Kết quả kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng lý thuyết thị trường hiệu quả trong điều kiện thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 69)

Trong bài nghiên cứu này, sự kiện được chọn để phân tích nghiên cứu là thông tin Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Ông Trần Bắc Hà bị bắt được tung ra trong ngày 21/02/2013. Bài nghiên cứu sẽ phân tích tác động của sự kiện này đến nhóm chứng khoán ngành ngân hàng có liên quan gồm tám mã chứng khoán của tám ngân hàng được niêm yết chính thức gồm: ACB, NVB, SHB, CTG, EIB, MBB, STB, VCB. Dữ liệu đưa vào phân tích trong luận văn này là giá đóng cửa cuối ngày của tám mã cổ phiếu trên trong thời gian từ ngày 25/09/2012 đến ngày 14/03/2013. Chỉ số đại diện thị trường được chọn là chỉ số VN-Index, dữ liệu để phân tích cũng là chỉ số đóng cửa cuối ngày trong cùng thời gian trên.

Luận văn phân tích sự kiện khi tin đồn về một vị lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường bị bắt xảy ra vào ngày thứ năm 21/02/2013 sẽ tác động đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng như thế nào? Sau khi thông tin được tung ra, thị trường chứng khoán lập tức sụt giảm mạnh, các sàn giao dịch một màu đỏ rực, các chỉ số lao dốc nhanh chóng, hoạt động “bán tháo” chứng khoán diễn ra trên diện rộng, chỉ số VN-Index chốt cuối phiên mất 3.66% xuống còn 476.73 điểm, chỉ số HNX chốt cuối phiên mất 5.3% xuống còn 63.45 điểm, kết quả gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn, vốn hóa của thị trường chứng khoán mất gần 29.000 tỷ đồng chỉ trong 1 phiên giao dịch (tinnhanhchungkhoan.vn). Ngày 21/02/2013 là ngày xảy ra sự kiện cần nghiên cứu, được quy ước là ngày 0. Kết quả hồi quy theo công thức (3.7) làm cơ sở tính toán phần lợi nhuận bất thường được trình bày ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy lợi nhuận từng cổ phiếu theo lợi nhuận trung bình của thị trường

ACB CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB Hệ số góc 0.00710 0.00913 0.00688 0.00628 -0.00105 0.01736 0.00645 0.01212 Hệ số chặn -0.00172 -0.00084 -0.00097 -0.00073 -0.00083 -0.00303 -0.00079 -0.00016 Hệ số xác định 0.28612 0.21031 0.28300 0.31819 0.00076 0.37991 0.19369 0.53103

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả hồi quy)

Dựa vào Bảng 4.4 lợi nhuận bất thường và lợi nhuận bất thường tích lũy được tính toán cho các cổ phiếu trong khung sự kiện từ 15 ngày trước cho đến 15 ngày sau khi sự kiện xảy ra được tổng hợp trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Lợi nhuận bất thường và lợi nhuận bất thường tích lũy cho nhóm cổ phiếu các ngân hàng

Ngày AR CAR Ngày AR CAR

… … … 0 -0.0675 -0.1485 -15 -0.0234 -0.0234 1 0.0182 -0.1303 -14 -0.1455 -0.1689 2 -0.0544 -0.1847 -13 -0.0615 -0.2304 3 -0.0102 -0.1949 -12 0.1805 -0.0500 4 0.0353 -0.1596 -11 -0.0356 -0.0856 5 -0.0656 -0.2252 -10 0.0113 -0.0743 6 0.0153 -0.2099 -9 -0.0148 -0.0891 7 -0.1502 -0.3601 -8 0.0041 -0.0849 8 -0.0667 -0.4268 -7 0.0881 0.0032 9 0.0859 -0.3409 -6 -0.0701 -0.0669 10 -0.0101 -0.3510 -5 -0.0151 -0.0819 11 0.0434 -0.3076 -4 0.0696 -0.0123 12 0.0507 -0.2569 -3 -0.0212 -0.0336 13 -0.0013 -0.2582 -2 -0.0330 -0.0666 14 -0.0426 -0.3008 -1 -0.0143 -0.0809 15 -0.1277 -0.4285

Hình 4.1:Lợi nhuận bất thường tích lũy theo sự kiện ngày 21/02/2013

(Nguồn: tác giả vẽ theo số liệu thu thập được)

Dưới tác động của sự kiện ngày 21/02/2013 hình 4.1 cho thấy lợi nhuận bất thường tích lũy của nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết có xu hướng giảm, và lợi nhuận bất thường tích lũy này đã âm gần 45% chỉ trong 7 ngày sau sự kiện. Xu hướng thay đổi của lợi nhuận bất thường tích lũy có dấu hiệu biến động giảm từ khoảng 7 ngày trước khi xảy ra sự kiện và tiếp tục giảm sau thời điểm sự kiện xảy ra và không có dấu hiệu hồi phục về mức ban đầu. Sự giảm xuống của lợi nhuận bất thường tích lũy xảy ra trước 7 ngày – một thời gian khá lâu tính đến ngày xảy ra sự kiện, điều này cung cấp bằng chứng thống kê cho thấy sự kiện này có thể đã được thị trường dự đoán từ trước. Tác động âm của sự kiện đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn còn kéo dài thể hiện qua đường lợi nhuận bất thường tích lũy không trở về 0 sau hơn 15 ngày xảy ra sự kiện.

Bảng 4.6: Lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình và các giá trị kiểm định

Khung CAAR 1 2 [-15,-1] -0.0764 -2.5067* -1.8074** [0,5] -0.1739 -0.0024 -0.0165 [0,10] -0.2483 -0.0096 -0.9045 [0,15] -0.2677 -0.0090 -1 [-15,15] -0.1751 -7.7979* -1.9579*

(Nguồn: Tính toán của tác giả với *, ** tương ứng mức ý nghĩa 5%, 10%)

-0.5 -0.45 -0.4 -0.35 -0.3 -0.25 -0.2 -0.15 -0.1 -0.05 0 0.05 -15 -13 -11 -9 -7 -5 -3 -1 1 3 5 7 9 11 13 15 L ợi nhuận bất thường tí ch lũy CAR

Áp dụng phương pháp kiểm định tham số và phi tham số, từ dữ liệu Bảng 4.5 ta tính được Bảng 4.6. Với mức ý nghĩa 5%, chấp nhận giả thuyết H0 cho khung thời gian [0,5], [0,10], [0,15] với cả 2 phương pháp kiểm định tham số và phi tham số (| | < 1.96), sự kiện không có tác động đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình trong các khung thời gian này. Với mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H0 với phương pháp kiểm định tham số (| | > 1.96), và với mức ý nghĩa 10% bác bỏ giả thuyết H0 với phương pháp kiểm định phi tham số (| | > 1.65) cho khung thời gian [-15,-1], sự kiện có ảnh hưởng âm đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình của các chứng khoán ngành ngân hàng trong khung thời gian này. Và cho toàn bộ khung thời gian [-15,15], ta cũng bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 5% cho cả 2 phương pháp kiểm định tham số và phi tham số (| | > 1.96), sự kiện có ảnh hưởng âm đến diễn biến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình của các chứng khoán ngành ngân hàng trong các khung thời gian này.

Kết hợp cả hai phương pháp kiểm định tham số và kiểm định phi tham số đều cho kết quả như nhau, có thể kết luận sự kiện ngày 21/02/2013 thực sự tác động đến các cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm trong khoảng 7 ngày trước khi sự kiện xảy ra cho thấy thị trường dường như đã dự đoán được sự xảy ra của sự kiện, và tiếp tục xu hướng giảm mà không có dấu hiệu trở về 0 sau hơn 15 ngày kể từ thời điểm sự kiện xảy ra cho thấy tác động của sự kiện vẫn còn kéo dài và thị trường đã phản ứng quá mức đối với thông tin được tung ra. Diễn biến của sự kiện không theo đúng lý thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình là khi thông tin có liên quan được công bố ngay lập tức phản ánh đầy đủ vào giá chứng khoán làm giá thay đổi một mức đáng kể và sau đó giá chứng khoán sẽ không thay đổi nếu không có bất kỳ thông tin mới nào được công bố. Vì vậy, từ việc kiểm định phân tích sự kiện ngày 21/02/2013 đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng có thể nhận xét thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể hiện mức độ hiệu quả dạng trung bình, giá giảm trước khi sự kiện xảy ra và tiếp tục giảm những ngày sau đó.

Thảo luận thêm về sự kiện mà luận văn chọn để nghiên cứu thì sự kiện ngày 21/02/2013 với thông tin ông Trần Bắc Hà bị bắt thật chất không phải thông tin chính thức mà chỉ là tin đồn của một nhóm người muốn trục lợi trên thị trường chứng khoán bằng cách chọn những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn để dễ kích động đám đông hành động. Dù đây là tin đồn không chính thức tuy nhiên qua phân tích kiểm định cho thấy sự kiện này vẫn có tác động không nhỏ và kéo dài đến lợi nhuận bất thường tích lũy của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Điều này có thể giải thích là do thị trường tài chính Việt Nam còn non trẻ, mong manh, sức đề kháng yếu, thiếu minh bạch và dễ tổn thương nên các hành vi thao túng và trục lợi như vậy rất dễ thực hiện. Đây là những nguyên nhân khiến thị trường tài chính Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng dễ dàng chao đảo mỗi khi có thông tin xấu, dù chỉ là tin đồn nhảm. Theo ông Phan Dũng Khánh - Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Kim Eng: “Bản chất của thị trường chứng khoán là luôn có những thông tin đồn thổi nhưng điểm khác biệt là với một thị trường minh bạch hơn thì hậu quả sẽ đỡ hơn" (Vnexpres 2013). Vì vậy có thể kết luận nếu đúng thị trường Việt Nam hiệu quả dạng trung bình thì kỳ vọng của nghiên cứu đối với những thông tin như vậy khi được tung ra sẽ không tác động hoặc tác động không đáng kể đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình nhưng kết quả ngược lại sự kiện trên thực sự có ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng nên có thể kết luận thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể hiện tính hiệu quả dạng trung bình.

Phân tích thêm về diễn biến lợi nhuận bất thường tích lũy của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng theo sự kiện ngày 21/02/2013, nếu theo đúng lý thuyết thị trường hiệu quả dạng trung bình thì tại thời điểm công bố thông tin (ngày sự kiện) giá lập tức thay đổi một mức đáng kể phản ứng lại với thông tin và sau đó giá chứng khoán sẽ không thay đổi nếu không có bất kỳ thông tin mới nào có liên quan được công bố. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra giá đã có xu hướng giảm trước một thời gian khá lâu (7 ngày) trước khi sự kiện xảy ra. Điều này có phải phản ánh sự rò rỉ thông tin hay nói cách khác đó là bằng chứng của thông tin nội gián? Hạn chế của

luận văn là không có dữ liệu chính xác để nghiên cứu phân tích đó có đúng là do ảnh hưởng của thông tin nội gián hay không? Tuy nhiên dựa trên thực tế, thông tin này do một nhóm người muốn trục lợi đã tung tin đồn về việc ông Trần Bắc Hà bị bắt nhằm làm thị trường nhiễu loạn, nhà đầu tư hoang mang và thi nhau bán cổ phiếu tháo chạy để nhóm người này mua được cổ phiếu với giá thấp (Vnexpress 2013). Ngoài ra dựa vào kiểm định tham số và phi tham số cho từng khung thời gian được trình bày ở bảng 4.6, ta cũng thấy được rằng sự kiện không ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình cho các khung thời gian sau ngày sự kiện ([0,5], [0,10], [0,15]) với mức ý nghĩa 5%, mà sự kiện tác động âm đến lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình cho khung thời gian trước ngày sự kiện ([-15,- 1]) và cho toàn bộ khung sự kiện [-15,15]. Vậy có thể giải thích như sau nhóm người này đã bán cổ phiếu dần trong những ngày trước ngày tung tin đồn (21/02/2013) để gom tiền mua lại khi thị trường giảm sâu do ảnh hưởng của tin đồn ngày 21/02/2013.

Vậy tại sao sau khi biết đó là tin đồn nhưng thị trường không thực sự hồi phục hoàn toàn và lợi nhuận bất thường tích lũy không quay về 0 mà vẫn tiếp tục với xu hướng giảm? Điều này có thể giải thích là do từ tác động của tin đồn, phản ứng thường thấy là một bộ phận dòng vốn sẽ tạm rời khỏi thị trường chứng khoán, tìm đến các kênh trú ẩn an toàn hơn như vàng và ngoại tệ. Sự ổn định của thị trường cuối năm 2012 đầu năm 2013 lại mong manh, nên khi những tin đồn xuất hiện đã gây xáo trộn và càng tạo tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Nguyên nhân sự ổn định của thị trường mong manh xuất phát từ việc thời điểm trước sự kiện ngày 21/02/2013, thị trường đã tiếp nhận thông tin đề xuất phá giá Đô La Mỹ từ một số chuyên gia với lý do đồng Việt Nam đang được định giá cao và một phần cũng là để hỗ trợ xuất khẩu… mà kết quả sau những lần phá giá trước đây cho thấy đều gây ảnh hưởng lớn tới giá trị các khoản đầu tư. Dù Nhà nước đang cân nhắc khi có nhiều quan điểm trái chiều nhưng trong điều kiện thị trường bất đối xứng thông tin, không phải tất cả người dân, nhà đầu tư đều có đầy đủ thông tin cũng như năng lực để thẩm định hoặc phản biện thì khi nhiều thông tin xuất hiện dồn dập có thể tạo

nên tâm lý kỳ vọng chưa đầy đủ, dẫn đến những tác động sai lệch đối với cung - cầu và trước các tin đồn xấu, thị trường lại càng thêm rối (Việt Báo 2013).

So sánh với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2008) cho thấy thị trường phản ứng quá mức trước thông tin tốt và phản ứng dưới mức khi có thông tin xấu hay nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh và ctg (2013) cho thấy sự kiện khi thông tin chính thức về ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt có ảnh hưởng âm rõ ràng đến cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng niêm yết tại các sàn chứng khoán Việt Nam. Sự kiện nghiên cứu của luận văn là tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt cũng cho kết luận tương tự sự kiện có ảnh hưởng đến cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng dù đây chỉ là thông tin không chính thức. Khác với nghiên cứu của Trần Thị Tuấn Anh và ctg (2013), luận văn kiểm định lợi nhuận bất thường tích lũy trung bình cho từng khung thời gian và phát hiện sự kiện không ảnh hưởng đến cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng từ sau ngày sự kiện mà ảnh hưởng âm với khung thời gian từ trước ngày xảy ra sự kiện và với toàn bộ khung sự kiện. Đây cũng là bằng chứng cho thấy sự ổn định mong manh, sức đề kháng yếu, thiếu minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dễ dàng bị phá vỡ khi có thông tin bất lợi xảy ra cho dù đây chỉ là tin đồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng lý thuyết thị trường hiệu quả trong điều kiện thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 69)