7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Khái quát tình hình dạy học chương trình Bồi dưỡng LLCT cho đố
tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.2.1. Khái quát tình hình dạy học chương trình Bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ
Thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Từ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, hàng năm, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng LLCT dành cho đối tượng kết nạp Đảng. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tạo nguồn cho công tác phát triển Đảng, xây dựng lực lượng kế thừa có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị cho các cơ sở đóng trên địa bàn huyện.
Thực hiện văn bản số:10-HD/BTGTW ngày 30/9/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về:“Hướng dẫn thực hiện chương trình Bồi dưỡng LLCT dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng”, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đã xây dựng kế hoạch học tập cho các đối tượng quần chúng ưu tú được tín nhiệm giới thiệu để tổ chức đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng. Căn cứ
tài liệu hướng dẫn, chương trình bồi dưỡng LLCT gồm 5 bài được phân công cụ thể cho các giảng viên kiêm chức, có trình độ từ đại học trở lên, trình độ LLCT có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm thực hiện soạn bài và lên lớp trong thời gian 5,5 ngày (học chính thức 3 ngày, đi thực tế 0,5 ngày, thảo luận 0,5 ngày, hệ thống ôn tập 0,5 ngày, viết bài kiểm tra cuối khóa 0,5 ngày, tổng kết 0,5 ngày).
Từ năm 2018 đến đầu năm 2020, Trung tâm đã tổ chức được 11 lớp với tổng số học viên là 888 người. Trong đó, năm 2018 tổ chức được 4 lớp với 320 học viên là nhữngquần chúng ưu tú của các chi bộ trực thuộc Huyện ủy Đại Từ (bao gồm: đoàn viên thanh niên ưu tú, giáo viên, cán bộ công tác tại các phòng, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, quần chúng ưu tú thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ). Trung tâm đã cử 4 giảng viên kiêm chức thực hiện dạy 5 chuyên đề tương đương 5 bài theo quy định: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2019, tổng số lớp được mở: 05 lớp, với 405 học viên do 4 giảng viên kiêm chức đảm nhiệm công tác giảng dạy. Đầu Năm 2020 tổ chức được 2 lớp với 163 học viên theo học và do 4 giảng viên kiêm chức giảng dạy.
Để giúp những người có nguyện vọng phấn đấu tự nguyện được đứng trong hàng ngũ Đảng hiểu được khái lược về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung và giải pháp để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Giảng viên lên lớp ngoài việc nghiên cứu tài liệu soạn giảng, có trình độ lý luận, tri thức, nghiệp vụ sư phạm, am tường về kiến thức của các chuyên đề, kiến thức thực tiễn xã hội, còn đòi giảng viên phải biết lựa
chọn các PPDH cho phù hợp với nội dung của từng chuyên đề (từng bài) theo quy định nhằm giúp học viên không chỉ nắm vững tri thức mà còn biết vận dụng vào công việc, hoạt động thực tiễn của bản thân, có động cơ, mục đích đúng đắn khi phấn đấu để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian qua, giảng viên giảng dạy các lớp bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm BDCT huyện Đại Từ đã sử dụng nhiều PPDH khác nhau nhằm truyền thụ tri thức của các bài học đến học viên như PPTT, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng tình huống trong dạy học, trực quan… Song, PPTT vẫn là phương pháp chủ đạo được các giảng viên sử dụng chủ yếu trong dạy học bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ.
Với cách sử dụng ngôn ngữ thuyết trình theo hình thức diễn giảng giảng viên đã cung cấp được đầy đủ những kiến thức cơ bản của 5 bài học (5 chuyên đề) đến học viên trong thời gian quy định. Một số giảng viên cũng đã kết hợp giữa PPTT với thảo luận nhóm, nêu vấn đề. Ở một số nội dung của bài số 1: Khái quát về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hay bài 4: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giảng viên đã sử dụng kết hợp giữa PPTT với trực quan như cho học viên xem phim, tranh ảnh minh họa về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng qua các thời kì cách mạng Việt Nam; hình ảnh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… Tuy nhiên hiệu quả sử dụng cũng như việc kết hợp giữa các PPDH của các giảng viên ở Trung tâm BDCT huyện Đại Từ vẫn chưa phát huy được thế mạnh của các PPDH. Vẫn còn có học viên các lớp chưa thật thỏa mãn với những gì họ nhận được từ các lớp Bồi dưỡng này.
Do vậy, để công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ đạt được các mục tiêu đề ra, phát huy được tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu, học tập của học viên, giảng viên cần lựa chọn và vận dụng linh hoạt các PPDH cho phù hợp với đối tượng và đối với từng nội dung bài học. Có như vậy, chất lượng bồi
dưỡng LLCT của Trung tâm mới được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác bồi dưỡng hiện nay.