Phương pháp, hình thức tổ chức và thời gian thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức và thời gian thực hiện

Về phương pháp thực hiện: Trước khi mở lớp cần nắm chắc đặc điểm đối tượng để tùy theo đối tượng học, giảng viên có thể lựa chọn một số nội dung trong tài liệu để đi sâu phân tích, làm rõ, kết hợp giảng bài với tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên cho phù hợp và thiết thực. Không nhất

thiết phải tổ chức giảng dạy tất cả những nội dung trong bài mà có thể để học viên tự nghiên cứu, tham khảo.

Về hình thức tổ chức lớp học: Tổ chức học tập theo lớp; tập trung lên lớp nghe giảng, thảo luận, giải đáp thắc mắc; viết bản thu hoạch, đánh giá kết quả qua bản thu hoạch. Trong quá trình giảng bài, kết hợp giảng giải với trao đổi, đối thoại giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với học viên. Tổ chức tham quan, nghe báo cáo kinh nghiệm thực tế cũng được coi là nội dung học tập chính thức, có liên hệ, thu hoạch.

Về thời gian thực hiện: Giảng 5 bài (mỗi bài 01 buổi, riêng bài 2 giảng 02 buổi): 03 ngày. Trao đổi thảo luận: 0,5 ngày. Tham quan, báo cáo bổ sung: 0,5 ngày. Hệ thống, giải đáp thắc mắc: 0,5 ngày. Viết thu hoạch, tổng kết: 0,5 ngày.

Nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp PPTT và PPTQ trong dạy học đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến ở các công trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về việc kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng ở Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

PPTT là PPDH mà giáo viên sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để truyền đạt nội dung tri thức môn học cho người học nhằm thực hiện được nhiệm vụ dạy học. Trực quan được hiểu là PPDH sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học nhằm mục đích minh họa, bổ sung làm phong phú, sinh động thêm cho kiến thức bài giảng.

Cả hai PPDH này đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì thế việc kết hai phương pháp này trong dạy học sẽ phát huy được tính tích cực cho người học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Qua nghiên cứu lý luận về PPTT và PPTQ, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải kết hợp cả hai PPDH này trong dạy học bồi dưỡng nói chung bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng nói riêng.

Sự kết hợp của hai PPDH này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Trung tâm BDCT huyện Đại Từ. Các nội dung khái niệm, quy luật, kiến thức của các chuyên đề bồi dưỡng sẽ trở nên dễ hiểu, sinh động, lôi cuốn học viên hơn khi giảng viên sử dụng kết hợp giữa thuyết trình bằng lời nói với các phương tiện dạy học trực quan như phim tư liệu, tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ hóa kiến thức… Nhờ đó chất lượng dạy học bồi dưỡng sẽ được cải thiện hơn.

Sự kết hợp giữa PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ là một hướng đổi mới quan trọng và tất yếu dựa trên cơ sở những vấn đề mang tính lí luận và thực tiễn dạy học tại các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị hiện nay.

Chương 2

THỰCTRẠNGVÀĐỀXUẤTQUYTRÌNHKẾTHỢPPHƯƠNGPHÁP

THUYẾTTRÌNHVỚITRỰCQUANTRONG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN

CHÍNH TRỊ CHO ĐỐI TƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Khái quát chung về Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đại Từ là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, là nơi ra đời tổ chức cơ sở đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, nơi Bác Hồ công bố bức thư gửi thương binh liệt sĩ toàn quốc và lấy ngày 27/7 là Ngày Thương binh liệt sĩ của cả nước. Huyện Đại Từ 2 lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đảng bộ huyện Đại Từ tính đến thời điểm tháng 3/2020 có 9225 đảng viên sinh hoạt tại 51 chi bộ, đảng bộ cơ sở. Truyền thống và bề dầy lịch sử của Đảng bộ đã đặt ra yêu cầu lớn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để có những cán bộ, đảng viên xứng đáng với truyền thống lịch sử của địa phương.

Trước nhu cầu cấp bách về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nhiều quyết định và hướng dẫn của Trung ương và địa phương đã được ban hành kịp thời. Ngày 03/6/1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 100-QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trong quyết định nêu rõ: “Trung tâm bồi dưỡng chính trị là đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc cấp uỷ huyện, có chức năng bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến các Nghị quyết, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến cán bộ, đảng viên”. Ngày 01/11/1995, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Thái đã ban hành Quyết định số 1042/QĐ-TU về thành lập Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Chấp hành chủ trương của Ban Bí thư Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đại Từ đã ra Quyết định số 58-QĐ/HU, ngày 6/11/1997 về việc thành lập Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ.

Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đại Từ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và Ủy ban Nhân dân huyện, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ huyện ủy. Với chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền... cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong toàn huyện, không thuộc đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh và Trung ương.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, lãnh đạo và cán bộ của Trung tâm chủ yếu là kiêm nhiệm, nhưng về sau, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã được tăng cường thêm biên chế và lãnh đạo Trung tâm đều là chuyên trách (có thời điểm Trung tâm có 05 đồng chí, trong đó có lãnh đạo, cán bộ và hợp đồng). Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tinh giản biên chế, nên đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ chỉ có 03 biên chế, (trong đó gồm 01 đồng chí Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, 01 Phó Giám đốc và 01 kế toán).

Mặc dù có những khó khăn về cơ sở vật chất, đôi lúc khó khăn về công tác cán bộ để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở đối với Đảng bộ đông đảng viên, nhưng Trong những năm qua, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thường trực, BTV Huyện ủy; sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và sự phối hợp có hiệu quả của Trường Chính trị tỉnh, các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy, các cơ quan, ban, ngành đoàn thể trong huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn; sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo, cán bộ Trung tâm nên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đã thu được những kết quả tích cực; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng được nâng cao, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Hoạt động của Trung tâm dần đi vào nền nếp và có sự chuyển biến đáng kể. Đó là động lực để lãnh đạo, cán bộ Trung tâm cố gắng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong hơn 20 năm qua, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đã phát triển không ngừng lớn mạnh, các lớp đào tạo, bồi dưỡng được mở ra đảm bảo cả chất và lượng bởi vì Trung tâm có đội ngũ giảng viên kiêm chức khá mạnh (hiện nay là 17 đồng chí). Các giảng viên kiêm chức đều có trình độ Đại học trở lên, 100% có trình độ Cao cấp LLCT; 100% đều là trưởng, phó các phòng, ban, cơ quan của huyện. Đa số họ đều có trình độ năng lực và phương pháp sư phạm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trình độ KHCN trên thế giới đã thay đổi rất nhiều, vốn tri thức của nhân loại cũng vô cùng phong phú, đòi hỏi cả người dạy và người học phải thích ứng để thay đổi kịp thời. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp dạy học tích cực, phù hợp là yêu cầu quan trọng của giảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Thực trạng việc kết hợp PPTT với TQ trong Bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Khái quát tình hình dạy học chương trình Bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ

Thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Từ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, hàng năm, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng LLCT dành cho đối tượng kết nạp Đảng. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tạo nguồn cho công tác phát triển Đảng, xây dựng lực lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị cho các cơ sở đóng trên địa bàn huyện.

Thực hiện văn bản số:10-HD/BTGTW ngày 30/9/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về:“Hướng dẫn thực hiện chương trình Bồi dưỡng LLCT dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng”, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đã xây dựng kế hoạch học tập cho các đối tượng quần chúng ưu tú được tín nhiệm giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng. Căn cứ

tài liệu hướng dẫn, chương trình bồi dưỡng LLCT gồm 5 bài được phân công cụ thể cho các giảng viên kiêm chức, có trình độ từ đại học trở lên, trình độ LLCT có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm thực hiện soạn bài và lên lớp trong thời gian 5,5 ngày (học chính thức 3 ngày, đi thực tế 0,5 ngày, thảo luận 0,5 ngày, hệ thống ôn tập 0,5 ngày, viết bài kiểm tra cuối khóa 0,5 ngày, tổng kết 0,5 ngày).

Từ năm 2018 đến đầu năm 2020, Trung tâm đã tổ chức được 11 lớp với tổng số học viên là 888 người. Trong đó, năm 2018 tổ chức được 4 lớp với 320 học viên là nhữngquần chúng ưu tú của các chi bộ trực thuộc Huyện ủy Đại Từ (bao gồm: đoàn viên thanh niên ưu tú, giáo viên, cán bộ công tác tại các phòng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, quần chúng ưu tú thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ). Trung tâm đã cử 4 giảng viên kiêm chức thực hiện dạy 5 chuyên đề tương đương 5 bài theo quy định: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2019, tổng số lớp được mở: 05 lớp, với 405 học viên do 4 giảng viên kiêm chức đảm nhiệm công tác giảng dạy. Đầu Năm 2020 tổ chức được 2 lớp với 163 học viên theo học và do 4 giảng viên kiêm chức giảng dạy.

Để giúp những người có nguyện vọng phấn đấu tự nguyện được đứng trong hàng ngũ Đảng hiểu được khái lược về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung và giải pháp để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Giảng viên lên lớp ngoài việc nghiên cứu tài liệu soạn giảng, có trình độ lý luận, tri thức, nghiệp vụ sư phạm, am tường về kiến thức của các chuyên đề, kiến thức thực tiễn xã hội, còn đòi giảng viên phải biết lựa

chọn các PPDH cho phù hợp với nội dung của từng chuyên đề (từng bài) theo quy định nhằm giúp học viên không chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng vào công việc, hoạt động thực tiễn của bản thân, có động cơ, mục đích đúng đắn khi phấn đấu để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian qua, giảng viên giảng dạy các lớp bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm BDCT huyện Đại Từ đã sử dụng nhiều PPDH khác nhau nhằm truyền thụ tri thức của các bài học đến học viên như PPTT, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng tình huống trong dạy học, trực quan… Song, PPTT vẫn là phương pháp chủ đạo được các giảng viên sử dụng chủ yếu trong dạy học bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ.

Với cách sử dụng ngôn ngữ thuyết trình theo hình thức diễn giảng giảng viên đã cung cấp được đầy đủ những kiến thức cơ bản của 5 bài học (5 chuyên đề) đến học viên trong thời gian quy định. Một số giảng viên cũng đã kết hợp giữa PPTT với thảo luận nhóm, nêu vấn đề. Ở một số nội dung của bài số 1: Khái quát về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hay bài 4: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giảng viên đã sử dụng kết hợp giữa PPTT với trực quan như cho học viên xem phim, tranh ảnh minh họa về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng qua các thời kì cách mạng Việt Nam; hình ảnh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Tuy nhiên hiệu quả sử dụng cũng như việc kết hợp giữa các PPDH của các giảng viên ở Trung tâm BDCT huyện Đại Từ vẫn chưa phát huy được thế mạnh của các PPDH. Vẫn còn có học viên các lớp chưa thật thỏa mãn với những gì họ nhận được từ các lớp Bồi dưỡng này.

Do vậy, để công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đạt được các mục tiêu đề ra, phát huy được tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu, học tập của học viên, giảng viên cần lựa chọn và vận dụng linh hoạt các PPDH cho phù hợp với đối tượng và đối với từng nội dung bài học. Có như vậy, chất lượng bồi

dưỡng LLCT của Trung tâm mới được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác bồi dưỡng hiện nay.

2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng của việc kết hợp PPTT với TQ trong bồi

dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

huyện Đại Từ

- Thực trạng của việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ

Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng giảng dạy của giảng viên thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)