Thực chất mô hình này được phát triển từ mô hình “Trò chơi công bằng” và có sự điều chỉnh nhỏ đối với thu nhập cổ phiếu. Trong đó, thu nhập của các nhà đầu tư theo mô hình này có xu hướng tăng lên thay vì là bằng không như mô hình “Trò chơi công bằng”. Việc điều chỉnh hàm ý rằng giá chứng khoán hay thu nhập trên khoản đầu tư được dự kiến sẽ tăng theo thời gian (Vũ Thị Minh Luận, 2010). Mô hình Trò chơi công bằng có điều chỉnh được trình bày dưới dạng phương trình sau:
E (Pi,t+1|It) - Pi,t ≥ 0 (2.5)
E (Ri,t+1|It) = , | ,
, ≥ 0 (2.6)
Trong đó: E(Pi,t+1|It): Giá được mong đợi của cổ phiếu i tại thời điểm t+1, trong điều kiện tập hợp thông tin thị trường là It (là những thông tin thích hợp liên quan về giá cổ phiếu i trong thời điểm t)
Pi,t: Quan sát giá thực tế của cổ phiếu i tại thời điểm t
E(Ri,t+1|It): Thu nhập kỳ vọng của cổ phiếu i tại thời điểm t+1, trong điều kiện tập hợp thông tin thị trường là It (là những thông tin thích hợp liên quan về giá cổ phiếu i trong thời điểm t)
Dù có sự điều chỉnh về thu nhập cổ phiếu trong tương lai, nhưng mô hình vẫn thể hiện tính ngẫu nhiên trong thu nhập của chứng khoán. Vì dù thu nhập của chứng khoán có khuynh hướng tăng lên theo thời gian nhưng tăng bao nhiêu thì không ai có thể đoán trước được. Tăng giá là kết quả điều chỉnh của thị trường khi có thông tin mới xuất hiện trên thị trường. Trong thị trường hiệu quả, mọi thông tin được công bố ngẫu nhiên, vì vậy mọi phương pháp dự báo về giá của cổ phiếu trong tương lai đều hoàn toàn không có ý nghĩa, ngoại trừ một điều là giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai theo chuỗi thời gian.
2.2.3 Mô hình Bước đi ngẫu nhiên (The Random Walk Model)
Theo Fama (1970) một thị trường hiệu quả là một thị trường trong đó giá cả phản ánh tất cả thông tin có sẵn. Trong thị trường chứng khoán, giá trị nội tại của cổ phiếu được tính bằng giá trị chiết khấu của dòng tiền đó trong tương lai sẽ tích lũy cho các nhà đầu tư. Nếu thị trường chứng khoán là hiệu quả, giá cổ phiếu phải phản ánh tất cả thông tin có sẵn liên quan đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong tương lai của công ty, vì vậy giá thị trường của cổ phiếu phải bằng giá trị nội tại của nó. Khi có bất kỳ thông tin mới có thể thay đổi lợi nhuận tương lai của công ty phải được phản ánh ngay lập tức vào giá cổ phiếu, bởi vì bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc truyền thông tin đến giá có thể được khai thác để dự đoán giá trong tương lai. Vì vậy, trong thị trường hiệu quả, giá chỉ được thay đổi khi phản ứng lại với thông tin mới. Vì thông tin xuất hiện ngẫu nhiên nên giá cổ phiếu cũng phải biến động không thể lường trước được (Gimba, 2010). Mô hình bước đi ngẫu nhiên được thể hiện dưới dạng phương trình sau:
Pt+1 = E (Pt+1|Ωt) + et+1 (2.7)
Trong đó: Pt+1: Giá cổ phiếu tại thời điểm t+1
E(Pt+1|Ωt): Kỳ vọng của giá tại thời điểm t+1 với thông tin đã biết tại thời điểm t.
Mô hình (2.7) cho thấy giá cổ phiếu bằng tổng giá trung bình và sai số dự báo. Sai số dự báo được giải thích như một tác động của thông tin hoặc cú sốc ngẫu nhiên. Vì thông tin là không đoán trước được nên việc đưa sai số ngẫu nhiên vào mô hình là hợp lý (Vũ Thị Minh Luận, 2010). Ngoài ra, thông tin chỉ gây ra sự thay đổi giá cổ phiếu trong thời kỳ từ t đến t+1 nên có thể viết lại mô hình (2.7) dưới dạng sau:
Pt+1 = Pt + et+1 (2.8)
Trong đó: Pt: Giá cổ phiếu tại thời điểm t
Vì thông tin là không đoán trước được nên mô hình này chỉ ra giá cổ phiếu ngày mai được ước lượng giống ngày hôm nay cộng thêm vào một lượng mà lượng này phụ thuộc vào thông tin mới được sinh ra trong khoảng thời gian từ “hôm nay” đến “ngày mai”, chính là phần sai số ngẫu nhiên, và sai số này được kỳ vọng bằng 0 nên về mặt trung bình thì giá cổ phiếu ngày mai sẽ không khác ngày hôm nay. Cũng theo Fama (1970), nếu mô hình trò chơi công bằng nhằm nhấn mạnh sự cân bằng của thị trường trong thu nhập của mỗi cổ phiếu thì đối với mô hình bước đi ngẫu nhiên lại giúp ta hiểu rõ hơn về sự hình thành và chiều hướng chuyển biến của các khoản thu nhập đó (Vũ Thị Minh Luận, 2010).