Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 38 - 42)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Điều kiện kinh tế

Uông Bí ngày nay đã có nhiều thay đổi rõ rệt, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, to đẹp. Có các nhà máy, công ty lớn hoạt động với công suất lớn, đƣờng xá mở rộng, nhiều khu vui chơi giải trí đƣợc xây dựng... đời sống nhân dân ngày đƣợc nâng cao. Các cấp lãnh đạo của thành phố đã biết tận dụng và

khai thác hiệu quả các tiềm năng vốn có của vùng đất giàu tiềm năng. Đã xác định đƣợc ngành kinh tế trọng điểm của vùng, đồng thời tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH- HĐH.

Trong nhiều năm qua, ngành kinh tế chủ đạo của thành phố vẫn là sản xuất Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp và vẫn luôn giữ mức tăng trƣởng khá. Giá trị sản xuất Công nghiệp- TTCN địa phƣơng thực hiện năm 2013 đạt 666 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu: Rƣợu bia, nƣớc giải khát đạt 14 triệu lít, giầy da xuất khẩu đạt 1,75 triệu đôi, cơ khí cửa sắt, kính khung nhôm đạt 195.000 m2; Vôi củ đạt 67.000 tấn, gạch nung đạt 50 triệu viên, khai thác đá các loại đạt 1,12 triệu m3; chế biến gỗ đạt 67.000 m3.

Các doanh nghiệp trung ƣơng, doanh nghiệp địa phƣơng, tổ chức kinh tế trên địa bàn đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, duy trì ổn định và từng bƣớc phát triển sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp ngành than, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng tập trung cơ cấu lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, cố gắng duy trì kế hoạch sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động. Trong sản xuất nông- lâm, ngƣ nghiệp và kinh tế nông thôn: Theo số liệu 2013, diện tích gieo trồng cả năm 2013 là 3.268 ha, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 50,6 tạ/ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực cả năm: 13.382 tấn. Công tác khuyến nông hƣớng mạnh về cơ sở, tập trung vào việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống mới, hƣớng dẫn thực hiện các mô hình dự án chuyển đổi giống cây, con, có tác dụng tốt đối với chuyển đổi cơ cấu và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích cây lúa có giảm nhƣng do chuyển đổi trong nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi có giá trị cao nhƣ vải chín sớm Phƣơng Nam, Thanh Long ruột đỏ, mai vàng Yên Tử, lợn hƣớng nạc .... làm cho giá trị sản xuất nông, lâm ngƣ nghiệp tăng lên.

Thành phố tích cực thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, phát triển diện tích trồng cây Thanh Long ruột đỏ theo dự án thành lập nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của thành phố Uông Bí và vùng quy hoạch sản xuất

vải chín Phƣơng Nam, đến nay tổng diện tích Thanh Long đạt 35ha, sản lƣợng Thanh Long ruột đỏ thu hoạch trong năm đạt 190 tấn, doanh thu 8,5 tỷ đồng, tổng diện tích vải chín sớm Phƣơng Nam đạt 288ha, sản lƣợng năm 2013 đạt 500 tấn, doanh thu 14 tỷ đồng. Về chăn nuôi, thành phố thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quy định về chăn nuôi, vệ sinh thú y trên địa bàn, kiểm soát các điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Tình hình dịch bệnh đƣợc kiểm soát chặt chẽ, phát hiện xử lý kịp thời để không lây diện rộng. Về lâm nghiệp, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đƣợc thực hiện tốt. Diện tích rừng đƣợc trồng bổ sung thƣờng xuyên, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 49,8%, khai thác nhựa thông đạt 240 tấn. Về thủy lợi và nuôi trồng thủy sản, thành phố thƣờng xuyên chỉ đạo các xã, phƣờng và các trạm thủy nông kiểm tra, củng cố, nâng cấp các công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nƣớc tƣới tiêu phục vụ sản xuất, an toàn trong mùa mƣa bão. Sản lƣợng thủy sản đạt 1.795 tấn.

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: Các doanh nghiệp ngành than, điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng đã có nhiều cố gắng đầu tƣ dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, giá thành sản xuất, đặc biệt là áp dụng các công nghệ mới trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nhƣ: hệ thống lọc bụi tĩnh điện của các nhà máy điện, xi măng; hệ thống xử lý nƣớc thải hầm lò của các doanh nghiệp ngành than, công nghệ đúc hóa khí, đúc áp lực, đúc chân không của Nhà máy cơ khí Quang Trung... Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đƣợc quan tâm chỉ đạo. Tích cực phối hợp với Sở khoa học và Công nghệ, các đơn vị tƣ vấn triển khai 5 dự án xây dựng thƣơng hiệu nông sản đặc trƣng của Thành phố, đến nay đã cơ bản hoàn thành yêu cầu và đã có 03 sản phẩm đƣợc chứng nhận thƣơng hiệu. Đối với Dự án phát triển giống hoa Mai vàng Yên Tử, đến hết năm 2013 thực hiện xong 7/7 gói thầu, giải ngân toàn bộ kinh phí Tỉnh cấp 2.320 triệu đồng.

Tiểu kết chƣơng 1

Thành phố Uông Bí nằm trong vùng kinh tế năng động của tỉnh Quảng Ninh, đã và đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển để trở thành điểm nối giao lƣu của tỉnh Quảng Ninh với các tỉnh lân cận và khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển, song song việc phát huy thế mạnh của thành phố, Đảng bộ và nhân dân thành phố luôn cố gắng nỗ lực đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, tìm kiếm vốn đầu tƣ, khai thác tiềm lực, phát huy nội lực để nâng cao đời sống. Bên cạnh sự ổn định của hoạt động kinh tế nông nghiệp, sự chuyển mình nhanh chóng của công- thƣơng nghiệp làm cơ sở hạ tầng không ngừng đƣợc cải thiện, mở ra cơ hội cho hoạt động du lịch dịch vụ có điều kiện phát triển.

Nơi đây với nhiều tiềm năng du lịch, phong phú cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Tự nhiên và lịch sử đã mang đến cho mảnh đất này nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nhƣ khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử, đền- chùa Hang Son, chùa Phổ Am, đài kỷ niệm Bác Hồ, khu sinh thái hồ Yên Trung, khu sinh thái Lựng Xanh...

Đến với thành phố Uông Bí, du khách không chỉ đƣợc về vùng đất Phật giáo linh thiêng của cả nƣớc, mà còn đƣợc đắm mình trong không gian của các lễ hội cổ với những phong tục, tập quán riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Thắng cảnh của thành phố Uông Bí còn giữ đƣợc nhiều vẻ hoang sơ, không gian thiên nhiên trong lành, khoáng đạt, không ô nhiễm, hấp dẫn khách du lịch. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, con ngƣời Uông Bí thân thiện, hòa đồng là yếu tố ghi dấu hình ảnh Quảng Ninh đối với những ngƣời từng đặt chân đến vùng đất này. Đây chính là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch, tạo điều kiện tổ chức đƣợc nhiều loại hình du lịch nhƣ: du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...

Chƣơng 2

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1986-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)