8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Kết luận chương 2
Để tổ chức dạy học theo hướng khai thác bối cảnh thực của học sinh đạt hiệu quả, người dạy cần căn cứ vào định hướng đã đưa ra, đồng thời vận dụng một cách linh hoạt các kỹ thuật dạy học, các hình thức dạy học phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.
Trên cơ sở lý luận về dạy học theo hướng khai thác bối cảnh thực, luận văn đã xây dựng những tình huống có vấn đề và đưa ra hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể để minh họa. Đồng thời, hướng dẫn rèn luyện cho học sinh THPT khả năng liên hệ kiến thức Đại số và Giải tích 11 với bối cảnh thực, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học, phát huy được hứng thú học tập môn Toán cho các em HS.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm định giả thuyết khoa học và kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập điển
hình trong dạy học Đại số và Giải tích 11 theo hướng khai thác bối cảnh thực của học sinh.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Quá trình dạy thử nghiệm được tiến hành với giáo án được soạn theo yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành; đồng thời phân hóa các đối tượng HS để có PPDH thích hợp, tạo hứng thú học tập cho tất cả đối tượng HS; củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS; phát huy tính tích cực, chủ động của HS và khai thác hợp lí thời gian học tập của HS. Quá trình dạy thử nghiệm được GV chú trọng thực hiện những hoạt động thích hợp nhằm phát huy sự hứng thú học tập của HS; GV phát huy vai trò là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của mình nhằm kích thích HS hoạt động học tập tích cực, tự giác.
Sau đây là một số tiết giáo án được soạn theo hướng khai thác bối cảnh thực của học sinh và 2 đề kiểm tra 45 phút nhằm thu thập thông tin để đánh giá tính hiệu quả của quá trình thực nghiệm.
- Giáo án - được trình bày ở phần Phụ lục 2 (phần cuối của luận văn). - Đề kiểm tra: Sau quá trình dạy thực nghiệm theo giáo án như trên, chúng tôi tiến hành cho HS hai lớp làm bài kiểm tra.
Đề số 1 (Phần phụ lục 3) nhằm kiểm tra kiến thức trong chương 2 - Đại số và Giải tích 11 cho học sinh. Nội dung bài kiểm tra cũng đã phủ gần hết những kiến thức, kĩ năng cần truyền thụ và hình thành. Dụng ý của đề kiểm tra yêu cầu người học vận dụng các kiến thức về Đại số tổ hợp cùng các kiến thức về Xác suất để giải quyết các tình huống liên quan đến thực tiễn. Ở câu 1, kiến thức Đại số tổ hợp phải dùng ở đây là các kiến thức về tổ hợp. Học sinh phải liên tưởng: hành động được mô tả: “chọn ngẫu nhiên 2 chai trong 4 chai” với việc “lấy một tập con 2 phần tử, của một tập hợp có 4 phần tử”. Để từ đó, có thể mô tả: “Một tập con 2 phần tử, của tập hợp 4 phần tử” là một kết quả của phép thử. Nhiều học sinh không thực hiện được liên tưởng trên nên không mô tả được không gian mẫu. Những khó khăn này phần lớn rơi vào lớp đối chứng. Vấn đề mấu chốt
trong câu 2 là: người học cần phát biểu lại điều cần chứng minh: xác suất được đi xem của ba người là như nhau. Nhiều học sinh không thực hiện được điều này, nên không biết bắt đầu từ đâu. Rõ ràng những học sinh đó, đã không nắm chắc ngữ nghĩa của con số xác suất.
Nội dung kiểm tra của đề số 2 (Phần phụ lục 3) nhằm kiểm tra kiến thức về các công thức của cấp số cộng và cấp số nhân vào giải bài tập câu 1 và câu 2. Dụng ý của câu 3 kiểm tra năng lực toán học hóa của học sinh ở khía cạnh: biết vận dụng kiến thức cấp số nhân vào việc đánh giá tình hình thực tế, hiểu ý nghĩa thực tiễn của các thao tác đó. Ngoài ra, người học còn sử dụng các thông tin đọc được trong lập luận của mình khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến thực tiến đời sống. Vấn đề này thể hiện việc vận dụng toán học vào đời sống rất phổ biến. Câu 3 không khó, tuy nhiên học sinh ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng không thực hiện được nhiều. Ở đây yêu cầu người học phải có khả năng phân tích các dữ liệu đầu bài cho và sử dụng thông tin đó cho các lập luận của mình trong giải quyết các vấn đề đặt ra của bài toán.