7. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Mối quan hệ giữa PPTT và TQ theo hướng đổi mới PPDH
1.2.2.1. Các quan điểm về dạy học kết hợp PPTT với TQ
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật, công nghệ hiện đại, xu thế toàn cầu hóa đã và đang đặt ra những thời cơ, thách thức đối với nền giáo dục Việt Nam. Để đáp ứng được yêu cầu cung cấp cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề đặt ra là phải đào tạo ra những con người có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước,
có khả năng thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại. Bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi vì, chỉ có đổi mới nội dung dạy học gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học mới tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất của quá trình dạy học.
Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc [11, tr.23]. Do đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung thì đổi mới PPDH là một vấn đề cấp bách được Đảng, Nhà nước và toàn ngành giáo dục quan tâm sâu sắc. Trong dạy học các chuyên đề bồi dưỡng LLCT nói riêng và các học phần LLCT nói chung, việc kết hợp giữa PPTT và các PPDH tích cực là cần thiết. Giảng viên nên sử dụng sự kết hợp giữa PPTT với TQ để tạo sự hứng thú cho người học khi phải tiếp nhận những tri thức mang tính trừu tượng và khái quát cao như LLCT.
Mặt khác, xu hướng dạy học hiện hiện đại đang hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì thế, giảng viên cần đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học phải có sự hợp tác, phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Việc kết hợp giữa PPTT với TQ trong dạy học LLCT sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, khắc phục được sự thụ động, một chiều của dạy, phát triển được sự linh hoạt, tư duy sáng tạo của người học.
Việc đổi mới toàn diện quá trình giáo dục - đào tạo, trong đó có đổi mới PPDH đã được khẳng định ở nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII nêu rõ: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Báo cáo văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ: Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình nội dung, phương pháp dạy và học... phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
Trên thực tế giảng dạy không có giảng viên nào chỉ thuần tuý sử dụng một phương pháp mà thường tổng hợp nhiều PPDH để nâng cao tính chủ động cho người học. Chính bởi lẽ đó, việc kết hợp PPTT và TQ vào dạy học chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng sẽ làm cho hai phương pháp này phong phú hơn cả về nội dung và hình thức bằng cách phát huy tối đa ưu điểm của hai phương pháp này, đồng thời khắc phục những mặt hạn chế của chúng, để đưa vào đó những yếu tố tích cực nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học.
1.2.2.2. Nội dung kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới
Để bài giảng có tính thuyết phục, nâng cao hiệu quả trong dạy học chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng, giảng viên cần sử dụng nhiều PPDH khác nhau trong đó có thể sử dụng PPTT kết hợp với TQ.
Xuất phát từ những thế mạnh vốn có của hai phương pháp này; căn cứ vào đặc điểm nội dung Bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng những kiến thức cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam... được kết cấu chặt chẽ, logic trong mối quan hệ biện chứng, chuyển hoá lẫn nhau, cùng vận động phát triển. Do đó, việc xác định những điều kiện sử dụng nhuần nhuyễn - linh hoạt, có hiệu quả hai phương pháp này là nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới PPDH.
trợ, minh hoạ sinh động cho thuyết trình. Khi sử dụng PPTQ người giảng viên phải thuyết minh, giảng giải, phân tích, tổng hợp, khái quát kết luận các vấn đề nội dung bài học. Như vậy, thuyết trình sẽ phát huy một cách tích cực khi sử dụng kết hợp với PPTQ, đây cũng là lý do quan trọng làm cho thuyết trình thêm hấp dẫn hiệu quả.
Kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, tuyệt đối hoá vai trò phương pháp này, xem nhẹ phương pháp kia. Quan trọng và khéo léo của người giảng viên là phải biết kế thừa, phát huy, phát triển những nhân tố hợp lý, tích cực của hai PPDH này.
Với quan điểm tiếp cận như vậy, chúng tôi xin đề xuất các hình thức dạy học bằng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới.
- Kết hợp PPTT với TQ (sử dụng tranh ảnh - sơ đồ - biểu đồ - bản đồ- số liệu thống kê).
- Kết hợp PPTT với TQ (sử dụng phương tiện công nghệ thông tin).
Cơ sở của việc kết hợp PPTT với PPTQ là dựa vào bản chất, vai trò, đặc điểm của chúng trong dạy học. Sự kết hợp tốt hai phương pháp này dưới hai hình thức sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau, hạn chế được những yếu điểm, đồng thời phát huy thế mạnh của bản thân hai phuơng pháp quy định. Khi sử dụng PPTQ, giảng viên phải thuyết minh, giảng giải, phân tích, tổng hợp, khái quát, kết luận các vấn đề, quan điểm trong nội dung bài học, nó sẽ làm tăng hấp dẫn của bài thuyết trình, tạo nên sự chú ý, kích thích người học suy nghĩ, tìm tòi, phát huy tư duy tích cực, sáng tạo và nhờ đó bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Thứ nhất, kết hợp PPTT với TQ sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê gắn với nội dung bài giảng.
Giảng viên sử dụng thuyết trình bằng lời giảng kết hợp minh họa tranh ảnh phù hợp với nội dung bài giảng. Tranh ảnh là những hình ảnh trực quan gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tư tưởng - tình cảm tốt đẹp về đất nước, con người. Khi sử dụng tranh ảnh trong dạy học giảng viên cần lựa chọn hình ảnh phù hợp theo bài giảng sẽ là công cụ minh họa rất tốt để
học viên hiểu sâu sắc hơn về những nội dung về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, về nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên CNXH hay tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Việc sử dụng tranh ảnh minh họa chứng minh, phù hợp sẽ kích thích phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nhận được nhiều thông tin phản hồi từ phía người học.
Giảng viên còn có thể sử dụng sơ đồ dạy học, các bảng biểu để thuyết minh cho các nội dung bài giảng của mình như sơ đồ tóm tắt về hoàn cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung tóm tắt những vấn đề cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hay tổng hợp những nội dung cơ bản trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam…
Để xây dựng được sơ đồ, bảng biểu và thuyết minh nội dung sơ đồ, bảng biểu gắn với các kiến thức cần cung cấp đến cho học viên đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị công phu. Tác dụng của sơ đồ, bảng biểu nhằm giúp ích người học nhận thức chi tiết nội dung bài giảng một cách sinh động. Thuyết trình kết hợp sơ đồ trực quan được giảng viên sử dụng một cách linh hoạt tuỳ theo từng nội dung bài học cụ thể để mô tả, mô hình hóa đối tượng nhất định không chỉ một cách tĩnh ở một thời điểm nào đó mà trong sự phát triển, trong mối liên hệ lẫn nhau giữa những bộ phận và những sự vật, hiện tượng khác. Nhờ chúng, dưới hình thức quy ước có thể vạch ra sự phát triển và mối liên hệ lẫn nhau giữa những nội dung cơ bản trong từng bài học.
Sơ đồ, bảng biểu có tác dụng rất lớn trong việc hình thành, phát triển, củng cố tri thức và tư duy cho người học. Sơ đồ, bảng biểu sẽ phát huy hiệu quả cao nếu giảng viên biết chọn lựa để tổng kết, so sánh, phân tích một bài, một phần, một chương nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn vấn đề nêu ra.
Như vậy, kết hợp PPTT với TQ sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, số liệu thống kê có giá trị khái quát hoá, hệ thống hoá, lĩnh hội, kiểm tra, đánh giá tri thức, giải quyết những vấn đề đặt ra cho nội dung bài giảng của giảng viên khi thực hiện quá trình dạy học.
phương tiện nghe nhìn.
Ngày nay, tốc độ phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ thông tin làm cho lượng tri thức nhân loại không ngừng tăng lên thì PPDH truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Do vậy, đổi mới PPDH bằng việc sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đang là một nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới.
Những năm gần đây, do sự phát triển của KHCN đã xuất hiện những phương tiện có tính kỹ thụât cao, hiện đại. Trong đó, phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất, nó bao gồm: Radio - casset, video, máy thu hình - thu âm, máy quay phim, máy chiếu, máy vi tính, máy chiếu đa năng và các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Phần mềm Microsoft Publisher, Power Point, Violet... Sự xuất hiện của phương tiện nghe nhìn hiện đại với những tính năng mạnh mẽ làm cho quá trình dạy học có những thay đổi về chất thực sự. Như vậy, phương tiện nghe nhìn là phương tiện dạy học hiện đại với những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và điều khiển việc dạy và học.
Đối với việc bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng để bài giảng của giảng viên có hiệu quả cao theo chúng tôi cần phải tăng cường sử dụng phương tiện nghe nhìn hiện đại trong quá trình dạy học. Đây là xu hướng vận dộng tất yếu, là yêu cầu của đổi mới PPDH nói chung và đổi mới kết hợp PPTT với PPTQ nói riêng.
Thực tế đã chứng minh hiệu quả, tác dụng, lợi ích việc sử dụng phương tiện nghe nhìn trong quá trình dạy học như các video về vai trò của Đảng Cộng sản trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam; các clip về công cuộc đổi mới đất nước; những thước phim tư liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… sẽ giúp cho học viên rút ra được ý nghĩa của bài học, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, lý tưởng cộng sản, giúp họ có động cơ phấn đấu vào Đảng đúng đắn. Nhờ đó, giảng viên thực hiện được những bước ngoặt mới về chức năng mà
trước đó khó thực hiện như: truyền thụ, kiến tạo tri thức, minh hoạ kiến thức, làm mẫu, minh hoạ, mô phỏng, so sánh, phân tích, tổng hơp kiến thức giúp học viên hiểu sâu, nhớ kỹ nội dung bài học; phát triển tư duy khoa học, rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, sử dụng công cụ, rèn luyện thái độ, ý thức, kích thích hứng thú học tập.
Sử dụng tốt phương tiện nghe nhìn trong thuyết trình bài giảng sẽ tác động trực tiếp mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc tới các giác quan, làm phong phú quá trình tư duy, kích thích năng lực tư duy, óc tìm tòi sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập - nghiên cứu môn học. Do đó, khi sử dụng phương tiện nghe nhìn, giảng viên phải giảng giải, phân tích, tổng họp, khái quát, kết luận các vấn đề, quan điểm, tư tưởng... Có như vậy, thuyết trình và trực quan sẽ đồng thời phát huy được thế mạnh và khắc phục được hạn chế, đơn điệu trong quá trình dạy học.
1.2.2.3. Nguyên tắc kết hợp PPTT với PPTQ theo hướng đổi mới
Sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong dạy học là việc giảng viên phải kế thừa, phát triển những nhân tố tích cực, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa hai PPDH này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập.
Với quan điểm tiếp cận như vậy, kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, cần xác định rõ mục tiêu, trọng tâm của từng bài giảng.Điều quan trọng hàng đầu của bài giảng chất lượng là phải xác định đúng mục tiêu, trọng tâm. Mục tiêu là cái đích người dạy và người học cùng hướng tới; là cơ sở, nền tảng vững chắc để giảng viên lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và thiết kế bài giảng cho phù hợp.
Sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới cho phép giảng viên trực tiếp trình bày bài giảng một cách có hệ thống, logic, khoa học làm nổi bật những kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài giảng. Việc sử dụng một cách nhuần nhuyễn linh hoạt hai PPDH này, người giảng viên đóng vai trò trọng tài, dẫn dắt
học viên tìm kiếm, khai thác, khám phá tri thức khoa học. Điều này đòi hỏi giảng viên phải luôn dõi theo, bám sát, định hướng cho học viên giải quyết vấn đề học tập, đạt được mục tiêu, kiến thức trọng tâm cơ bản của bài giảng, tránh rơi vào những chi tiết vụn vặt, không cơ bản hay bị chi phối bởi những hình ảnh trực quan dẫn đến hiệu quả bài giảng không cao.
Thứ hai, cầnđảm bảo tính hệ thống, logic và tính khoa học của tri thức.Tri thức của chương trình Bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng mang tính hệ thống, tính khoa học sâu sắc, có quan hệ - liên kết chặt chẽ giữa việc tìm hiểu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước; nội dung, phương hướng học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó bồi dưỡng cho học viên phương hướng trở thành đảng viên với động cơ đúng đắn.
Tính khoa học của tri thức môn học là phải cung cấp đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực, phù hợp với thực tiễn cho người học. Khi PPTT kết hợp với TQ theo hướng đổi mới, trước hết, giảng viên phải đảm bảo tính chính xác, kế thừa chọn lọc, phát triển của tri thức môn học, tư duy dạy học, dù giảng viên có đưa ra nhiều tình huống, giới thiệu nhiều hình ảnh trực quan nhưng nếu học viên chưa hiểu được chính xác nội kiến thức bài học, tất yếu không thể có những vận dụng đúng đắn trong nhận thức và hành động của bản thân. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khoa