Góp phần tăng ngân sách của thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 72)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Góp phần tăng ngân sách của thành phố

Trong giai đoạn từ 1986 đến 1996, Đảng bộ thị xã tiến hành 3 Đại hội đại biểu đề ra các phƣơng hƣớng nhiệm vụ cho các nhiệm kỳ, chủ yếu lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Đến năm 1996, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV tiến hành đã đề cập đến mở rộng hoạt động thƣơng mại, dịch vụ du lịch, nhƣng hoạt động kinh tế này vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Từ năm 2000 bộ mặt du lịch thành phố Uông Bí đã chính thức khởi sắc. Du lịch, dịch vụ đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian trƣớc mắt và cả trong tầm nhìn dài hạn, đây sẽ tiếp tục là một định hƣớng quan trọng là đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trƣởng “nâu” sang tăng trƣởng “xanh” theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và chiến lƣợc phát triển đô thị bền vững của thành phố.

Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phƣơng từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phƣơng và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Du khách khi đến với điểm du lịch thƣờng có nhu cầu khám phá văn hóa, phong tục tập quán của địa phƣơng và sử dụng các dịch vụ ăn, nghỉ, hỗ trợ đi lại, nghỉ ngơi… Đặc biệt, những gì lạ lẫm thƣờng trở thành điều thích thú đối với họ. Trƣớc thực tế nhƣ vậy, cộng đồng địa phƣơng đã nắm bắt cơ hội để thực hiện những dịch vụ phục vụ du khách từ loại hình đơn giản nhất cho đến các hình thức phức tạp. Các loại hình dịch vụ du lịch, trong đó có kinh doanh lƣu trú, kinh doanh ăn uống, thậm chí các hoạt động bán rong cũng đem lại một nguồn thu nhập lớn trong cơ cấu kinh tế của các hộ gia đình. Địa phƣơng biết tận dụng các tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế

bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công, đặc sản vùng miền. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan góp phần tăng thu nhập kinh tế mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phƣơng bằng hình thức xuất khẩu.

Biểu đồ 3.1: Doanh thu du lịch Uông Bí từ năm 2002 đến năm 2012

(Nguồn: Phòng VH&TT thành phố Uông Bí năm 2014)

Thực tiễn khai thác và phát huy nguồn lực văn hóa- nhân văn này ở Uông Bí đang đặt ra khá nhiều vấn đề nan giải và cấp bách. Mặc dù vậy, nhìn vào biểu đồ doanh thu từ du lịch của thành phố Uông Bí có sự biến động không ngừng qua các năm. Nếu nhƣ doanh thu du lịch từ năm 2000 trở về trƣớc chỉ đạt khoảng vài chục tỉ đồng thì từ năm 2000, doanh thu bắt đầu tăng lên, đặc biệt từ năm 2009, doanh thu tăng gấp hơn chục lần so với những năm trƣớc với số tiền khoảng 200 tỉ đồng. Gần đây nhất là năm 2013 với tổng doanh thu là 477 tỉ đồng. Yên Tử đã đặc biệt đem lại những con số bất ngờ. Riêng số tiền thu công đức cũng là không nhỏ (Năm 2011: tiền thu công đức là 26 tỉ, năm 2013: tiền thu công đức là 32 tỉ). Với doanh thu cao nhƣ vậy, du lịch đã tham gia tích cực vào việc làm tăng ngân sách của thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

3.1.2. Góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Với lợi thế vị trí Uông Bí là một thành phố có điều kiện tự nhiên đa dạng phong phú về nhiều mặt. Có thể nói, quá trình xây dựng và phát triển của Uông Bí cũng đồng thời là quá trình khai thác, phát huy giá trị của những lợi thế và tiềm năng mà hiếm vùng đất nào có đƣợc, là tiền đề để Uông Bí phát triển một nền kinh tế khá toàn diện và hiện đại, từ sản xuất công, nông, ngƣ nghiệp đến phát triển thƣơng mại, dịch vụ và du lịch, xứng đáng với vị trí là một trong những mắt xích quan trọng của du lịch Quảng Ninh.

Kinh tế của thành phố đã và đang trên đà phát triển, các ngành kinh tế đều tăng trƣởng trong những năm qua nhƣng sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế đang diễn ra nhờ tác động từ ngành kinh tế du lịch. Từ sau năm 2000, tỷ trọng ngành kinh tế Nông, lâm, ngƣ nghiệp có chiều hƣớng giảm mạnh, ngành Công nghiệp và xây dựng vẫn giữ vai trò chủ đạo, phản ánh đúng thực trạng các ngành kinh tế. Nói đến Uông Bí là nói đến các công ty than, các mỏ than với trữ lƣợng than lớn, nhà máy điện Uông Bí với bề dày truyền thống... Đang đƣợc chú ý nhất là ngành Dịch vụ, du lịch. Tính trung bình năm 2000-2005: Ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 36,1%, ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 44,2%, ngành Dịch vụ, du lịch chiếm 19,7%. Cơ cấu này liên tục thay đổi trong những năm tiếp theo với sự sụt giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Dịch vụ, du lịch. Đến năm 2013, tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngƣ nghiệp chỉ chiếm 5% trong cơ cấu nền kinh tế, tỷ trọng ngành Dịch vụ, du lịch là 23%, đó là sự dịch chuyển không hề nhẹ, rất phù hợp với xu hƣớng phát triển của thành phố nói riêng, của tỉnh Quảng Ninh và đất nƣớc nói chung đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này càng khẳng định sự đúng đắn của các cấp lãnh đạo thành phố: Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chuyển từ tăng trƣởng “nâu” sang tăng trƣởng “xanh” theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế năm 2009-2013 (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Uông Bí)

Sự chuyển dịch cơ cấu của địa phƣơng đƣợc thể hiện thông qua địa phƣơng điển hình là thôn Nam Mẫu 2, xã Thƣợng Yên Công. Từ nhiều năm qua, các gia đình dân tộc nghèo khó ở đây chỉ sống bằng nghề nông nghiệp, đến nay họ chủ yếu sống dựa vào du lịch. Trƣớc khi điểm du lịch Yên Tử đƣợc đầu tƣ và phát triển, cơ cấu số hộ làm nông nghiệp chiếm trên 90%. Trong bối cảnh tăng dân số, ruộng lại đƣợc chia nhỏ thành các khoảnh nên tạo ra diện mạo đồng ruộng manh mún. Với ngƣời dân nơi đây, nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Chính bởi vậy, đa phần cƣ dân thôn Nam Mẫu 2 có thêm cơ hội khi thực hiện sinh kế tại điểm du lịch Yên Tử. Thậm chí có nhiều hộ đã bỏ ruộng, bán ruộng hoặc canh tác một vụ vì hiệu quả kinh tế trong ba tháng lễ hội Yên Tử cũng đủ trang trải cuộc sống cả năm. Do đó nếu đánh giá một cách tổng quan thì cƣ dân khu vực thôn Nam Mẫu 2 hiện nay nhờ việc chuyển dịch tự nhiên từ kinh tế nông, lâm nghiệp sang kinh tế du lịch đã có đời sống kinh tế ổn định và mức sống đƣợc nâng cao.

Dịch vụ, du lịch Nông nghiệp

3.1.3. Là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác

Kinh doanh du lịch là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều ngành khác cũng đƣợc hƣởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ du lịch, nhƣ xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lƣu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Nhƣ vậy, có thể thấy tác động của kinh tế du lịch đến một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích.

Trƣớc tiên là trong ngành Giao thông vận tải: Ngày càng có bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc đƣợc đầu tƣ, có tuyến đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng. Nhà nƣớc cùng nhà đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ nâng cấp Quốc lộ 18A và đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng Cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đƣờng Uông Bí Nam Thành phố và các tuyến đƣờng liên phƣờng xã, các tuyến đƣờng nội thị. Nâng cấp, mở rộng tuyến đƣờng du lịch Yên Tử và tuyến hành hƣơng Bắc Sơn - Yên Tử và tuyến Năm Mẫu - Đông Triều, hoàn thành mở rộng, bố trí điện chiếu sáng các đƣờng nhánh còn lại. Doanh thu dịch vụ vận tải địa phƣơng năm 2010 đạt 170 tỉ đồng, đến năm 2013 đạt hơn 450 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 19,8%/năm.

Trong ngành Thƣơng mại, dịch vụ: Phát triển đa dạng, tốc độ cao, trên địa bàn thành phố có 11 chợ, 6 ngân hàng thƣơng mại, dịch vụ ATM và các dịch vụ khác phát triển tốt, hệ thống siêu thị, khách sạn phát triển theo hƣớng hiện đại, thành phố đang xây dựng siêu thị Quang Trung và xúc tiến đầu tƣ siêu thị Yên Thanh và siêu thị Cầu Sến, hàng năm tổ chức tốt hội chợ thƣơng mại quốc tế Uông Bí, mức lƣu chuyển hàng hoá tăng 15%, giá trị về dịch vụ, thƣơng mại hàng năm tăng 26,8%.

Trong ngành Công nghiệp: Phát triển ổn định, tăng trƣởng cao, bền vững, đƣợc xếp vị trí thứ 3 trong Tỉnh. Trên địa bàn Thành phố có 400 doanh nghiệp Trung ƣơng và địa phƣơng. Than nguyên khai tăng từ 3,85 triệu tấn năm 2005 lên 6,85 triệu tấn năm 2012. Xi măng đạt 1 triệu tấn/năm (841.000 tấn/năm

2012) Gạch tuy-nen đạt 30 triệu viên/năm. Sản lƣợng điện năm 2005 đạt 700 triệu KWh, năm 2012 đạt 1.123,5 triệu KWh. Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ 200.000 tấn sản phẩm/năm, hệ thống 5 cảng thuỷ nội địa phục vụ xuất, nhập vật liệu xây dựng, xuất than hoạt động tốt. Nhà máy chế biến lâm sản Quảng Ninh, Nhà máy gia công mũ giày Sao Vàng, Nhà máy sản xuất bia, rƣợu Thăng Long... duy trì sản xuất ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng 34, 5%/năm (30,8 % năm 2012). Ngành công nghiệp than luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế. Năm 2013, lĩnh vực này nằm trong tổng thể lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 72% cơ cấu các ngành kinh tế. Việc đầu tƣ đối với du lịch cũng đƣợc các cấp lãnh đạo ngành than quan tâm thông qua các dự án đầu tƣ. Đó là sự tác động qua lại giữa các ngành kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế Uông Bí ngày một phát triển và bền vững.

3.1.4. Góp phần quảng bá cho sản xuất địa phương

Du lịch là phƣơng tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho các địa phƣơng. Xét về mặt kinh tế, các sản phẩm du lịch đƣợc giới thiệu tại chỗ đến khách du lịch, họ sẽ tuyên truyền đến ngƣời thân, bạn bè và từ đó có cơ hội mở rộng các mặt hàng này ra các nơi khác. Xét về mặt xã hội, đây là kênh để quảng bá về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con ngƣời, phong tục tập quán... Mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều yếu tố chƣa thuận lợi đã ảnh hƣởng không nhỏ đến du lịch thành phố. Một số dự án đầu tƣ du lịch phải thay đổi chủ đầu tƣ làm ảnh hƣởng tiến độ hoặc thiếu vốn. Tuy nhiên Uông Bí nằm trong những khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh, trong những năm qua du lịch Uông Bí đã góp phần lớn vào quảng bá cho sản xuất địa phƣơng thông qua các hình thức phong phú, cuốn hút. Các sách giới thiệu về Uông Bí đƣợc đầu tƣ công phu, các ấn phẩm nhƣ đĩa DVD, sổ tay du lịch, sách giới thiệu chuyên sâu về Yên Tử luôn đƣợc phát hành tạo điều kiện tuyên truyền quảng bá rộng rãi về mảnh đất Uông Bí đạt hiệu quả rất tốt. Gần

đây nhất là Cuốn sổ tay du lịch Uông Bí giới thiệu cụ thể các loại hình du lịch, các món ngon nổi tiếng, cung cấp địa chỉ các cơ sở lƣu trú và phƣơng tiện di chuyển tại thành phố Uông Bí, đặc biệt là cuốn sách "Đất và ngƣời" dày 882 trang giới thiệu về đất và ngƣời Uông Bí một cách đầy đủ, sách "Danh sơn Yên Tử- Thiền phái trúc lâm" cũng cung cấp cho ngƣời đọc những hiểu biết về di tích và danh thắng Yên Tử cùng Thiền phái Trúc Lâm... Thành phố tiếp tục khôi phục tổ chức tốt các lễ hội truyền thống tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nhƣ: lễ hội Yên Tử, Đình Đền Công, chùa Ba Vàng. Tổ chức cuộc thi leo núi Yên Tử để thu hút đông đảo khách du lịch về một loại hình du lịch thể thao hấp dẫn. Ngoài ra, các ngành, các địa phƣơng đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá trực quan trên địa bàn nhƣ: tuyên truyền bằng xe cổ động, treo băng rôn trên các tuyến đƣờng, sửa chữa, làm mới những cụm pa-nô du lịch và các biển hiệu chỉ dẫn vào khu, điểm du lịch...

Công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông làm cơ sở để thu hút các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển các khu, điểm du lịch cũng đƣợc thành phố đặc biệt quan tâm đầu tƣ hoàn thiện, đồng thời khuyến khích xây dựng, nâng cấp cơ sở lƣu trú phục vụ khách du lịch, trong đó có nhiều cơ sở đƣợc xây dựng đạt chuẩn nhƣ: Khu du lịch sinh thái Hoàn Mỹ, Khách sạn Thanh Lịch, Khách sạn Thƣơng Mại, Nhà Sàn Tùng Lâm, Khách sạn Sentosa, Công ty TNHH MTV dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ Tùng Lâm... cùng nhiều nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách đến Uông Bí.

Thành phố đã chú trọng tổ chức nhiều hoạt động vừa quảng bá du lịch, giới thiệu các sản phẩm, hàng hóa lƣu niệm, các món ẩm thực đặc sản của Uông Bí để thu hút khách du lịch. Vào đợt lễ hội thƣờng tổ chức biểu diễn nghệ thuật múa hát dân tộc tại các khu điểm du lịch để phục vụ khách du lịch. Tổ chức tốt các khu ẩm thực cho du khách đến với Uông Bí, nâng cao chất lƣợng phục vụ của các khu ẩm thực đảm bảo văn minh, lịch sự, phong phú về chủng loại thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch và nhân dân.

Tích cực quảng bá các mặt hàng đặc trƣng, đặc sản Uông Bí nhƣ măng trúc tƣơi, măng trúc ngâm dấm, rƣợu mơ Yên Tử, các thuốc xoa bóp nhƣ Trầu Tiên Yên Tử, gừng gió, địa liền, cây ba kích để ngâm rƣợu. Các món ăn nổi tiếng của Uông Bí đƣợc đông đảo khách du lịch biết đến nhƣ: Bún Tôm, canh gà và rƣợu bâu của ngƣời dao, món măng trúc Yên Tử... Kết hợp với việc thƣờng xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cửa hàng ăn uống, các khu, điểm du lịch, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho khách du lịch. Hiện nay đến Uông Bí không thể không thƣởng thức các sản vật:

Món canh gà và rƣợu bâu của ngƣời dân tộc Dao: Gà chặt nhỏ đem ƣớp với gừng, hành khô, 1 miếng địa liền và gia vị vừa vặn trong 10 phút, sau đó bắc lên bếp đun nhỏ lửa và cho săn thịt, lắc đều rƣợu bâu đổ bâm sấp thịt rồi đun nhỏ lửa tiếp cho đến chín vừa. Canh gà ăn nóng với vị thơm của gừng, địa liền hấp dẫn du khách.

Món măng trúc Yên Tử, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhƣ nấu canh, xào , nƣớng , luộc... Sau khi lấy măng rửa sạch nếu luộc hoặc nƣớng để cả cây măng, đối với món xào có thể thái thành từng lát mỏng hoặc cắt khúc nhỏ đập dập rồi đem xào với thịt bò, thịt dê. Thêm các loại gia vị nhƣ cần tây, tỏi tƣơi và hạt tiêu. Măng trúc ăn ngọt, không có vị hăng, đắng nhƣ nhiều loại măng khác.

Món bún tôm: Tôm làm bún là loại tôm vừa phải, vỏ tôm đƣợc lột đi, lấy cùi tôm để tẩm ƣớp hƣơng vị và xào qua cho săn chắc. Những thân dọc mùng đã tƣớc vỏ, xanh mƣớt, thái từng đoạn đều răm rắp. Bún đặt sẵn, ráo nƣớc, trắng mịn. Nồi nƣớc dùng sôi lăn tăn, ngọt lừ, nhấp nhánh những ánh vàng bóng mỡ. Tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 72)