Giải pháp đối với quá trình thực hiện bài giảng trên lớp của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 154)

7. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Giải pháp đối với quá trình thực hiện bài giảng trên lớp của giảng viên

Thực hiện bài giảng là quá trình giảng viên thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp cho học viên. Để thực hiện bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, theo chúng tôi cần phải lưu ý mấy điểm cơ bản sau:

- Phải đánh thức nhu cầu nhận thức và tiềm năng của học viên

Đây chính là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động học tập của học viên khi tham gia các lớp bồi dưỡng LLCT tại Trung bồi dưỡng LLCT. Để đánh thức, khơi dậy nhận thức và phát huy tiềm năng của học viên, trong giảng dạy, giảng viên phải chỉ cho học viên thấy được những mâu thuẫn nội tại của bản thân. Đó là mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa tri thức đã học và thực tiễn đang diễn ra hàng ngày. Từ đây học viên phát huy tối đa tri thức vốn có, tích cực chủ động giải quyết những mâu thuẫn nhận thức của bản thân, qua đó hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà các chuyên đề bồi dưỡng LLCT đề ra.

- Nâng cao kỹ năng trình bày và phản hồi của người học

Kỹ năng trình bày bài giảng của giảng viên là cách lập luận vấn đề một cách khoa học, chặt chẽ cùng với việc sử dụng các phương pháp tư duy logic để liên kết các nội dung cần trình bày thành một hệ thống có mối liên hệ nội tại khi thực hiện giảng các chuyên đề bồi dưỡng LLCT cho học viên. Đồng thời việc giảng viên có thể sử dụng một cách khoa học, hợp lí và nhuần nhuyễn, thuần thục, linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trình bày nội dung kiến thức các chuyên đề bồi dưỡng LLCT đến với học viên. Giúp học viên cảm thấy hứng thú với bài học, kích thích sự chủ động, tích cực trong tiếp thu nội dung bài mới. Đây là kỹ năng quan trọng của giảng viên trong đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực người học.

luyện kỹ năng đáp lại; phản hồi một cách tích cực từ phía người học. Để rèn luyện kỹ năng này, giảng viên phải luôn luôn đặt học viên vào vị trí trung tâm khai thác vấn đề bài học, trả lời câu hỏi, đưa họ vào tình huống giải quyết nội dung bài học. Trong đổi mới PPDH, sự tác động giữa giảng viên và học viên phải diễn ra một cách thường xuyên, vì thế kỹ năng đáp lại và những phản hồi từ phía học viên có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học của cả giảng viên và học viên. Điều này sẽ góp phần làm cho chất lượng bồi dưỡng các chuyên đề LLCT của Trung tâm bồi dưỡng LLCT không ngừng được nâng cao.

- Nâng cao kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học

Trong đổi mới PPDH việc sử dụng phương tiện dạy học là việc làm thường xuyên và cấp bách. Tuy nhiên trong giảng dạy hiện nay, không phải giảng viên nào cũng có thể sử dụng tốt phương tiện dạy học hỗ trợ. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải rèn luyện kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại cho giảng viên tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, đây cũng chính là chuyên môn đặt ra đối với giảng viên dạy bồi dưỡng các môn LLCT.

Để phương tiện dạy học có thể hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy kết hợp PPTT với TQ, giảng viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, công phu các phương tiện dạy học. Cụ thể giảng viền cần phải am hiểu nhất định về tính năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình sử dụng các phương tiện đó. Trước khi tiến hành giảng dạy sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ, giảng viên lên lớp cần phải kiểm tra, tập luyện thành thạo, kỹ lưỡng, tránh những sai sót chủ quan. Bên cạnh đó, giảng viên phải chuẩn bị tốt nội dung kiến thức, xử lý kịp thời những phát sinh ngoài ý muốn, những tình huống bất ngờ xảy ra khi sử dụng phương tiện dạy học, có như thế mới làm chủ được hoạt động dạy học.

Ở chương này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm quy trình sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ với hai nhóm: lớp thực nghiệm và đối chứng.

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm giữa hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, đã khẳng định việc giảng viên sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học là cần thiết và thực hiện được.

Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp đối với việc thiết kế bài giảng; thực hiện bài giảng mới nhằm giúp giảng viên có thể thực hiện tốt quy trình sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trịhuyện Đại Từ. Nếu các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, chúng tôi tin rằng nó sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực người học của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong xu hướng hiện nay, đổi mới PPDH đang là một vấn đề cấp thiết đối với tất các cơ sở giáo dục trong cả nước. Đối với các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện việc đổi mới PPDH trong bồi dưỡng các chuyên đề LLCT cho học viên cũng không nằm ngoài yêu cầu chung đó.

PPTT trong dạy học là một phương pháp dạy học truyền thống, phù hợp với việc giảng dạy các môn LLCT. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phương pháp dạy học này cũng bộc lộ những hạn chế đòi hỏi giảng viên cần có những biện pháp tích cực để khắc phục nhược điểm của PPDH này làm cho thuyết trình phát huy được ưu điểm, lợi thế của mình. Để làm được điều này, giảng viên trong quá trình giảng dạy cần kết hợp PPTT với các PPDH tích cực khác như PPTQ. Lấy ưu điểm của PPTQ để khắc phục hạn chế của PPTT và ngược lại dùng ưu điểm của PPTT để khắc phục những nhược điểm của PPTQ sẽ góp phần giúp cho bài giảng trở nên sinh động, phát huy được tính tích cực, chủ động của người học.

Qua nghiên cứu thực trạng việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, cho thấy số lượng giảng viên sử dụng kết hợp hai PPDH này trong giảng dạy chưa nhiều, còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn khi sử dụng. Để giúp cho giảng viên của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị có thể thực hiện có hiệu quả việc sử dụng kết hợp hai PPDH này trong bồi dưỡng LLCT cho học viên, chúng tôi đã đề xuất quy trình bao gồm: việc xác định mục tiêu dạy học, thiết kế bài giảng, tổ chức triển khai các hoạt động dạy học trên lớp.

Để thực hiện có hiệu quả việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho học viên, đề tài đã nêu ra các điều kiện cần thiết để kết hợp hai PPDH này. Trực tiếp và quan trọng nhất là các điều kiện về giảng viên, học viên và các cấp quản lý giáo dục. Giảng viên phải được đào tạo chuẩn, nghiệp vụ, chuyên môn vững chắc, không ngừng học tập nghiên cứu nâng cao trình độ, tích cực, quyết tâm trong thực hiện đổi mới PPDH trong bồi dưỡng các chuyên đề

LLCT. Học viên phải có động cơ học tập đúng đắn, thái độ tự học, nghiên cứu nghiêm túc, tự giác tích cực, sáng tạo trong học tập, biết xây dựng phương pháp nghiên cứu học tập phù hợp, có hiệu quả. Các cấp quản lý giáo dục, ngoài những nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nhiệm vụ đổi mới PPDH, cần phải quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ về điều kiện vật chất và tinh thần cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra những khuyến nghị cần thiết để quá trình đổi mới PPDH được diễn ra có kế hoạch, có tổ chức và đem lại hiệu quả thực sự.

Đề tài đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đối với việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ. Với kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chúng tôi khẳng định đề tài đã đi đúng hướng. Tính tích cực học trong nghiên cứu, học tập của học viên tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đã được cải thiện rõ rệt. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp về thiết kế bài giảng; thực hiện bài giảng mới và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả việc kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Đối với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị và các cấp quản lý

- Xác định việc đổi mới PPDH là một vấn đề cấp thiết và tất yếu, trên cơ sở đó, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và các cấp quản lý cần có những quy định mang tính pháp lý đối với các giảng viên.

- Cùng với việc đổi mới PPDH, cần xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ cho đội ngũ giảng viên tiếp cận các PPDH tích cực đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, hỗ trợ để giảng viên có đầy đủ những phương tiện dạy học cơ bản khi thực hiện các PPDH tích cực.

- Có cơ chế khen thưởng kịp thời, phù hợp để khích lệ giảng viên và học viên trong quá trình thực hiện có hiệu quả các PPDH tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị.

Đối với giảng viên

- Phải mạnh dạn thay đổi cách suy nghĩ, thói quen làm việc theo PPDH truyền thống, thụ động bằng việc sử dụng kết hợp giữa các PPDH với nhau như kết hợp PPTT với TQ trong dạy học bồi dưỡng các chuyên đề LLCT cho học viên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học.

- Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, khả năng sử dụng các PPDH tích cực, các phương tiện dạy học hiện đại để mang lại chất lượng cao trong giáo dục đào tạo.

- Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, các lớp bồi dưỡng tập huấn … để tiếp cận với các PPDH tích cực, cũng như việc sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại bổ trợ cho quá trình học của mình trên lớp.

- Cần phải thường xuyên khích lệ tinh thần học tập sáng tạo, chủ động tích cực của học viên trong các giờ học. Khuyến khích khả năng tự nghiên cứu đối với học viên. Hình thành cho học viên các kỹ năng nghiên cứu, học tập và vận dụng tri thức được học vào thực tiễn nghề nghiệp của bản thân một cách hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Bảy (2017), Lí luận dạy học môn GDCD ở trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Phùng Văn Bộ (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về PPGD và nghiên cứu triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Cư (chủ biên) (2007), Giáo trình PPDH CHXH khoa học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm.

5. Danilop và M.Seatkin (1986), Lí luận dạy học trường trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Việt Dũng, Vũ Hồng Tiến (2001), Phương pháp giảng dạy KTCT ở các trường Đại học- Cao đẳng, Nxb Giáo dục.

7. Vũ Tiến Dũng (2012), “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29/NQ-TƯ Hội nghị BCH TƯ lần thứ VIII khóa XI.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Vũ Cao Đàm (1996), Phuơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

14. Đinh Văn Đức - Dương Thuý Nga (2009), PPDH môn GDCD ở trường THPT, Nxb ĐHSP.

15. Nguyễn Hữu Đức (2010), “Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan trong dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần thế giới quan - phương pháp luận ở trường Đại học Lao động - Xã hội”, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.

17. Nguyễn Thành Hưng (2005), Tương tác hoạt động thày - trò trên lớp học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Bùi Thu Hương (2008), Tích cực hoá PPTT trong dạy học “Công dân vơi các vấn đề chính trị - xã hội ” môn GDCD ở trường THPT Ngô Gia Tự tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục.

19. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Kim Cheng Patrick Low (2010), Teaching and Education: the ways of Confucius, Faculty of Business, Economics and Policy Studies (FBEPS), University Brunei Darussalam/Associate, University of South Australia. 21. Khoa Đào tạo Nghiệp vụ (2017), “Áp dụng phương pháp trực quan trong

giảng dạy các môn nghiệp vụ tại trường Trung cấp Luật Đồng Hới”,Đề tài khoa học cấp trường.

22. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Mariatte Denman (2003), The Socratic method: What it is and how to use it in the classroom, Stanford University, Vol. 13, No. 1, pp. 1-5.

24. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCHTW Đảng khoá VIII (2001).

25. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạt học trong nhà trường, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

26. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục. 27. Đặng Xuân Phong (2008), Đổi mới PPTT nhằm phát huy tính tích cực học

tập môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường ĐHY Thái Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

28. Hoàng Thu Phương (2007), Kết hợp PPTT và PPTQ trong dạy học CNXHKH nhằm phát huy tính tích cực học tập cho sinh viên trưòng cao đẳng sư phạm Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

29. Trần Thị Mai Phương (2009), Dạy học KTCT theo phương pháp tích cực,

Nxb ĐHSP.

30. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lí luận dạy học đại cương, trường Quản lí cán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)