Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng lý thuyết thị trường hiệu quả trong điều kiện thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)

Tại các nước phát triển, việc kiểm định thị trường hiệu quả được thực hiện ở cả ba dạng mạnh, trung bình và yếu. Còn đối với các nước đang phát triển hoặc mới nổi, việc kiểm định thị trường hiệu quả chủ yếu thực hiện ở dạng yếu, còn thị trường hiệu quả dạng trung bình và đặc biệt là dạng mạnh thì vẫn còn rất ít nghiên cứu được thực hiện (Vũ Thị Minh Luận, 2010). Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu và tìm hiểu những nghiên cứu trước đây trên thế giới liên quan đến nội dung nghiên cứu đó là kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu, trung bình và hiệu ứng ngày thứ hai.

Đối với kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu, các tác giả thường sử dụng phương pháp kiểm định chuỗi, kiểm định tự tương quan, kiểm định tỷ lệ phương sai… Như Dickinson và Muragu (1994) đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu là chuỗi giá cổ phiếu hằng tuần và hằng tháng của 30 loại cổ phiếu được chọn trên thị trường chứng khoán Nairobi (Kenya) từ năm 1979 đến năm 1985. Kết quả kiểm định tự tương quan có khá nhiều chuỗi giá cổ phiếu có hệ số tương quan khác 0 với mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên, một số chuỗi khác lại phù hợp với giả thuyết H0. Kết quả kiểm định thống kê Q-stat chỉ ra đa số cổ phiếu không có hiện tượng tự tương quan. Trong kiểm định chuỗi cho thấy đa số cổ phiếu của các công ty là những chuỗi quan sát ngẫu nhiên. Kết quả kết luận thị trường chứng khoán Nairobi là thị trường hiệu quả dạng yếu. Abeysekera (2001) sử dụng dữ liệu thu nhập theo tần suất ngày, tuần và tháng của hai chỉ số giá thị trường (SSI và FSI) trên thị trường chứng khoán Colombo (Srilanka) từ tháng 1/1991 đến tháng 12/1996. Với kiểm định chuỗi, kết quả cho thấy chuỗi quan sát có những thay đổi không theo đúng bước đi ngẫu nhiên với mức ý nghĩa 5% dù là theo ngày, tuần hay tháng. Tương tự, kiểm định tự tương quan cho kết quả tương tự, bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả ở mức độ yếu. Kết luận của nghiên cứu là thị trường chứng khoán Colombo không hiệu quả ở mức độ yếu (Vũ Thị Minh Luận, 2010). Kima và Shamsuddinb (2008) kiểm định tính hiệu quả trên một nhóm thị trường châu Á dựa trên dữ liệu hàng tuần và hằng ngày từ

trường Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hiệu quả mức độ yếu; thị trường Indonesia, Malaysia và Philippines không thể hiện tính hiệu quả mức độ yếu; thị trường Singapore và Thái Lan chỉ đạt hiệu quả mức độ yếu sau khủng hoảng Châu Á. Maria (2010) kiểm định hiệu quả mức độ yếu trên tỷ suất sinh lợi theo ngày, tuần của chỉ số thị trường chứng khoán ở Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha từ năm 1993 đến năm 2007 bằng kiểm định chuỗi và kiểm định tỷ lệ phương sai. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ thị trường Đức và Tây Ban Nha đạt hiệu quả mức độ yếu trong khi các thị trường còn lại chưa hiệu quả mức độ yếu (Đỗ Thành Nhân, 2014).

Về nghiên cứu thị trường hiệu quả dạng trung bình, Fama (1991) cho rằng nghiên cứu sự kiện là bằng chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có để kết luận tính hiệu quả mức độ trung bình trên thị trường. Vì vậy trong nghiên cứu thị trường hiệu quả dạng trung bình, hầu như các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để tiến hành kiểm định, phân tích. Như nghiên cứu của Fama, Fisher, Jensen và Roll (1969) tập trung vào các sự kiện mang tính công khai và có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu để phân tích vì họ cho rằng nhà đầu tư sẽ phản ứng với các thông tin mới được công bố. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có chia tách cổ phiếu, sự gia tăng cổ tức là rất rõ ràng, khi thị trường nhận thấy điều này, mỗi lần công bố thông tin chia tách cổ phiếu được đưa ra, thị trường sử dụng thông tin công bố này để đánh giá lại dòng thu nhập dự kiến từ cổ phiếu (Vũ Thị Minh Luận, 2010). Những thay đổi trong luật và quy định cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức điều hành doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, kể cả lợi nhuận bất thường của công ty. Đó chính là lý do mà Dann và James (1982) đã tiến hành nghiên cứu tác động của quy định bỏ lãi suất tiền gửi trần đối với giá cổ phiếu của công ty S&Ls. Nghiên cứu chỉ ra có một dòng lợi nhuận bất thường lũy kế âm khoảng 8% sau 15 ngày từ khi lãi suất tiền gửi trần bị thay đổi. Ngược lại với nghiên cứu của Dann và James (1982), Smirlock (1984) xem xét sự loại bỏ lãi suất tiền gửi trần trong giai đoạn 1970-1978 với dữ liệu thu thập từ 17 ngân hàng lớn có lượng giao dịch chứng khoán lớn, nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận từ cổ phiếu của ngân hàng không bị ảnh

hưởng bởi lãi suất tiền gửi trần. Tuy nhiên, kết quả khác biệt giữa hai nghiên cứu có thể do Smirlock tập trung vào các ngân hàng có quy mô khá lớn, vốn là những ngân hàng ít phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi trần trong việc bảo đảm việc thu hút lượng tiền gửi. Jensen và Ruback (1983) thực hiện nghiên cứu với đối tượng là các nhà đầu tư của các công ty trong các thương vụ mua bán sáp nhập. Kết quả cho thấy các nhà đầu tư của công ty sáp nhập đã thu được lợi nhuận bất thường dương đáng kể, khoảng 20%-30% khi có các sự kiện sáp nhập xảy ra thành công, trong khi đó lợi nhận của các nhà đầu tư của công ty bị bán đấu giá lại bằng không. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nhận được một ít lợi nhuận khi việc sáp nhập được công bố chính thức nhưng lại mất đi lợi nhuận khi cuộc sáp nhập sau đó không thành công. Đối với các trường hợp khác, nghiên cứu không chỉ ra được bằng chứng cho thấy sáp nhập làm tăng lợi nhuận. Trong nghiên cứu của Foster, Olsen và Shevlin (1984) đã kết luận chứng khoán có thể thu được lợi nhuận bất thường từ 60 ngày trước và cho tới 60 ngày sau thông báo, sự kiện xảy ra. Hay nghiên cứu của Lamy và Thompson (1986) về sự ảnh hưởng của thông tin xấu từ sự phá sản của ngân hàng Penn Square bang Oklahoma xảy ra vào năm 1982. Nghiên cứu cho thấy có dòng lợi nhuận âm bất thường khoảng 1% vào ngày Ngân hàng Penn Square bị đóng cửa với mẫu dữ liệu gồm 54 ngân hàng lớn có giao dịch ở thị trường chứng khoán New York. Kết luận này có liên quan đến nhận thức của thị trường rằng vào thời điểm phá sản Penn Square có quan hệ giao dịch phức tạp với nhiều ngân hàng lớn khác. Do đó dù Penn Qquare chỉ là ngân hàng nhỏ nhưng sự phá sản lại có tác động xấu đáng kể (Trần Thị Tuấn Anh và ctg, 2013).

Về hiệu ứng ngày thứ hai đã được nghiên cứu rất nhiều trong thập niên 1980 và thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán Mỹ trong các nghiên cứu của French (1980), Gibbons (1981), Keim và Stambaugh (1984)... Nghiên cứu đầu tiên của Cross (1973) phát hiện tỷ suất sinh lợi của chứng khoán vào ngày thứ hai tính trung bình là âm. Tiếp theo nghiên cứu của Keim và Stambaugh (1984) phát hiện ra rằng hiệu ứng ngày thứ hai ngày càng mạnh theo thời gian và có sự thay đổi khác nhau

đã kết luận giá chứng khoán giai đoạn 1987-1998 không thể hiện hiệu ứng ngày thứ hai rõ ràng cho hầu hết các chỉ số S&P500, NYSE… Nghiên cứu của Dubois và Louvet (1996), Hansen và ctg (2005) cho kết luận tương tự rằng hiệu ứng ngày thứ Hai vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các thị trường lớn cho đến những năm 1990 (Trần Thị Xuân Hương và ctg, 2014). Như vậy hiệu ứng ngày thứ Hai trên thị trường Mỹ gần như xuất hiện rõ rệt trong suốt thập niên 1980 và giảm dần không còn có tác động rõ rệt trong thập niên 1990.

Tóm lại đối với các nghiên cứu ở một số nước trên thế giới, đa số các kết luận nhận được là thị trường đều đạt hiệu quả dạng yếu. Còn đối với các nước đang phát triển hoặc mới nổi, các kết luận về kiểm định thị trường hiệu quả còn nhiều tranh cãi, các nghiên cứu khác nhau với phương pháp kiểm định khác nhau cho kết luận khác nhau, và thị trường hiệu quả dạng yếu không phải đúng cho tất cả các thị trường. Về nghiên cứu thị trường hiệu quả dạng trung bình thông qua việc nghiên cứu các sự kiện, đa số cho kết luận sự kiện ảnh hưởng đến giá chứng khoán, trừ một vài nghiên cứu cho thấy sự kiện không thể hiện rõ tác động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm chứng lý thuyết thị trường hiệu quả trong điều kiện thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 35)