7. Kết cấu của đề tài
2.3.1. Quy trình thiết kế
2.3.1.1. Quy trình thiết kế cho từng hình thức PPTT kết hợp PPTQ theo hướng đổi mới
- Quy trình lựa chọn kiến thức
Không phải nội dung đơn vị kiến thức nào sử dụng kết hợp PPTT với TQ đều mang lại hiệu quả cao, mà mỗi phần lựa chọn đơn vị kiến thức nhất định khi
sử dụng kết hợp PPTT với TQ mới mang lại hiệu quả cao nhất. Vì thế, người giảng viên phải biết lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng có hiệu quả khi kết hợp hai PPDH này.
Để thực hiện thành công - mang lại giá trị thiết thực việc sử dụng kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, giảng viên phải thực hiện và tuân thủ tốt các bước trong quy trình chung việc kết hợp các phương pháp và phương tiện dạy học.
Chương trình bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng gồm 05 bài tương ứng với 5 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Chuyên đề 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chuyên đề 3: Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam Chuyên đề 4: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Chuyên đề 5: Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giảng viên cần lựa chọn các đơn vị kiến thức cho phù hợp để sử dụng có hiệu quả việc kết hợp giữa PPTT với TQ trong khi dạy học. Ở đây theo chúng tôi, tùy vào năng lực sư phạm và các phương tiện trực quan mà giảng viên có thể sử dụng để giảng viên lựa chọn các đơn vị kiến thức cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất khi giảng dạy.
Giảng viên có thể lựa chọn sử dụng kết hợp PPTT với TQ đối với Chuyên đề 1: Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam các đơn vị kiến thức như mục 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng Cộng sản ra đời; 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuyên đề 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giảng viên có thể chọn đơn vị kiến thức trong mục II. Nội dung cơ bản của cương lĩnh phần 1. Năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam
Chuyên đề 4: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giảng viên có thể lựa chọn mục II: Những nội dung chủ yếu của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Chuyên đề 5: Phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể lựa chọn mục II: Nội dung phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Quy trình kết hợp PPTT với TQ trong bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng theo hướng đổi mới
Bước 1: Đặt vấn đề và thuyết trình để giới thiệu mục đích bài giảng Giảng viên giới thiệu đơn vị kiến thức, cấu trúc bài học, các khái niệm, phạm trù, vận dụng bài học vào trong thực tiễn.
Phần mở đầu bài học, giảng viên có thể đưa các thông tin, video, clip, tranh ảnh… liên quan đến nội dung của bài học hoặc là sự kết nối kiến thức của bài cũ cho học viên tìm hiểu, đánh giá, nhận xét, sau đó thuyết trình dẫn dắt vào đơn vị kiến thức cần tìm hiểu. Cách thức tiến hành này sẽ gây hứng thú trong học tập đối với học viên.
Bước 2: Thuyết trình kết hợp với việc lựa chọn thông tin, hình ảnh phù hợp, câu chuyện phù hợp, có tính thiết thực nhằm làm sáng rõ nội dung bài học, đảm bảo được mục đích, yêu cầu của chuyên đề bồi dưỡng.
Để đảm bảo hiệu quả nhất của bài giảng, người giảng viên phải tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn thông tin, tranh ảnh, tài liệu, sơ đồ, mô hình... phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài giảng, tránh lạm dụng, nhồi nhét quá tải, sai lệch các loại thông tin, tranh ảnh... không phù hợp làm giảm hiệu quả bài giảng.
Giảng viên có thể thiết kế bài giảng, sơ đồ bài giảng qua phần mềm Microsoft Powerpont và sử dụng máy chiếu để chiếu những nội dung cơ bản đã được mô hình hoá để học viên theo dõi, quan sát, phân tích làm sáng tỏ nội dung cần trình bày.
Bước 3: Thuyết trình, đánh giá, nhận xét về kết quả học tập, nhận thức, giải quyết nhiệm vụ học tập của học viên, kết luận vấn đề, chốt đơn vị kiến thức chuẩn để học viên nắm vững được bài học.
2.3.1.2. Quy trình thiết kế bài giảng - Xác định mục tiêu dạy học
Mục tiêu bài học là nhiệm vụ rất quan trọng. Trong quá trình dạy học, xác định đúng mục tiêu dạy học sẽ giúp cho giảng viên có cơ sở vững chắc để lựa chọn phương pháp, phương tiện và phương án thiết kế phù hợp nhất.
Việc xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu bài giảng là cơ sở để học viên chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch học tập, đây là quá trình khách quan, dựa trên những yêu cầu khách quan của quá trình dạy học. Mục tiêu bài học phải xác định rõ ràng ở cả ba mặt: mục tiêu nhận thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu tình cảm thái độ.
Xác định mục tiêu dạy học được thực hiện theo quy trình ba bước sau đây: Bước 1: Nghiên cứu nội dung dạy học
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng của quá trình dạy học
Bước 3: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục - đào tạo để xác định mục tiêu chung của chuyên đề bồi dưỡng và mục tiêu cụ thể của từng bài.
Mục tiêu dạy học đặt ra phải sát với nội dung bài học, phải phù hợp với đối tượng, đặc điểm tâm lý nhận thức của học viên, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.
- Xác định nội dung dạy học
Xác định nội dung dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng của giảng viên. Thực chất của việc xác định nội dung bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng là trả lời những câu hỏi: Đâu là kiến thức trọng tâm cơ bản? Học viên học cái gì và dạy cái gì cho họ? Để trả lời câu hỏi này giảng viên phải nắm vững những vấn đề cơ bản của chuyên đề bồi dưỡng như: Đối tượng, mục đích, yêu cầu về phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu của chuyên đề.
Giảng viên phải xác định được bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng nhằm; giúp những người có nguyện vọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam hiểu được khái lược về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; những nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nắm được nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; nội dung và giải pháp để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đó, mỗi người xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn, tích cực rèn luyện và phấn đấu để trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để xác định được nội dung dạy học, giảng viên phải nắm chắc, bám sát kế hoạch dạy học, chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, quy định thời gian thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở trực tiếp và chủ yếu để giảng viên xác định nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá.
Một cơ sở rất quan trọng nữa để xác định nội dung dạy học là căn cứ vào mục tiêu dạy học, đây là yêu cầu có tính bắt buộc của quá trình dạy học. Vì vậy trong quá trình dạy học, giảng viên cần xác định rõ mục tiêu bài học và luôn bám sát mục tiêu đó để xác định nội dung dạy học. Trên cơ sở đó giảng viên xác định những tri thức trọng tâm, cơ bản của bài giảng, tri thức biết và chưa biết của học viên, tri thức giảng viên cần giải thích hay hướng dẫn học viên tự nghiên cứu.
Tóm lại, việc xác định nội dung dạy học là hoạt động cơ bản của người giảng viên. Đây là khâu quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của quá trình dạy học, bởi chỉ khi nào người giảng viên xác định đầy đủ nội dung dạy học thì mới lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp.
- Phương pháp, phương tiện, tài liệu dạy học
Trong thiết kế bài giảng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới đối với các chuyên đề bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đại Từ, sau khi đã xác định mục tiêu, nội dung dạy học, giảng viên tiến hành lựa chọn phương pháp, phương tiện, tài liệu dạy học. Đây cũng
là một trong những khâu rất quan trọng quyết định hiệu quả của bài giảng.
Về phương pháp: Ngoài việc sử dụng các PPDH tích cực, giảng viên lựa chọn sử dụng kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của học viên dựa trên cơ sở mục tiêu bài học, nội dung bài học, đặc điểm và điều kiện thực tế. Việc sử dụng riêng lẻ hay đồng thời kết hợp PPTT với TQ dưới hình thức sử dụng hình ảnh minh họa, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, phương tiện nghe nhìn tùy thuộc vào từng đơn vị kiến thức. Tuy nhiên, việc lựa chọn của giảng viên phải luôn bám sát mục tiêu, nội dung dạy học và đặc điểm đối tượng của quá trình dạy học.
Về phương tiện: Việc sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học, đồ dùng trực quan sẽ giúp cho bài giảng trở nên hấp dẫn đối với người học, hiệu quả dạy học cũng được nâng nên. Kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới phương tiện dạy học mà đề tài lựa chọn là phương tiện nghe nhìn (chủ yếu là máy tính và máy chiếu đa năng), đó là phương tiện hiện đại, tiên tiến, giảng viên truyền tải đến học viên những tri thức của các chuyên đề bồi dưỡng LLCT dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê và mô hình hoá cho bài giảng sinh động, tạo hứng thú, kích thích phát triển tư duy nhận thức, làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học.
Về tài liệu dạy học: Sử dụng “Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn theo tinh thần các văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2016.
Ngoài ra, giảng viên sử dụng các tài liệu nghiên cứu chuyên môn, tài liệu thông tin cập nhật, các tư liệu cho phương tiện dạy học như tranh ảnh, băng hình, lược đồ, số liệu thống kê, bảng biểu, sơ đồ hoá, mô hình hoá tri thức. Việc sử dụng các tài liệu, tư liệu trong quá trình dạy học một cách hợp lý, linh hoạt, sẽ làm cho bài giảng sinh động phong phú, hấp dẫn và mang tính khoa học cao.
- Các hoạt động dạy học
viên sẽ sử dụng khi giảng dạy. Sản phẩm của khâu này chính là một giáo án bài giảng được thiết kế hoàn chỉnh. Thiết kế các hoạt động dạy học bao gồm nhiều bước, nhiều khâu liên kết với nhau, thành một cấu trúc logic - chặt chẽ. Xuất phát từ đề tài chúng tôi xin đề xuất tiến trình hoạt động dạy học cơ bản như sau:
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới. Đây là hoạt động thường xuyên, là một khâu quan trọng để giảng viên đánh giá kết quả đạt được của học viên ở bài học trước, nhận được thông tin phản hồi kiến thức chuẩn bị bài mới, rèn luyện thái độ tích cực, thói quen tự giác trong nghiên cứu, học tập cho người học khi bắt đầu vào bài mới.
Giảng viên cần duy trì thường xuyên, liên tục hoạt động này vì nó là cơ sở liên kết tri thức khoa học một cách hệ thống. Tuy nhiên, hoạt động này không hoàn toàn bắt buộc diễn ra trước khi giảng bài mới, mà người giảng viên thực hiện một cách hợp lý, linh hoạt trong suốt tiến trình bài giảng.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới
Thông thường, giảng viên giới thiệu bài mới (chủ đề bài học) thông qua các hình ảnh trực quan, những tình huống có vấn đề, đặt câu hỏi tương ứng với trình độ nhận thức của người học. Theo tinh thần đổi mới kết hợp PPTT với TQ trong chuyên đề bồi dưỡng LLCT cho đối tượng kết nạp Đảng, hoạt động giới thiệu bài mới được thực hiện bằng nhiều cách tuỳ thuộc vào từng chủ đề, nội dung bài giảng, vào kỹ năng, kinh nghiệm của người giảng viên. Có thể bắt đầu bằng một video hoặc một hình ảnh liên quan đến nội tri thức cần truyền thụ đến học viên tạo cho học viên sự hứng thú, tập trung chú ý, kích thích sự tò mò, muốn khám phá, làm rõ vấn đề của người học sẽ được giảng viên cung cấp trong quá trình giảng bài mới.
Mục đích của hoạt động này là dẫn dắt, tạo tâm thế vững vàng, định hướng tư duy, tinh thần tập trung nghiêm túc của học viên vào chủ đề bài học, khơi dậy khả năng và khát vọng nhận thức tri thức khoa học. Nhiệm vụ quan trọng của giảng viên trong giới thiệu bài mới là phải đảm bảo liên kết được tri thức cũ với tri thức mới, khái quát mục tiêu bài học và những nhiệm vụ học viên cần phải
thực hiện được trong bài học.
Hoạt động 3: Dạy bài mới
Thực chất của hoạt động dạy bài mới là quá trình dẫn dắt học viên tiến hành nghiên cứu khám phá nội dung các nhiệm vụ học tập đã đề ra, nắm được tri thức trọng tâm cơ bản của bài giảng. Theo tinh thần đổi mới của đề tài này, giảng viên cần phải bám sát mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ dạy học, sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các hình thức kết hợp PPTT với TQ để khai thác nội dung bài học một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả theo một hệ thống chỉnh thể chặt chẽ - lôgic như đã thiết kế.
Việc dạy bài mới muốn thành công thì việc thiết kế phải đầy đủ, chi tiết các hoạt động của người dạy và người học, đồng thời dự kiến và có phương án xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học, vì thế người giảng viên phải chú ý nội dung, đơn vị kiến thức trọng tâm, thời gian phù hợp để kết hợp phương pháp theo từng nội dung tri thức, đơn vị kiến thức như đã thiết kế hoạt động dạy. Cần đảm bảo mục tiêu của chuyên đề, kết hợp PPTT với TQ theo hướng đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của học viên. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch phải được quán triệt sâu sắc trong thiết kế các hoạt động dạy và học, đặc biệt trong hoạt động dạy bài mới.
Hoạt động 4: Củng cố - luyện tập
Toàn bộ nội dung tri thức bài giảng được khái quát thành một hệ thống, các đơn vị kiến thức được kết nối, móc xích lại với nhau giúp học viên nắm vững đầy đủ, toàn diện nội dung cơ bản của bài học. Việc củng cố kiến thức có thể hoàn toàn do giảng viên hoặc có thể đồng thời được thực hiện bởi giảng viên và học viên. Trong việc kết hợp PPTT với TQ vào hoạt động củng cố - luyện tập, hoạt động của học viên sẽ được thực hiện dưới sự dẫn dắt của giảng viên nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, nhận thức và vận dụng thực tiễn của học viên, đồng thời nhận được những thông tin phản hồi từ phía học viên, để giảng viên