Cơ sở phát triển du lịc hở thành phố Uông Bí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 42)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Cơ sở phát triển du lịc hở thành phố Uông Bí

2.1.1. Chủ trương đường lối của Đảng, các cấp chính quyền

Trong tiến trình đổi mới đất nƣớc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) là bƣớc đột phá đầu tiên về đổi mới tƣ duy của Đảng trong phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nƣớc, tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Về kinh tế, vấn đề đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) đƣợc đặt trong tổng thể đƣờng lối đổi mới toàn diện và đồng bộ về kinh tế - xã hội, với những hình thức, biện pháp, bƣớc đi tuần tự phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội đất nƣớc trong chặng đƣờng đầu thời kỳ quá độ. Đây là cơ sở thực tiễn, lý luận quan trọng cho Đại hội VII đề ra chủ trƣơng hoàn thiện cơ cấu kinh tế và Đại hội VIII, IX đề ra chủ trƣơng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH- HĐH.

Đến nay, chúng ta đã có cơ cấu kinh tế tƣơng đối hợp lý và đang chuyển dịch theo hƣớng CNH- HĐH, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã hội, giá trị sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, công nghiệp đã tăng từ 21,6% (1988) lên 41% (2005), dịch vụ từ 33,1% lên 38,5%, nông nghiệp đã giảm từ 46,3% xuống còn 20,5%, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm đã hình thành, phát triển trên cả nƣớc.

Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, Đảng bộ và nhân dân Uông Bí quán triệt đầy đủ sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối, chính sách, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Đầu năm 1987 Ban chấp hành Đảng bộ thị xã đã ra Nghị quyết về 3 chƣơng trình kinh tế

lớn của thị xã nhằm cụ thể hóa và thực hiện cơ cấu kinh tế công - nông - lâm nghiệp của Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XII đề ra. Tập trung sức sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra, từ ngày 16 đến ngày 18/1/1989, Đảng bộ thị xã Uông Bí tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ 2 năm 1987-1988, đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ 2 năm 1989-1990: “Ra sức phấn đấu, góp phần từng bƣớc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế của thị xã là công - nông - lâm nghiệp”.

Đảng bộ thị xã đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XIV (từ ngày 23 đến 25/9/1991): Với tinh thần “Trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỷ cƣơng và đoàn kết”. Đại hội đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ chủ yếu của nhiệm kỳ XIV (1991-1995) là: “Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tập trung khai thác những tiềm năng. Phát triển mạnh mẽ nông, lâm, ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá”. Thực chất là tiếp tục thực hiện chƣơng trình lƣơng thực, thực phẩm mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra.

Từ ngày 6 đến ngày 7/2/1996, Đảng bộ thị xã Uông Bí đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XV. Đại hội đề ra phƣơng hƣớng và nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ XV là: “Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hoạt động thƣơng mại, dịch vụ du lịch, mở ra các điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị, thực hiện tốt các chính sách xã hội, tiếp tục giảm nhịp độ tăng dân số hàng năm phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; phấn đấu xây dựng thị xã phát triển mạnh về mọi mặt theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu dân giàu nƣớc

mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc hàng năm tăng 15,8% so với chỉ tiêu Đại hội đề ra, đáp ứng nhiệm vụ chính trị và yêu cầu thiết yếu phát triển kinh tế- xã hội và địa phƣơng. Trên cơ sở kinh tế phát triển, công tác quy hoạch, quản lý đô thị bắt đầu hoạt động theo chiều sâu nhƣ: di tích danh thắng Yên Tử, khu du lịch hồ Yên Trung, Lựng Xanh, Hang Son, khu công nghiệp (khai thác than, nhà máy điện, xi măng, cảng…) khu hành chính - thƣơng mại - văn hóa đƣợc Trung ƣơng phê duyệt. Với tinh thần phát huy nội lực, huy động vốn đóng góp của nhân dân, cùng với các tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng và tỉnh, thị xã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đã làm cho cảnh quan thị xã thay đổi, phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, nâng cao mức hƣởng thụ của nhân dân. Từ ngày 7- 9 tháng 11 năm 2000, Đảng bộ thị xã Uông Bí đã tiến hành Đại hội lần thứ XVI. Đại hội đƣợc đánh giá là Đại hội trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, thể hiện ý chí của Đảng bộ và nhân dân thị xã bƣớc vào thiên niên kỷ mới. Đây thực sự là một đại hội đánh dấu bƣớc chuyển mình của kinh tế thành phố Uông Bí.

Căn cứ vào những quan điểm, định hƣớng của Trung ƣơng, của tỉnh, phát huy những thành tích và kinh nghiệm giành đƣợc trong 15 năm đổi mới, từ khả năng thực tế, những yêu cầu trƣớc mắt và triển vọng của thị xã, phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản giai đoạn 2001 - 2005 của Đảng bộ thị xã là: “Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung khai thác những tiềm năng, thế mạnh của thị xã theo cơ cấu kinh tế: Công nghiệp- TTCN, du lịch dịch vụ, thƣơng mại và nông, lâm, ngƣ nghiệp. Kết hợp hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững với vấn đề xã hội. Tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lƣợng của sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội...”. Nhiệm vụ chung: Tiếp tục phát huy nguồn lực tại chỗ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ và đề nghị Trung ƣơng, tỉnh, đẩy

nhanh thực hiện dự án tôn tạo di tích Yên Tử, khu du lịch Hồ Yên Trung, mở rộng nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, xi măng Lam Thạch, dây chuyền may, cầu Đá Bạc, các tuyến đƣờng quốc lộ 10, quốc lộ 18A, quốc lộ 18B, đƣờng sắt Hà Nội - Bãi Cháy và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập trung khai thác tiềm năng, những lĩnh vực lợi thế để xây dựng thị xã với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững hơn. Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, TTCN - Du lịch, dịch vụ - thƣơng mại và nông lâm ngƣ nghiệp. Trong đó: Du lịch, dịch vụ là mũi nhọn.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ đã ra các nghị quyết chuyên đề, các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Nghị quyết về “Tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng giai đoạn 2001- 2005”; Chƣơng trình hành động thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, chƣơng trình hành động thực hiện nghị quyết của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy “Về một số chủ trƣơng, biện pháp tăng cƣờng thu hút và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và khu công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005”, “Về tăng cƣờng đầu tƣ và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001 - 2005”, Chƣơng trình hành động “Về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh” tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Đảng bộ thị xã tổ chức đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVII (từ ngày 27 - 29/9/2005), nhiệm kỳ 2005 - 2010. Đại hội xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong nhiệm kỳ lần thứ XVII (2005 - 2010) là: “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tập trung xây dựng Thị xã phát triển nhanh theo hƣớng bến vững với cơ cấu kinh tế: “Công nghiệp, TTCN - Dịch vụ thƣơng mại, Du lịch và nông, lâm, ngƣ nghiệp”. Thu hút các nhà đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thƣơng mại, du lịch. Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Uông Bí lần thứ XVII với tinh thần “Đổi mới, trí tuệ, dân chủ và đoàn kết” thể hiện ý chí thống nhất, tập trung dân chủ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã. Phát huy những thành tựu

đạt đƣợc, trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, tiếp tục vững bƣớc tiến lên đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn hơn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

Đại hội Đảng bộ thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí) lần thứ XVIII đã xác định mục tiêu tổng quát giai đoạn 2010-2015 là: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực, tập trung cao độ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế đạt tốc độ cao, ổn định; gắn với đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hoá-xã hội; tăng cƣờng củng cố an ninh, quốc phòng, giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội... phát triển theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; du lịch - dịch vụ - thƣơng mại; nông - lâm nghiệp”. Hội nghị giữa nhiệm kỳ 2010-2015, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố bổ sung mục tiêu nhiệm vụ: Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trƣởng “nâu” sang tăng trƣởng “xanh” theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tập trung cụ thể hóa một cách thiết thực, khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá: “cải cách hành chính; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cấp đô thị”.

Tiếp tục kế thừa những thành quả của công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã quyết tâm đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vƣợt qua mọi khó khăn, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, tạo ra bƣớc phát triển mạnh mẽ để hoàn thành nhiệm vụ chiến lƣợc thành lập thành phố vào năm 2011, nâng cấp thành phố lên đô thị II vào cuối năm 2013, tạo tiền đề vững chắc để trở thành thành phố động lực phát triển trong chuỗi đô thị, công nghiệp xanh phía Tây của tỉnh.

Ngày 25/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Uông Bí. Thành phố Uông Bí đƣợc thành lập ban đầu có 11 đơn vị hành chính (7 phƣờng và 4 xã) với diện tích tự nhiên 25.630,77ha và 157,779 nhân khẩu (dân số quy đổi).

Thành phố Uông Bí đƣợc thành lập là sự kiện chính trị trọng đại, bƣớc ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất Uông Bí và của tỉnh Quảng Ninh, là niềm tự hào, động viên khích lệ cán bộ, đảng viên, nhân dân thành phố tập trung nguồn lực xây dựng thành phố Uông Bí giàu đẹp, văn minh, xứng tầm là đô thị trung tâm miền Tây của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đƣa tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Để phát triển du lịch thì các điều kiện cơ sở hạ tầng chính là những đòn bẩy quan trọng cho khả năng khai thác các tài nguyên du lịch, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế bền vững.

Uông Bí có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng vùng Đông Bắc và tâm điểm của tam giác vùng động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Có hệ thống đƣờng bộ với 2 tuyến quốc lộ lớn giao cắt nhau (Quốc 18A và Quốc lộ 10), có đƣờng sắt quốc gia, có hệ thống đƣờng sông; cảng thuỷ nội địa quan trọng, vùng cửa sông Bạch đằng.

Tổng chiều dài đƣờng bộ là 310km, đƣờng chính đô thị (kể cả quốc lộ qua đô thị) là 176,1 km, đƣờng nhánh đô thị là 100,4 km. Diện tích đất giao thông đƣờng bộ là 511,6ha = 21,2 % diện tích đất xây dựng đô thị. Mật độ giao thông chính: 7,3 km/km2. Tỷ lệ phục vụ hành khách công cộng đạt 10,4 %. Tổng chiều dài đƣờng sắt là 33,5km, 1 ga tuyến Quốc gia và 2 ga chuyên dùng. Đƣờng thủy nội địa 27,8km và 5 cảng thủy nội địa.

Giao thông vận tải ngày càng có sự bƣớc phát triển vƣợt bậc. Thành phố đã hoàn thành việc nâng cấp mở rộng quốc lộ 18, tuyến đƣờng liên huyện Uông Bí - Quảng Yên. Các tuyến đƣờng trong khu vực nội thành, khu dân cƣ của thành phố đã đƣợc mở rộng, xây dựng mới, bê tông hoá và thảm nhựa atsphan. Tuyến đƣờng Yên Tử - Ngoạ Vân (Đông Triều) đang gấp rút hoàn thành, tuyến đƣờng Uông Bí - Hoành Bồ hiện tại đã hoàn thành. Tạo điều kiện thuận lợi để

phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng, đa dạng hoá các loại hình vận tải hàng hoá và hành khách. Doanh thu dịch vụ vận tải địa phƣơng năm 2010 đạt 170 tỉ đồng, đến năm 2013 đạt khoảng hơn 400 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 19,8%/năm.

Các phƣơng tiện vận chuyển của những hãng taxi danh tiếng nhƣ Mai Linh, Phúc Xuyên, Phú Bình.... đƣợc đẩy mạnh đầu tƣ. Chất lƣợng xe đƣợc cải thiện, tiện nghi hơn, đặc biệt khâu phục vụ, đƣa đón khách đảm bảo nhu cầu đi lại, tham quan vừa tạo sự thoải mái, an toàn, hài lòng đối với khách du lịch.

Đặc biệt tại khu di tích Yên Tử các cơ sở dịch vụ đƣợc đầu tƣ, xây mới tập trung chủ yếu tại khu vực bến xe Giải Oan, khu vực nhà ga cáp treo, chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh và điểm trên tuyến hành hƣơng do tƣ nhân đầu tƣ. Dịch vụ cáp treo Yên Tử đƣợc phát huy tốt, dịch vụ xe điện đƣợc đƣa vào sử dụng góp phần tích cực trong việc vận chuyển khách du lịch.

Trong cơ sở hạ tầng còn phải đề cập đến hệ thống công trình điện nƣớc. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách.

Về hệ thống cấp nƣớc, hiện nay hành phố Uông Bí có 2 nhà máy nƣớc, 3 giếng khoan xử lý, cấp nƣớc cục bộ với tổng công suất 13.000 m3/ngày đêm (nhà máy Lán Tháp: 5000m3/ngày đêm, nhà máy Đồng Mây: 6000m3

/ngày đêm, 3 giếng khoan nƣớc ngầm: 2000m3/ngày đêm. Dân số nội thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch: 100% (dùng nƣớc máy đạt 86%).

Nhƣ vậy, công trình cấp nƣớc đã đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)