Gắn toán học vào bối cảnh thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác bối cảnh thực trong dạy học đại số và giải tích 11 (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Gắn toán học vào bối cảnh thực

Ngày nay khi con người phải đối mặt ngày càng nhiều với vô số các vấn đề liên quan đến toán học như kiến thức về số lượng, định lượng, hình không gian, xác suất thống kê, biểu đồ… Ví dụ như khi đi du lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình, khi mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế… đòi hỏi con người đều cần biết tính toán sao cho có lợi nhất. Việc có tư duy toán học tốt sẽ giúp cho việc phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế mà thường là vượt ra ngoài vấn đề thường gặp trong nhà trường.

Như vậy, năng lực toán học là năng lực cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kĩ năng quan trọng cho sự sống trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay. Nên việc gắn toán học vào bối cảnh thực là vô cùng cần thiết và quan trọng với mục đích:

- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong tình hình mới: Nền kinh tế thế giới mà đặc biệt là kinh tế tri thức chiếm ưu thế là một xu thế khiến cho người lao động luôn luôn phải làm việc một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo, hòa nhập với cộng đồng xã hội, đặc biệt là luôn phải có ý thức tự học, tự đào tạo để tránh bị lạc hậu, tránh bị đào thải.

- Đáp ứng các mục tiêu dạy học của toán học: Việc gắn toán học với thực tiễn giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học môn toán, kiến tạo tri thức, củng cố các kĩ năng toán học góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học, chính xác, cẩn thận, thói quen làm việc có kiểm tra, ý thức tối ưu hóa trong lao động.

- Mối quan hệ biện chứng giữa toán học với thực tiễn: Nhu cầu thực tiễn (bao gồm nhu cầu đời sống hàng ngày, nhu cầu của các ngành khoa học khác và nhu cầu của bản thân toán học) chính là động lực phát triển của toán học. Vì vậy, các giai đoạn phát triển của toán học đều gắn với những mối quan hệ phong phú như: Liên hệ giữa toán học với nhu cầu thực tiễn của con người, liên hệ giữa toán học và sự phát triển của các ngành khoa học khác, liên hệ giữa các nội dung toán học với nhau. Ngược lại, toán học có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất, đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự động hóa sản xuất, trở thành công cụ thiết yếu cho mọi ngành khoa học. Như vậy, toán học có nguồn gốc từ thực tiễn đến lượt toán học quay trở lại phục vụ thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khai thác bối cảnh thực trong dạy học đại số và giải tích 11 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)