Giải pháp đối với việc thực hiện quy trình thiết kế bài giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Giải pháp đối với việc thực hiện quy trình thiết kế bài giảng

Trong quy trình thực hiện kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới, đề tài đã đưa ra quy trình thiết kế bài giảng gồm 4 bước. Để thực hiện tốt bước này, giảng viên cần chú ý một số hoạt động sau:

- Hoạt động kiểm tra bài cũ

Hoạt động này cần duy trì kiểm tra thường xuyên nhằm rèn luyện thói quen tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Nội dung kiểm tra đối với các lớp học viên bồi dưỡng dạng chuyên đề cần phải cụ thể, đúng trọng tâm của bài học trước, để học viên trả lời được và là cơ sở để họ tiếp thu bài học mới. Quá trình kiểm tra bài cũ, giảng viên phải tạo dựng không khí cởi mở, hứng thú học tập; trả lời và giải quyết những khúc mắc trong nhận thức của học viên, tạo điều kiện tốt để học viên từng bước khắc phục và tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ học tập đã được đưa ra. Câu hỏi đưa ra đối với học viên lớp bồi dưỡng nên là những vấn đề cần trao đổi của bài cũ và tiếp nối gợi cho vấn đề được triển khai ở nội dung tiếp theo trong chuyên đề giảng mới.

- Giới thiệu bài mới

Hoạt động giới thiệu bài mới nhằm tạo tâm thế chủ động, tích cực vào bài học của học viên, định hướng cho họ nhận thức về nội dung cơ bản, trọng tâm tri thức bài học, giúp họ có cái nhìn khái quát về vấn đề sẽ được trình bày trong bài giảng của giảng viên. Để đổi mới dạy học kết hợp PPTT với TQ, giảng viên cần đưa ra những câu chuyện, hình ảnh tư liệu nhằm tạo ra được các tình huống hàm chứa nội dung gắn với chủ đề bài học mới đem lại sự hưng phấn, kích thích tư duy của học viên trên cơ sở đó dẫn dắt học viên khai thác, khám phá tri thức bài học mới.

- Dạy bài mới

Đây là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động dạy học của giảng viên khi lên lớp. Hiệu quả cũng như chất lượng của bài giảng là do hoạt động dạy bài mới quyết định trực tiếp. Bởi vậy, trong thiết kế các hoạt động dạy học, giảng viên cần phải bám sát nội dung hướng dẫn giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng LLCT của Ban Tuyên giáo. Trên cơ sở đó, giảng viên xác định được nội dung trọng tâm của từng bài để có sự lựa chọn các biện pháp xây dựng và thiết kế hoạt động dạy học cho phù hợp. Thiết kế phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng, có hệ thống, kết cấu chặt chẽ, logic, khoa học. Thiết kế phải từng

bước phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu của học viên.

Trong đổi mới kết hợp PPTT với TQ khi bồi dưỡng các chuyên đề LLCT, giảng viên cần chú trọng đến việc thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Cụ thể, giảng viên phải luôn tạo ra các tình huống có vấn đề, dẫn dắt, gợi mở và tổ chức cho người học tiếp nhận, chuyển hoá kiến thức bài giảng thành trí tuệ của bản thân mình, từng bước nắm vững hệ thống tri thức môn học, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình với kết quả cao nhất.

- Củng cố, luyện tập

Củng cố, luyện tập là hoạt động nhằm giúp học viên khắc sâu, nắm vững tri thức bài giảng, đồng thời khái quát nội dung tri thức thành hệ thống chặt chẽ, liên hệ, tác động, rèn luyện kĩ năng, vận dụng tri thức liên hệ và giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Trong kết hợp PPTT với TQ phần củng cố và luyện tập, giảng viên phải chú ý thúc đẩy sự chuyển hóa tri thức trong tư duy của người học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, học viên tự diễn đạt, khái quát kiến thức theo tư duy, ngôn ngữ của mình. Củng cố, luyện tập còn được thể hiện dưới hình thức sơ đồ hóa, mô hình hóa toàn bộ nội dung kiến thức được học để làm sao học viên có thể dễ dàng nắm bắt được những nội dung trọng tâm nhất của bài học. Củng cố kiến thức đối với các lớp bồi dưỡng LLCT cần phải liên hệ với thực tiễn, phải rút ra ý nghĩa phương pháp luận của bài học, đồng thời phải đưa ra các câu hỏi, bài tập tình huống để định hướng cho học viên tiếp tục đi sâu nghiên cứu, mở rộng tri thức đã học và vận dụng thực tiễn vào nghề nghiệp của bản thân.

- Hướng dẫn học tập, nghiên cứu ở nhà

Đây là hoạt động rất quan trọng, nó vừa là sự khởi đầu vừa là sự tiếp tục lĩnh hội tri thức của học viên sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng LLCT. Vì vậy, trong đổi mới dạy học, khi thiết kế hoạt động này, giảng viên phải chỉ rõ cho học viên những nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện ở nhà, các khâu, các bước, phương pháp thực hiện và kết quả phải đạt tới. Bên cạnh đó, giảng viên cần có sự hướng

dẫn về chủ đề bài học mới, những nội dung quan trọng, các tài liệu tham khảo, giải đáp... để học viên chủ động định hướng học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp phương pháp thuyết trình với trực quan trong bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)