Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 51)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3. Nguồn nhân lực

Tỉnh Quảng Ninh cùng với sự ra đời và hoạt động của ngành du lịch, việc đào tạo nhân lực cho ngành du lịch đƣợc chú ý từng bƣớc. Hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn từng bƣớc đƣợc nâng cấp. Phân hiệu Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đƣợc thành lập, đi vào hoạt động, ngày càng phát triển quy mô trƣờng lớp và số lƣợng sinh viên. Ngày 20/12/2014, Trƣờng Đại học Hạ Long chính thức đƣợc công bố thành lập và đi vào hoạt động. Khoa Du lịch của trƣờng gồm 11 cán bộ giáo viên (100% thạc

sĩ), 200 sinh viên, chia thành 2 hệ đào tạo là Đại học và Cao đẳng. Trong đó, Hệ Đại học chính quy đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trƣờng Đại học Hạ Long có thể làm việc tại các bộ phận: hoạch định chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân lực doanh nghiệp du lịch, quản trị điều hành tour du lịch, quản trị khách hàng và marketing du lịch.. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp ở các loại hình và tổ chức doanh nghiệp khác: Các loại hình doanh nghiệp thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ, các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trƣờng và thƣơng mại ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp.

Hệ cao đẳng chính quy đào tạo 4 ngành, gồm: Việt Nam học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng và Quản trị chế biến món ăn. Sinh viên sau tốt nghiệp làm việc tại tất cả các bộ phận của khách sạn nhƣ: Lễ tân, đặt phòng, buồng, phòng kinh doanh, marketing hoặc làm tại các bộ phận lễ tân đón tiếp, bàn, bar của nhà hàng và các bộ phận của bếp nhà hàng, bếp khách sạn nhƣ: bánh Âu- Á, chế biến món ăn Việt, Á, Âu, buffe.

Có thể thấy, với các ngành kể trên, khoa Du lịch của trƣờng Đại học Hạ Long đào tạo một nguồn nhân lực toàn diện, chuyên nghiệp, có năng lực, đáp ứng các nhu cầu của ngành công nghiệp du lịch, bao gồm: hƣớng dẫn viên, nhân viên thiết kế và điều hành chƣơng trình Du lịch tại các công ty du lịch, quản lý, tham gia tƣ vấn du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch, nhân viên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí (khu du lịch, công viên giải trí), vận chuyển, hàng không (điều hành, bán vé máy bay, phục vụ) hay phục vụ ở bộ phận lễ tân trong các doanh nghiệp, thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích. Thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực có nhiệt huyết, trách nhiệm, chuyên nghiệp, làm hài lòng du khách, trƣờng Đại học Hạ Long góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng, đƣa Quảng Ninh nói chung trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia.

Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo thành phố Uông Bí đã đƣa ra kế hoạch "Xây dựng đội ngũ Hƣớng dẫn viên Du lịch đáp ứng đủ số lƣợng và chất lƣợng phục vụ du khách" đƣợc nêu ra trong " Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Uông Bí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" [72]. Những năm gần đây thành phố chú trọng hơn đến đội ngũ thuyết minh viên tại khu di tích và danh thắng Yên Tử, tổ chức thành công các khóa đào tạo, du khách đến Yên Tử đƣợc hƣớng dẫn và qua các thuyết minh viên họ đã thực sự hiểu và cảm nhận sâu sắc về nơi họ đến thăm quan.

Bảng 2.2: Lao động trong các ngành kinh tế địa bàn Uông Bí năm 2010 - 2013

Đơn vị tính: Người

Năm 2010 2011 2012 2013

Lao động có việc làm 53.400 54.400 55.280 58.186 Lao động nông - lâm - thủy sản 15.750 14.960 14.400 15.156 Lao động công nghiệp - xây dựng 25.330 26.350 26.650 27.956 Lao động thƣơng mại - dịch vụ 12.230 13.090 14.230 15.074

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Uông Bí 2010-2013)

Qua bảng thống kê cho thấy lao động trong các ngành kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt. Uông Bí có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp theo hƣớng phù hợp với yêu cầu của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp. Tập trung thực hiện có hiệu quả chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng giảm dần nông nghiệp thuần nông, tăng lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Năm 2013, thành phố có 58.186 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, riêng lao động trong ngành thƣơng mại - dịch vụ là 15.074 ngƣời.

2.1.4. Lượng khách du lịch

Ngày 20-7-1980 Hội đồng Bộ trƣởng đã ra quyết định lấy năm 1990 là năm du lịch Việt Nam. Năm du lịch của chúng ta có những nét chung giống năm du lịch các nƣớc khác. Đồng thời có những nét riêng biệt không giống với nƣớc nào. Chúng ta xuất phát từ một nền móng non yếu và thấp hơn rất nhiều so với các nƣớc khác. Ở thời điểm này, trong khi các nƣớc khác tính số khách du lịch quốc tế bằng con số hàng triệu, thì Việt Nam mới chỉ tính bằng con số hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn. Về mở mang thị trƣờng, cánh tay họ đã vƣơn xa ra toàn thế giới trong khi đó còn không ít ngƣời nghĩ rằng Việt Nam là một xứ sở chƣa thể đến bằng con đƣờng du lịch. Năm du lịch Việt Nam thực chất là một năm tập dƣợt trên tất cả các mặt, các hƣớng của ngành du lịch, nhằm tạo dựng những gì cần thiết mà ta chƣa có, thúc đẩy những gì chúng ta còn chậm chạp, củng cố và chấn chỉnh lại những gì chúng ta còn lỏng lẻo, chắp vá... Đến thời điểm đó, dấu hiệu của triển vọng đã in hình. "Năm du lịch Việt Nam 1990”, với những bƣớc đi của ngành du lịch Quảng Ninh chắc chắn góp đƣờng nét đẹp cho diện mạo của toàn ngành du lịch Việt Nam. Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Uông Bí nói riêng vui mừng đƣợc đón tiếp những vị khách mang bất kỳ quốc tịch nào và sẽ cố gắng thoả mãn những yêu cầu của khách du lịch theo khả năng cho phép và làm cho thời gian lƣu trú của họ đƣợc thoải mái và bổ ích.

Từ năm 2000 trở về trƣớc, số lƣợng khách đến với Uông Bí còn khá thấp, hàng năm chỉ khoảng vài trăm nghìn ngƣời. Tính trung bình từ năm 2000- 2005, tổng lƣợt khách du lịch là 349.126 ngƣời. Trong giai đoạn từ 2006 - 2013 khách du lịch quốc tế đến nƣớc ta tăng và kinh tế du lịch nƣớc ta cũng phát triển nhanh chóng, du lịch Uông Bí cùng du lịch Quảng Ninh đón

tiếp số lƣợng khách lớn. Từ năm 2010, công tác tổ chức Hội xuân Yên Tử và các lễ hội khác trên địa bàn thành phố Uông Bí đƣợc tiến hành chu đáo, tổng lƣợng khách tăng rõ rệt: 1750.000 ngƣời. Năm 2011, tổng lƣợt khách cũng gia tăng đáng kể: 1820.000 ngƣời (trong đó khách tham quan về Yên Tử là 1638.000 ngƣời). Năm 2012, thành phố đón đƣợc 1915.000 lƣợt khách (khách tham quan về Yên Tử: 1723.500 ngƣời). Năm 2013, thành phố đã tập trung triển khai các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, triển khai các giải pháp phát triển du lịch phục vụ nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trƣởng "nâu" sang tăng trƣởng "xanh" theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tập trung phối hợp triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án mở rộng, phát triển khu di tích- danh thắng Yên Tử. Chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phƣơng làm tốt công tác chuẩn bị và triển khai tổ chức các lễ hội gắn với việc đón khách du lịch đến với thành phố, đảm bảo tối đa các điều kiện phục vụ nhu cầu vãn cảnh du xuân, hành hƣơng lễ Phật của du khách thập phƣơng. Trong năm 2013, toàn thành phố đón khoảng 2152.000 lƣợt khách, khách tham quan về Yên Tử: 1936.800 lƣợt khách (trong đó khách nƣớc ngoài khoảng 30.000 lƣợt khách).

Những năm qua, Yên Tử luôn đƣợc coi là một trong bốn "Phúc địa" (Mảnh đất linh thiêng) của Việt Nam và đƣợc coi là Danh sơn, lƣu truyền trong sách cổ. Ngày 18 tháng 2 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 334/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Khu di tích Yên Tử sẽ đƣợc quy hoạch và đầu tƣ phát triển với quy mô lớn và dự kiến sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Lƣợng khách về Yên Tử ngày càng đông và chiếm phần lớn trong tổng số lƣợng khách toàn thành phố.

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch đến Uông Bí từ năm 2009 đến năm 2013

(Nguồn: Phòng VH&TT thành phố Uông Bí)

2.2. Các sản phẩm du lịch đặc trƣng của Thành phố

Ngay từ khi ngành du lịch Việt Nam đƣợc hình thành năm 1960 thì đã xuất hiện các loại hình du lịch. Tuy nhiên các loại hình du lịch hình thành trƣớc 1986 chỉ mang tính chất tổng hợp, chƣa có gì nổi trội, và khái niệm du lịch chỉ mang nghĩa đơn thuần. Đó là các chuyến đi nghỉ do các tổ chức, các ban ngành đứng ra tổ chức cho nhân viên đi. Việc đi du lịch lúc này mang tính nghỉ ngơi thuần nhất mà chƣa thực sự xuất phát tù nhu cầu của con ngƣời. Từ 1986 đến nay, các loại hình du lịch ở Việt Nam phong phú hơn rất nhiều giai đoạn trƣớc. Điều này có thể thấy rằng, tiềm năng du lịch của chúng ta đã và đang đƣợc khai thác một cách có hiệu quả phù hợp với từng nhu cầu du lịch của khách du lịch.

Với đặc điểm về tự nhiên, dân cƣ, xã hội của thành phố Uông Bí và theo quy hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh nói chung và thành phố nói riêng, hiện nay loại hình du lịch tâm linh là loại hình chủ đạo khi du khách đƣợc đến với Yên Tử, Ba Vàng…. Ngoài ra còn có du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thể thao...

2.2.1. Du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một khái niệm mới đối với ngành du lịch Việt Nam. Du lịch tâm linh là gắn liền với yếu tố “thiêng liêng”, con ngƣời đến với loại hình du lịch này để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trƣờng tự nhiên, giao tiếp với tâm linh, hƣởng thụ sinh hoạt văn hóa làm cho họ cảm nhận đƣợc sự gần gũi với thiên nhiên.

Điều lý thú của du lịch tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đều nhƣ nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội… Du lịch tâm linh vì vậy có thể giúp mỗi ngƣời gỡ bỏ vai diễn kẻ lạ mặt trong đời để sống hòa hợp tự nhiên nhƣ tất cả chúng sinh trên mặt đất.

Khi mà đời sống vật chất ngày càng đƣợc nâng cao, xã hội ngày càng hiện đại thì con ngƣời ta lại càng có nhu cầu hƣớng tới việc nâng cao đời sống tinh thần. Việc tìm đến với du lịch tâm linh nhƣ là một sự việc tất yếu, đặc biệt là với một quốc gia có truyền thống thờ cúng mang hơi hƣớng của văn hóa Phật giáo nhƣ Việt Nam thì việc tìm hiểu du lịch tâm linh là gì lại càng là một xu thế tất yếu. Cựu Tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam đã từng khẳng định: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết…”. Thứ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị du lịch quốc tế về tâm linh vì sự phát triển bền vững: “Trên thế giới này, dù chúng ta khác nhau về màu da, tôn giáo, song niềm tin mà chúng ta gửi gắm, tôn thờ đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung và triết nhân bản. Chính đặc tính không biên giới và chung hƣớng đích đã làm nên sự giao thoa, ngƣỡng vọng về tâm linh và nhu cầu tìm hiểu lẫn nhau. Đó vừa là nhu cầu, là cơ hội, là mảnh đất vô cùng sinh động để du lịch phát triển. Loại hình du lịch tâm linh vốn luôn sẵn có tiềm năng”.

Việc đến các địa điểm tôn giáo của du khách trong loại hình Du lịch tâm linh không chỉ đơn giản là vãn cảnh, hay tìm hiểu một nền văn hóa khác. Du lịch tâm linh đến các di tích của đạo Phật sẽ giúp con ngƣời tháo gỡ đƣợc các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tinh thần con ngƣời trong xã hội hiện đại. Nhƣ vậy, có thể thấy tâm linh chính là con đƣờng rộng để du lịch phát triển.

Trong những năm gần đây du lịch tâm linh đã xuất hiện và phát triển ở nhiều quốc gia châu Á nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Việt Nam là một trong số những quốc gia đƣợc đánh giá là có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch tâm linh. Việt Nam là một quốc gia rất giàu có các thánh tích: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), chùa Hƣơng (Hà Tây), Yên Tử (Quảng Ninh), Phát Diệm (Ninh Bình) hay Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh). Trong đó Yên Tử (Quảng Ninh) trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trƣng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, ngƣời kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cƣơng (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nƣớc với hàng nghìn pho tƣợng có giá trị. Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Ngày 17/5/2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lƣ (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam đƣợc chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến tham quan.

Đến nơi đây du khách có cơ hội tìm hiểu nghiên cứu văn hóa phật giáo, đƣợc thực sự hòa mình và tìm hiểu phái tại các Di tích và Thiền viện Trúc lâm Yên Tử, đƣợc có những giây phút lắng lại để suy ngẫm về bản thân và cuộc đời thông qua các khóa tu thiền ngay tại Thiền viện. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thƣờng xuyên đón những Phật tử lên tu thiền, học cách sống chậm và sống có ý nghĩa hơn. Các khóa tu thƣờng kéo dài từ 7 đến 10 ngày, tuy nhiên, có một số ngƣời tự nguyện kéo dài khóa tu nhiều tháng liền. Đặc biệt trong mùa hè, nhiều bậc phụ huynh đƣa con lên chùa tham gia khóa Học tu. Cùng với Yên tử, di tích lịch sử văn hóa và danh thắng chùa Ba Vàng góp phần không nhỏ sự thịnh vƣợng của Phật giáo Việt Nam, vào sự phát triển du lịch tâm linh của thành phố.

2.2.2. Du lịch văn hóa

Theo Luật du lịch Việt Nam “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” [37, tr9]. Du lịch văn hóa dựa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 51)