Tác động về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 81)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Tác động về xã hội

3.2.1. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động

Trên thực tế, đóng góp của du lịch vào việc tạo ra việc làm không thể xem nhẹ. “Số lao động trong ngành du lịch và các hoạt động liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có một ngƣời làm trong ngành du lịch”[28].

Trong sự chuyển dịch cơ cấu ngành, ngành dịch vụ ngày càng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thu hút lực lƣợng lao động trong xã hội bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Năm 2012 tạo ra 1,8 triệu việc làm (trong đó 570.000 việc làm trực tiếp), quy mô lao động ngành du lịch chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. Theo cách tính của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) thì hiệu quả làm việc do du lịch và lữ hành tạo ra là trên 3 triệu lao động chiếm 8,1% tổng số lao động toàn quốc [64]. Cách tính này bao quát đƣợc cả số lao động liên quan và lao động không chính thức, lao động gia đình trong du lịch cộng đồng, du lịch tại nhà dân, lực lƣợng dịch vụ đƣờng phố, khu du lịch (xe ôm, bán bƣu thiếp, hàng lƣu niệm, hàng rong…). Tuy nhiên, do phát triển nhanh, các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn, nhà hàng đã thu hút lực lƣợng lao động lớn nhƣng chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu, mới có 7% đạt trình độ đại học, 50% đƣợc đào tạo qua các trƣờng dạy nghề, các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn, còn lại chƣa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động nữ

trong ngành du lịch Việt Nam chiếm 58%. Toàn ngành có khoảng trên 27.000 lao động nữ là cán bộ quản lý. Năng lực làm việc cao, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của lao động nữ đóng vai trò quyết định đến chất lƣợng dịch vụ du lịch.

Một thực tế là, ở nƣớc ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng của đất nƣớc đều nằm tại các vùng nông thôn, miền núi và vùng hải đảo. Song thu nhập hiện từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở hai thành phố du lịch lớn của đất nƣớc là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 62% tổng doanh thu), vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo ngƣời dân sống ở nông thôn.

Tính đến nay, Du lịch thành phố Uông Bí đã tạo ra công ăn việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch bao gồm cả quản lí và lao động tại công ty lữ hành, cơ sở lƣu trú, nhà hàng dịch vụ, các doanh nghiệp, khu du lịch tính đến năm 2012 là 2.119 ngƣời.

Bảng 3.1: Biểu mẫu thống kê nhân lực du lịch thành phố Uông Bí Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lữ hành 0 0 0 0 0 5 5 Nhà nghỉ, khách sạn 120 195 230 310 385 420 491 491 Vận chuyển 60 64 80 118 120 138 146 151 Khu, điểm du lịch 137 175 230 298 350 486 520 520 Nhà hàng 180 225 228 265 310 420 552 625 Nơi bán đồ lƣu niệm 8 8 9 21 21 30 48 48 Điểm Karaoke 80 80 105 85 78 160 110 96 Lao động quản lý 180 180 180 180 180 182 183 183 Tổng 765 927 1062 1277 1444 1836 2055 2119

Ngoài số lao động trực tiếp này còn có số lao động không trực tiếp, lao động mang tính mùa vụ của các nông dân sinh kế ở vùng du lịch.

Có thể thấy ngành du lịch là một trong những ngành có tác động rất lớn, đó là tính chất liên ngành của du lịch. Để vận hành và bảo dƣỡng đƣợc các công trình dịch vụ du lịch đã xây dựng kết cấu hạ tầng cho ngành du lịch, du lịch cần một khối lƣợng lao động rất lớn. Việc du lịch tạo ra việc làm ảnh hƣởng tích cực tới sự ổn định xã hội nhƣ: tránh sự hoạt động riêng rẽ của các cộng đồng xã hội, tránh đƣợc các tệ nạn xã hội đi theo, củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản địa phƣơng, tăng thu nhập của dân địa phƣơng qua việc cung cấp những sản phẩm thủ công, sản vật địa phƣơng cho khách…du lịch cũng là một hoạt động kích cầu trong thƣơng mại. Việc làm của ngành du lịch tạo ra cũng mang một đặc trƣng riêng biệt. Bởi lẽ hoạt động du lịch là rất đa dạng với nhiều loại hình phong phú nên có tính thời vụ rất cao. Đến các “mùa du lịch”, thì nhu cầu lao động phục vụ cho ngành tăng cao dù là trực tiếp hay gián tiếp.

3.2.2. Là một trong những công cụ hữu hiệu để giải quyết tình trạng đói nghèo

Qua thực tế cho thấy du lịch có thể tạo ra những cơ hội để nâng cao mức sống của ngƣời dân nhờ việc đem đến cho họ việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi đây là ngành thu hút mọi hình thức làm việc để phục vụ nó. Du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tiến bộ, du lịch phát triển tạo thu nhập làm tăng GDP trong cơ cấu kinh tế. Phát triển du lịch còn tạo sự phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề, tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, phá vỡ sự khép kín làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm, ngƣ nghiệp, làm cho nông nghiệp chuyển từ trang thái thuần nông sang nền nông nghiệp thƣơng phẩm, nông nghiệp sinh thái đa ngành nghề.

Nói đến du lịch Uông Bí, nơi đầu tiên phải nhắc đến chính là Yên Tử. Lƣợng khách đến Uông Bí tập trung phần lớn tại Yên Tử, doanh thu du lịch từ Yên Tử là lớn nhất. Các dự án đầu tƣ trong thời gian tới cũng tập trung chủ yếu tại Yên Tử. Điểm du lịch Yên Tử đã tạo ra nhiều loại hình sinh kế nhƣ

kinh doanh cố định, kinh doanh di động... mang lại hiệu quả kinh tế, dù bất kì loại hình nào cũng cho thu nhập hơn hẳn việc “bán mặt cho đất, bán lƣng cho trời” trên những mảnh ruộng kém màu mỡ. Hay nói khác đi, nhờ vào điểm du lịch Yên Tử mà cuộc sống của những ngƣời dân nơi đây đã thay đổi và đƣợc cải thiện rất nhiều. Điển hình là thôn Nam Mẫu 2, xã Thƣợng Yên Công, việc “bám” vào điểm du lịch để thực hiện sinh kế của ngƣời dân đã diễn ra trên dƣới 20 năm. Ngƣời dân nơi đây đều cảm nhận thấy những thay đổi qua từng năm, từng tháng, những ngôi nhà mới to đẹp mọc lên, ruộng một phần bị bỏ hoang, một phần chỉ cấy một vụ, một phần bị lấp đi để thay đổi mục đích sử dụng, bộ mặt của thôn có nét giống với một góc đô thị nếu quan sát từ trên cao. So với các thôn khác trong xã Thƣợng Yên Công, Nam Mẫu 2 đƣợc coi là thôn giàu có nhất.

Các báo cáo tổng kết hàng năm của xã Thƣợng Yên Công đều khẳng định vai trò của điểm du lịch Yên Tử trong việc giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng. Trong số các hộ thoát nghèo có những hộ tận dụng điểm du lịch để thực hiện các sinh kế phụ, kinh doanh theo mùa lễ hội. Việc giảm số lƣợng hộ nghèo đã cho thấy tính hiệu quả của sinh kế dựa vào điểm du lịch Yên Tử. Riêng với thôn Nam Mẫu 2, số lƣợng hộ nghèo khá cao do đây là thôn có số hộ, khẩu lớn nhất xã. Các hộ nghèo này thƣờng nằm xa khu ngã tƣ Nam Mẫu, hoàn toàn không tham gia thực hiện sinh kế tại điểm du lịch Yên Tử.

Nhƣ vậy, từ một sinh kế phụ, mang tính chất tranh thủ lợi thế của điểm du lịch để tăng thêm thu nhập nhƣng sinh kế này lại đạt hiệu quả cao đến mức ngƣời nông dân “nhạt” dần với truyền thống nông nghiệp. Sinh kế phụ ấy trở thành công cụ đắc lực, góp phần lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời dân xung quanh các điểm du lịch nói riêng và doanh thu của thành phố nói chung

3.2.3. Góp phần nâng cao dân trí

Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về xã hội của ngƣời dân thông qua ngƣời ở địa phƣơng khác, khách nƣớc ngoài (về phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ...), làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết cá nhân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.

Ngày 23-11-1945, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 65 quy định "Cấm phá hủy đình chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự khác nhau nhƣ cung điện, thành quách cùng lăng mộ (chƣa đƣợc bảo tồn). Cấm phá hủy những bức ký đồ vật chiểu sắc, văn bằng giấy, sách vở có tính cách tôn giáo nhƣng có ích cho lịch sử" [57, tr58]. Qua đây các địa phƣơng có điểm du lịch phải chủ động tìm hiểu, sƣu tầm cùng sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các học giả để bảo tồn, tu bổ khôi phục các giá trị tài nguyên nhân văn. Quá trình đó làm ngƣời dân có nhận thức sâu sắc về tiềm năng du lịch ở địa phƣơng, từ đó biết trân trọng các tiềm năng đó và có ý thức bảo vệ, giữ gìn.

Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng, tích cực tham gia xây dựng điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lƣợng", tăng cƣờng thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật. Xây dựng phong trào ứng xử văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. Với những thông tin tuyên truyền qua sách báo, các đĩa DVD, pano..., tuyên truyền và hƣởng ứng các chƣơng trình kích cầu du lịch nội địa, phát động và thực hiện Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên du lịch Việt Nam”.

Ngoài ra, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Du lịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch, Nghị định và các văn bản hƣớng dẫn thi hành…Thông qua đó để nâng cao ý thức thực hiện pháp luật về du lịch của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân, tìm hiểu, hƣớng dẫn cho cƣ dân địa phƣơng để làm du lịch, từng bƣớc nâng cao hiểu biết về tiềm năng tự nhiên và nhân văn đã bƣớc đầu giáo dục lòng yêu nƣớc, giữ gìn nâng cao truyền thống của dân tộc.

3.2.4. Góp phần phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Nhận thức đƣợc vai trò của du lịch trong việc phát huy các giá trị văn hoá và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, Nhà nƣớc Việt Nam luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá góp phần phát triển bền vững. Tƣ tƣởng này đã đƣợc cụ thể hoá trong nội dung Luật Du lịch, 2005, theo đó một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch là “phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, …..bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch”[37, tr9].

Dựa trên quan điểm về phát triển bền vững và kế thừa những tƣ tƣởng và kết quả đạt đƣợc từ Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2010, Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đƣa ra một số quan điểm phát triển trong đó quan điểm về “Phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc..tôn trọng văn hoá trong mối quan hệ với cộng đồng điểm đến…” đƣợc nhấn mạnh.[7]

Với các chủ trƣơng chính sách của Đảng bộ thành phố Uông Bí, cùng các chính sách đầu tƣ thích đáng, tu bổ, nâng cấp một số di tích trọng điểm tại các địa phƣơng, góp phần làm cho những di tích ấy trƣờng tồn với thời gian và trở thành những “điểm sáng” văn hóa tại địa phƣơng, đƣợc nhân dân mến mộ, cảm kích.

Các loại hình du lịch ở Uông Bí đƣợc duy trì và hoạt động có hiệu quả tốt, điển hình nhất là du lịch tâm linh tại điểm chùa Yên Tử, chùa Ba Vàng và du lịch văn hóa tại 27 điểm du lịch, du lịch sinh thái tại Khu rừng quốc gia Yên Tử, Hồ Yên Trung, Lựng Xanh… Các tài sản văn hóa phi vật thể nhƣ các Hội xuân Yên Tử, Hội chùa Ba Vàng hòa đồng với các lễ hội mang tín ngƣỡng dân gian đầu xuân đậm nét văn hóa làng quê Việt Nam nhƣ Hội đình Lạc Thanh,

Hội đền Hang Son, Hội đình Đền Công… tạo nên những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, các giá trị truyền thống đƣợc bảo tồn và phát huy. Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết nhiều hơn và quan tâm hơn đến truyền thống văn hóa đặc sắc và đa dạng của thành phố Uông Bí. Nhờ có du lịch, hàng năm trung bình có khoảng hai triệu du khách đến thành phố Uông Bí, họ đƣợc hiểu sâu hơn về đất và ngƣời Uông Bí, đƣợc tận mắt chứng kiến sự phát triển từng ngày trong đời sống kinh tế, xã hội địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ sau năm 1986, cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, của tỉnh Quảng Ninh nói chung, tình hình kinh tế, xã hội của thành phố cũng có nhiều thay đổi. Những chủ trƣơng, quyết sách của Đảng đã đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình hành động, chƣơng trình công tác của các cấp chính quyền và đoàn thể, đƣợc tổ chức triển khai nhanh chóng và hiệu quả nhờ sự tham gia, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

Du lịch Uông Bí đã trở thành một yếu tố thúc đẩy sự chuyển biến kinh tế - xã hội của toàn thành phố, góp phần tích cực vào việc làm tăng ngân sách địa phƣơng, du lịch là chất xúc tác, là động lực tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Sự giao lƣu, quảng bá giới thiệu du lịch đã tạo cho dân cƣ cơ hội học hỏi, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức tự học cho một bộ phận lớn thanh niên địa phƣơng. Du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động tham gia vào hoạt động của mình, là công cụ hữu hiệu để giải quyết tình trạng đói nghèo, du lịch góp phần nâng cao dân trí, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, sự phát triển của hoạt động du lịch tạo ra cơ hội cho một lực lƣợng lớn lao động đƣợc học nghề tại chỗ ...

Mặc dù vậy, du lịch Uông Bí cũng bộc lộ những mặt cần khắc phục. Sự đi lại lƣu trú trong thời gian ngắn của một số lƣợng ngƣời nhất định cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trƣờng và xã hội. Hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng đặc biệt là môi trƣờng nƣớc ở những điểm du lịch, việc xâm phạm vô ý thức không hiểu biết của khách du lịch làm cho cảnh quan sinh thái bị biến dạng, khắc chữ, phóng uế, cá biệt còn di chuyển di tích….Các tệ nạn xã hội cũng du nhập, làm tổn hại đến phong tục tập quan của một bộ phận dân cƣ, sự lai tạp giữa các nghi lễ tín ngƣỡng dẫn đến sự lai căng kệch cỡm các lễ hội.

Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch thiếu hiểu biết về Luật du lịch, kỹ năng ngoại ngữ của đội ngũ hƣớng dẫn viên còn yếu, chƣa thực sự am hiểu về các giá trị của tài nguyên du lịch địa phƣơng dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, quảng bá cho hình ảnh của du lịch địa phƣơng, chƣa tạo đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh tế du lịch ở thành phố uông bí tỉnh quảng ninh (1986 2013) (Trang 81)