1.3.1. Kinh nghiệm của một số công ty chứng khoán
+ Kinh nghiệm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần (viết tắt là TMCP) Ngoại thương Việt Nam (VCBS)
Để cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả trên TTCK, và để thích ứng với môi trường kinh doanh mới trong điều kiện về thị trường, công nghệ có nhiều biến động, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có những cải tổ phù hợp với bối cảnh của TTCK về các vấn đề quản lý, thị trường, tổ chức. VCBS đã thay đổi mô hình tổ chức như sau:
Hình 1.2: Mô hình tổ chức của VCBS
(Nguồn:http://www.vcbs.com.vn/About/Management.aspx )[10]
Công ty VCBS cải tổ nhằm tập trung vào các nội dung chính sau: - Tài chính
- Công nghệ - Nguồn nhân lực
- Phát triển chiến lược kinh doanh; Thông tin
Tổ chức mới sẽ đạt được vai trò hợp nhất sức mạnh của sự liên kết các chức năng, nhiệm vụ, liên kết kinh doanh.
Trong công tác tài chính, Công ty VCBS thay đổi cách báo tài chính, kết quả hoạt động theo từng ngày sẽ được công khai hóa. Từ đó, VCBS sẽ nghiên cứu và
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VCBS ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VCBS ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VCBS- QUYỀN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC VCBS PHÓ GIÁM ĐỐC VCBS PHÓ GIÁM ĐỐC VCBS
tìm giải pháp khắc phục những yếu điểm và duy trì những thế mạnh vốn có để hoạt động kinh doanh có lời.
+ Kinh nghiệm của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI)
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn là định chế tài chính hàng đầu và uy tín trên thị trường Việt Nam. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu, chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ vượt trội và luôn đảm bảo tối đa lợi ích cổ đông. SSI là CTCK có mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu. Năm 2012 tiếp tục đánh dấu những khó khăn của nền kinh tế cũng như những thăng trầm của thị TTCK trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, dịch vụ chứng khoán SSI vẫn tiếp tục những bước đi vững chắc, khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động và đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong năm 2012. Đạt được kết quả đó là do SSI đã có những thay đổi, điểm nhấn đặc biệt sau:
- Không ngừng tăng vốn điều lệ.
- Liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ, mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích và sự hỗ trợ hiệu quả nhất.
- Luôn chú trọng đến chất lượng nhân sự. Bởi nhân sự luôn là yếu tố tiên quyết cho thành công của mọi tổ chức, đặc biệt trong ngành chứng khoán, chất lượng nhân sự được yêu cầu rất khắt khe. Hiểu rõ điều này, SSI đã không ngừng phát triển đội ngũ nhân sự thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo chuyên môn và kỹ năng, thanh lọc nhân sự yếu kém, tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hóa nhằm phát huy năng lực từng cá nhân và tối ưu hóa hiệu quả làm việc.
- Quản trị rủi ro hiệu quả gắn liền với chính sách đầu tư thận trọng. - Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đầu tư với tiêu chuẩn quốc tế. - Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin hiện đại cho các dịch vụ. - Đẩy mạnh, tạo điểm nhấn trong hoạt động marketing của công ty.
+ Kinh nghiệm của Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VNDS)
Thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam năm 2012 không có gì sáng sủa. Trong khi một số CTCK bị thua lỗ nặng, nhưng VNDS là một trong những công ty hoạt động có lời. Có được kết quả đó là nhờ ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn:
- Tăng cường đầu tư các dự án về công nghệ thông tin. - Nỗ lực cải tiến chất lượng nguồn lực nội tại của công ty. - Cải thiện chất lượng phục vụ đối với khách hàng.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng
Nghiên cứu những kinh nghiệm của các CTCK khác, thiết nghĩ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, phức tạp, Công ty PHS học được những kinh nghiệm sau:
- Đẩy mạnh hoạt động giao dịch trực tuyến. - Nỗ lực tăng tiềm lực tài chính.
- Quan tâm và có chính sách thích đáng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.
- Từng bước cải thiện phương thức phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
- Nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm mới để đa dạng hóa danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế tối đa sai sót. - Đặc biệt quan tâm đến trình độ, năng lực quản lý của cấp lãnh đạo để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của công ty.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing và quảng bá hình ảnh đến khách hàng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước áp lực buộc phải đổi mới để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy biến động. Công ty PHS từng bước xây dựng hoàn thiện mô hình công ty và nâng cao năng lực cạnh tranh để duy trì sự phát triển.
Kết luận chương 1
Trong chương 1 đã giải quyết những vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của CTCK:
- Những khái niệm và hình thức cơ bản của cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh và vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh. - Năng lực cạnh tranh của CTCK
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCK. - Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK.
- Công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh. - Kinh nghiệm của một số CTCK.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ HƯNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ HƯNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
Được sự chấp thuận của UBCKNN về việc thành lập công ty chứng khoán, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 23/UBCK-GPHĐKD do UBCKNN cấp ngày 01 tháng 12 năm 2006 với tên gọi là Công ty cổ phần chứng khoán Âu Lạc. Ngày 23 tháng 01 năm 2009, UBCKNN cấp giấy phép điều chỉnh tên Công ty số 185/UBCK-GP, đổi tên thành Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (viết tắt là PHS). Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Công ty PHS chính thức khai trương hoạt động.
- Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng - Tên giao dịch tiếng Anh: Phu Hung Securities Corporation. - Tên viết tắt: PHS
- Biểu tượng của công ty:
- Trụ sở chính: Tòa nhà Lawrence S.Ting, Tầng 5, 801 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số giấy phép hoạt động: 23/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 01 tháng 12 năm 2006
- Số Đăng ký kinh doanh: 4103005552 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14 tháng 12 năm 2006
- Vốn điều lệ hoạt động: 347,45 tỷ đồng - Website: www.phs.vn
- Lĩnh vực kinh doanh: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Tư vấn phát hành, niêm yết, cổ phần hóa, đầu tư; Hỗ trợ tài chính
- Những cột mốc đáng nhớ của Công ty:
+ 15/11/2006- Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005552 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 22,68 tỷ đồng.
+ 01/12/2006- Công ty được UBCKNN cấp Giấy phép Kinh doanh Chứng khoán với các ngành nghề kinh doanh như: Môi giới chứng khoán, Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, Lưu ký chứng khoán.
+ 14/12/2006- Công ty trở thành thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
+ 18/12/2006- Công ty trở thành thành viên chính thức Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, và chính thức đi vào hoạt động trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.
+ 29/12/2006- Công ty nhận giấy phép tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ VNĐ. + 05/09/2008- Công ty nhận giấy phép tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. + 10/11/2008- Công ty chuyển Trụ sở chính về Tòa nhà Lawrence S. Ting, Số 801 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ 23/01/2009- Công ty chính thức đổi tên từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng.
+ 28/04/2009- Công ty tăng vốn điều lệ lên 135 tỷ đồng.
+ 24/06/2009- Công ty trở thành thành viển chính thức của thị trường giao
dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức tại
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (viết tắt là UPCOM).
+ 12/01/2010- Công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.
+ 31/05/2010- Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận hồ sơ niêm yết của Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng trên Sàn Hà Nội.
+ 09/06/2010- Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) giao dịch đầu tiên trên Sàn HNX.
+ 15/3/2011- Công ty được chấp thuận đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến.
+ 25/3/2011- Công ty được cấp phép bổ sung nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
+ 13/11/2012- Công ty tăng vốn điều lệ lên 347,45 tỷ đồng. - Địa bàn hoạt động của Công ty:
+ Trụ sở chính: Tòa nhà Lawrence S.Ting, Tầng 5, 801 Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 5 413 5479 - Fax: (84-8) 5 413 5472
+ Sàn giao dịch Hội sở: BroadWay B, 102 Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh Tân Bình: Tầng trệt, Phòng G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3 813 2401. Fax: (84-8) 3 813 2415
+ Chi nhánh Quận 3: Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3 820 8068. Fax: (84-8) 3 820 8206 - 3 820 9900
+ Phòng giao dịch Quận 1: Tầng 7, tòa nhà Harbour View, 35 Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:(84-8) 3 915 1969 - Fax: (84-8) 3 915 1970
+ Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ- Quận 1: Tầng 9,P.901, Tòa nhà Royal Center, 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:(84-8) 3 938 1348 – Fax: (84-8) 3 938 1349
+ Chi nhánh tại Hà Nội: 3B Đặng Thái Thân, P. Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 3 933 4566. Fax: (84-4) 3 933 4820
+ Chi nhánh tại Hải Phòng: Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty có nghĩa vụ quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị có tối đa là 11 thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị mỗi nhiệm kỳ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, đại diện cho cổ đông kiểm soát, kiến nghị biện pháp sửa đổi, điều chỉnh,… Ban kiểm soát giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Các đơn vị: bao gồm các phòng ban chức năng như Phòng Nhân sự; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Phân tích; Phòng Môi giới; Phòng Tài chính; Phòng Nghiên cứu và phát triển; Phòng Công nghệ thông tin; Phòng Đào tạo; Phòng Tư vấn tài chính; Phòng Kiểm soát nội bộ và pháp chế; Phòng Quản lý rủi ro.
- Sơ đồ tổ chức công ty:
Sơđồ 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức công ty PHS
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PHS năm 2012) [15]
- Tình hình lao động: Tổng lao động tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2012: 310 người.
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng
2.1.3.1. Môi giới chứng khoán
PHS thực hiện môi giới mua, bán chứng khoán niêm yết niêm yết qua Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là HOSE), Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (viết tắt là HNX) và thị trường tự do, giữ bí mật các thông tin giao dịch mua bán của khách hàng và cung cấp nhiều hình thức đặt lệnh bao gồm giao dịch qua mạng, kinh doanh bằng điện thoại thông qua tổng đài Call centre, giao dịch môi giới, giao dịch trực tiếp tại bất kỳ chi nhánh hoặc đại diện nhập lệnh tại các sàn. PHS áp dụng biểu phí giao dịch phù hợp, cho phép khách hàng sự linh hoạt tối đa trong các quyết định đầu tư.
Tóm tắt quy trình môi giới tại công ty PHS:
Hình 2.1: Quy trình tóm tắt hoạt động môi giới tại công ty PHS
(Nguồn: Phòng Môi giới của PHS năm 2012) [12]
Tùy theo từng nhu cầu của khách hàng khi đến PHS giao dịch chứng khoán: (1) Khách hàng thực hiện mở tài khoản giao dịch chứng khoán
(1a) Làm thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, thực hiện lưu ký chứng khoán và nộp tiền ký quỹ mua chứng khoán cho khách hàng
(1b) Chuyển hồ sơ cho bộ phận hạch toán để cập nhập vào hệ thống quản lý khách hàng.
(2) Khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán
(2a) Nhân viên môi giới nhận lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng (2b) Thực hiện đối chiếu số dư tiền và chứng khoán của khách hàng
(2c) Chuyển lệnh vào cho đại diện giao dịch tại sàn khi lệnh của khách hàng đáp ứng điều kiện số dư tiền và chứng khoán
(2d) Đại diện giao dịch nhập vào hệ thống của trung tâm giao dịch chứng khoán (viết tắt là TTGDCK)
(2e) Khi kết thúc giao dịch trung tâm giao dịch chuyển kết quả về cho CTCK và môi giới sẽ làm báo cáo giao dịch khớp lệnh và chuyển báo cáo cho bộ phận hạch toán giao dịch
(2f) Bộ phận giao dịch sẽ căn cứ vào báo cáo giao dịch khớp lệnh của môi giới thực hiện thanh toán bù trừ tiền và chứng khoán với trung tâm lưu ký chứng khoán (viết tắt là TTLKCK) và ngân hàng chỉ định thanh toán (viết tắt là NHCĐTT) (2g) Sau khi thanh toán với TTLKCK và NHCĐTT, bộ phận thanh toán giao dịch sẽ thực hiện hạch toán giao dịch vào chương trình quản lý khách hàng để nhân viên môi giới tra cứu thông tin trả lời khách hàng.
(3) Khách hàng vấn tin tài khoản chứng khoán, thực hiện tạm ứng tiền bán chứng khoán, cầm cố
(3a) Môi giới thực hiện theo yêu cầu của khách hàng: Vấn tin tài khoản chứng khoán, thực hiện tạm ứng tiền bán, cầm cố giải tỏa chứng khoán
(3b) Đối với yêu cầu tạm ứng tiền bán, cầm cố giải tỏa chứng khoán, khi hoàn tất thủ tục môi giới sẽ chuyển hồ sơ qua bộ phận hạch toán ứng trước, cầm cố.
Bảng 2.1: Biểu phí môi giới của công ty PHS
STT GIÁ TRỊ GIAO DỊCH MỨC PHÍ
1 Tổng giá trị giao dịch từ 0 đến 200 triệu đồng/ngày 0,4% 2 Tổng giá trị giao dịch trên 200 triệu đồng- 500 triệu đồng/ngày 0,35% 3 Tổng giá trị giao dịch trên 500 triệu đồng- 1 tỷ đồng/ngày 0,3%