tính là một cành chính) và tổng số cành quan sát (bao gồm số cành cấp một, số cành cấp hai và một thân chính).

Tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh được được xác định theo công thức sau: + Tỉ lệ bệnh (%) = (Số cành bị bệnh/Tổng số cành quan sát)  100 + Chỉ số bệnh (%) = (4n4 + 3n3 + 2n2 + n1)  100/5N

Trong đó:

N: Tổng số cành quan sát

n1: Số cành bị bệnh cấp 1: Thân xuất hiện triệu chứng bệnh, nấm màu trắng, chảy ít mủ, giọt ngắn; Cành nấm chuyển màu hồng, mủ chảy dài.

n2: Số cành bị bệnh cấp 2: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng vết bệnh dài 20 - 40 cm, mủ chảy dài.

n3: Số cành bị bệnh cấp 3: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng đậm vết bệnh dài 40 - 60 cm, vỏ nứt, mủ chảy nhiều, lá héo.

n4: Số cây bị bệnh cấp 4: Thân, cành có nấm chuyển màu hồng đậm vết bệnh dài trên 60 cm, vỏ nứt nhiều, lá khô, dưới vết bệnh có chồi mọc.

Hiệu quả kiểm soát bệnh nấm hồng trên cây cao su của nano SiO2/OC so với đối chứng được tính theo công thức của Fairuzah, 2017 [136] như sau:

Hiệu quả % = (CSBa – CSBb)/(CSBa)  100%

Trong đó: CSBa là chỉ số bệnh trước xử lý và CSBb là chỉ số bệnh sau xử lý.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu chế tạo nano silica từ tro vỏ trấu và vật liệu lai nano silica chitosan ứng dụng làm chất kháng nấm bệnh thực vật (Trang 53 - 54)