Thực trạng năng lực cạnh tranh hiện tại của Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 38 - 51)

2.2.1.1 Quy mô vốn

Cơ cấu cổ đông

Đến cuối năm 2014, cơ cấu cổ đông của Eximbank chủ yếu là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Trong đó, 2 cổ đông lớn nhất là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với tỷ lệ sở hữu 15% và Vietcombank với tỷ lệ sở hữu 8,19%. Thuận lợi của Eximbank so với các ngân hàng khác là cơ cấu các cổ đông lớn của ngân hàng này đều thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng với những am hiểu rất sâu về các hoạt động của ngân hàng đã góp phần hỗ trợ, nâng cao sức cạnh tranh của Eximbank trên thị trường tài chính trong nước cũng như ngoài nước.

SMBC được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu trên thế giới về quy mô và mức độ tín nhiệm. Với sự đồng hành của SMBC đã hỗ trợ Eximbank trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, nâng cao hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp tục hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ như phát triển các gói sản phẩm mới, tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ, tăng cường

quản lý chất lượng sản phẩm… nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng; giới thiệu thêm khách hàng doanh nghiệp Nhật giao dịch tại Eximbank; hỗ trợ đào tạo nhân sự, chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng. Ngoài ra, SMBC còn hỗ trợ Eximbank tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý, góp phần nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng tài trợ vốn cho các khách hàng của Eximbank; hỗ trợ Eximbank lựa chọn áp dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động nghiệp vụ và quản lý điều hành.

Quy mô vốn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank

Năng lực tài chính của Eximbank được thể hiện thông qua quy mô vốn chủ sở hữu khá dồi dào. Tại thời điểm năm 2012, nếu không kể đến các NHTM có vốn góp Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV thì Eximbank là ngân hàng có quy mô vốn đứng hàng đầu so với các NHTMCP trong nước. Đó là kết quả của việc thu hút các nhà đầu tư và khả năng hoạt động có hiệu quả của Eximbank. Sang năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng này ở mức 14.680 tỷ đồng, tụt xuống hạng 3 trong Top 5 NHTMCP tư nhân, Sacombank và MB qua mặt giữ hai vị trí đầu bảng với nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng là 17.063 tỷ đồng và 15.148 tỷ đồng. Đến năm 2014, nguồn vốn chủ sở hữu của Eximbank tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2013 đạt mức 14.068 tỷ đồng. Sự sụt giảm vốn chủ sở hữu của Eximbank qua ba năm trở lại đây là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

13.511

16.303 15.812

14.680 14.068

2010 2011 2012 2013 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

nên việc làm ăn của ngân hàng không được thuận lợi, hoạt động đầu tư kém hiệu quả, đồng thời ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro lớn đã khiến cho vốn chủ sở hữu bị giảm. Trong khi đó, Sacombank và MB là một trong số ít ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh khả quan, nhiều chỉ tiêu dẫn đầu thị trường. Đây là kết quả của việc triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp chiến lược của hai ngân hàng: thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo hướng bền vững, kiểm soát nợ xấu, phát triển khách hàng. Do đó, việc tăng vốn chủ sở hữu đã nằm trong lộ trình phát triển nhằm mục tiêu tăng cường năng lực tài chính cho hoạt động của hai đối thủ này.

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu của Eximbank và một số NHTMCP

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STB 14.018 14.546 13.698 17.063 18.063 MB 8.882 9.642 12.864 15.148 16.561 EIB 13.511 16.303 15.812 14.680 14.068 TCB 9.389 12.512 13.290 13.920 14.986 ACB 11.377 11.959 12.624 12.504 12.397

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

2.2.1.2 Chất lượng tài sảnTổng quát về tài sản Tổng quát về tài sản 131.111 183.567 170.156 169.835 161.094 2010 2011 2012 2013 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011, tổng tài sản của Eximbank tăng mạnh đạt 183.567 tỷ đồng, gấp 1,4 lần so với năm 2010 (131.111 tỷ đồng). Tổng tài sản của Eximbank tăng trong năm này là do sự tăng trưởng mạnh của hoạt động tín dụng, đầu tư chứng khoán, cho vay các TCTD và một phần từ lãi tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng tăng. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, tổng tài sản của Eximbank lại liên tục sụt giảm từ 170.156 tỷ đồng năm 2012 xuống 169.835 tỷ đồng năm 2013 và đến năm 2014 thì chỉ còn 161.094 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế cùng với tác động của những quy định có liên quan do NHNN ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Bảng 2.2: Tổng tài sản của Eximbank và một số NHTMCP

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STB 152.387 141.469 152.119 161.378 189.803 MB 109.623 138.831 175.610 180.381 200.489 EIB 131.111 183.567 170.156 169.835 161.094 TCB 150.291 180.531 179.934 158.897 175.902 ACB 205.103 281.019 176.307 166.599 179.610

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy trong khi tổng tài sản của Eximbank có xu hướng giảm trong ba năm trở lại đây thì tổng tài sản của Sacombank và MB có xu hướng tăng mạnh. Hai ngân hàng còn lại là Techcombank và ACB dù tổng tài sản năm 2012, 2013 giảm nhưng đến năm 2014 đã tăng trưởng trở lại. Như vậy, tính đến cuối năm 2014 thì Eximbank có tổng tài sản thấp nhất trong 5 ngân hàng nghiên cứu. Chính thức rớt khỏi top 5 NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất.

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của Eximbank qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ Tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Cho vay khách hàng 62.346 74.663 74.922 83.354 87.147 Tiền gửi, cho vay TCTD 32.064 64.527 57.515 57.874 39.463 Đầu tư GTCG 20.701 26.374 11.752 14.655 19.923 Góp vốn đầu tư 1.348 1.385 2.389 2.013 1.940 Dự trữ và thanh toán 7.979 9.458 15.479 3.746 4.877 Tài sản cố định 1.064 1.566 3.315 4.321 5.237 Dự phòng RRTD (628) (619) (606) (711) (1.023) Các tài sản khác 6.237 6.213 5.391 4.583 3.530 Tổng tài sản có 131.111 183.567 170.156 169.835 161.094

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank

Dựa theo bảng 2.3 ta thấy cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Eximbank (trung bình khoảng 48%). Tiếp theo là tiền gửi, cho vay TCTD và đầu tư GTCG. Trong ba tài sản này thì cho vay khách hàng là chỉ tiêu mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao nhất. Năm 2014, cho vay khách hàng mang lại thu nhập lãi là 6.305 tỷ đồng. Trong khi đó, đầu tư GTCG và tiền gửi, cho vay TCTD mang lại thu nhập lãi tương ứng là 1.471 tỷ đồng và 757 tỷ đồng. Như vây, dựa trên cơ cấu tài sản của ngân hàng có thể thấy ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của NHTM thì Eximbank vẫn đang tìm kiếm lợi nhuận từ việc tranh thủ các cơ hội của thị trường. Có thể kết luận, cơ cấu tài sản của Eximbank không phụ thuộc quá nhiều vào danh mục cho vay khách hàng, rủi ro danh mục tài sản của ngân hàng được đa dạng hóa khá tốt.

Cơ cấu cho vay

- Nhờ vào việc chủ động, linh hoạt trong chính sách huy động vốn, các chương trình tiết kiệm online, tiết kiệm phúc bảo an, tiết kiệm cho con yêu… nhanh chóng thu hút các khách hàng cá nhân tham gia. Vốn huy động từ khách hàng cá nhân năm 2014 đạt 65.829 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy

động của Eximbank, trong đó nguồn vốn có kỳ hạn dưới 24 tháng có tỷ lệ đáng kể. Với nguồn huy động như vậy, Eximbank tiến hành cho khách hàng vay với thời hạn tương đối ngắn, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm hơn 52% (45.600 tỷ đồng). Đây là chiến lược của Eximbank nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng trong tình hình khó khăn hiện tại. Trong khi đó, Sacombank và Techcombank lại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn khá cao, tương ứng là 58% và 57%.

- Thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, Eximbank đã chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh, chính thức thành lập Trung tâm bán lẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Kết quả dư nợ cho vay cá nhân năm 2014 đạt 30.425 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35% trên tổng dư nợ). Sacombank và ACB cũng khá quan tâm đến thị phần bán lẻ này, với tỷ trọng cho vay trên 40%, Techcombank có tỷ trọng 38,5%. Trong khi đó, hoạt động cho vay cá nhân tại MB lại chưa phát triển mạnh. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Eximbank tăng trưởng khá và luôn chiếm tỷ trọng hơn 65% trong cơ cấu cho vay. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 56.721 tỷ đồng. Dư nợ này chủ yếu tập trung vào loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (tỷ trọng tăng dần từ 70% lên

EIB STB MB TCB ACB Tổ chức kinh tế Cá Nhân - 30,000 60,000 90,000 EIB STB MB TCB ACB Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay của Eximbank và một số NHTMCP năm 2014

80%) và giảm dần đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ðây là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh hiệu quả hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước còn thấp và cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Xét về ngành nghề kinh doanh, Eximbank vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng (33,7%) và thương mại (25,2%), đây là các ngành có tốc độ phát triển cao, đảm bảo rủi ro có thể kiểm soát được. Khoảng còn lại được phân bổ cho các lĩnh vực khác, trong đó phần lớn là công nghiệp chế biến, nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng.

Nhìn chung, cơ cấu cho vay của Eximbank khá hợp lý, phù hợp với thế mạnh của ngân hàng và tình hình chung của thị trường.

Nợ xấu

Nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng, lượng hàng tồn kho trong nền kinh tế tăng nhanh dẫn đến vòng quay vốn chậm lại, lãi suất ở mức cao trong những tháng đầu năm 2012, chi phí sản xuất tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm, tác động trực tiếp đến nguồn thu trả nợ của khách hàng cho các ngân hàng. Dựa trên bảng 2.4 dưới đây cho thấy, đến cuối năm 2012, nợ xấu của Sacombank (1,97%) và ACB (2,5%) tăng gần 3 lần so với cuối năm 2011. Còn riêng Eximbank, tỷ lệ nợ xấu là 1,32%, thấp hơn so với mức 1,61% của năm 2011, chứng tỏ ngân hàng này có khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt, xử lý nợ xấu hiệu quả.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank và một số NHTMCP

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STB 0,52% 0,56% 1,97% 1,44% 1,18% MB 1,26% 1,59% 1,84% 2,45% 2,73% EIB 1,42% 1,61% 1,32% 1,98% 2,46% TCB 2,30% 2,83% 2,70% 3,65% 2,38% ACB 0,33% 0,89% 2,50% 3,00% 2,17%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

Sang năm 2013, nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng ở các ngân hàng. Techcombank đang dẫn đầu với tỷ lệ nợ xấu lên đến 5,93% vào quý III, đến cuối năm giảm xuống

còn 3,65%. Lý giải về việc nợ xấu tăng mạnh trong năm 2013, đại diện của Techcombank cho rằng: “Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, khách hàng của Techcombank cũng chịu tác động lớn từ suy thoái kinh tế với những khó khăn như tăng trưởng chậm, tỉ lệ thất nghiệp cao, cầu tiêu dùng yếu”. Cũng vì thế, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank, ACB và MB cũng đang tăng lên. Tuy vậy, Eximbank vẫn nổ lực kiềm chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2% theo chỉ tiêu đã đề ra, khẳng định tăng trưởng tín dụng theo hướng thận trọng, chặt chẽ.

Đến năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank và MB vẫn tiếp tục tăng lên. Riêng Eximbank, tỷ lệ nợ xấu là 2,46%, tăng 0,47% so với năm 2013. Nợ xấu của Eximbank tăng chủ yếu là các khách hàng đã gặp khó khăn trong những năm trước, Eximbank thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trên cơ sở tuân thủ các quy định của NHNN. Tuy nhiên, hoạt động của khách hàng hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, Eximbank thực hiện phân nhóm nợ để phản ánh đúng chất lượng tín dụng.Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank, Techcombank và ACB lại có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt và xử lý nợ xấu có hiệu quả của các ngân hàng này. Theo đại diện của Sacombank: “Trước những khó khăn hiện hữu, Sacombank vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với mức bình quân của toàn ngành ngân hàng. Tiền đề cho thành quả này có thể kể đến là cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý và xuyên suốt từ cấp hội đồng quản trị đến cấp chi nhánh. Hệ thống văn bản lập quy liên tục được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Cơ quan Nhà nước cũng như nhu cầu kinh doanh thực tế của ngân hàng. Bên cạnh đó, Sacombank đã từng bước xây dựng, hoàn thiện các công cụ dự báo, cảnh báo, đánh giá rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống quản lý thông tin tín dụng, hệ thống nhận biết khách hàng…”

An toàn vốn

Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn trong hoạt động, Eximbank luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức tối thiểu quy định. Dựa trên Bảng 2.5 cho thấy, hệ số an toàn vốn tối thiểu của Eximbank có xu hướng giảm dần trong

những năm gần đây nhưng vẫn cao hơn mức 9% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chỉ số an toàn vốn tối thiểu của Eximbank luôn ở mức khá cao trong nhiều năm qua, đảm bảo hệ thống tài chính an toàn và khả năng chống đỡ rủi ro cao. Trong khi hệ số an toàn vốn tối thiểu của MB và Sacombank luôn dao động quanh ở mức 10 - 11%, của Techcombank và ACB xoay quanh từ 13 - 15% thì Eximbank ở mức 14 - 17%. Đây cũng là một lợi thế của Eximbank trong việc tạo niềm tin cho khách hàng và các nhà đầu tư.

Bảng 2.5: Hệ số an toàn vốn tối thiểu của Eximbank và một số NHTMCP

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STB 9,97% 11,60% 9,53% 10,22% 9,87% MB 12,90% 9,59% 11,15% 11,00% 10,07% EIB 17,79% 12,94% 16,38% 14,47% 13,62% TCB 13,11% 11,43% 12,60% 14,03% 15,65% ACB 10,60% 9,25% 13,52% 14,66% 14,00%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Hết năm 2014, bức tranh hệ thống ngân hàng đã được cải thiện với không ít những mảng màu tươi hơn nhưng vẫn chưa đủ để che lấp đi những mảng màu xám do tích tụ từ những năm trước đây.

Bảng 2.6: Lợi nhuận trƣớc thuế của Eximbank và một số NHTMCP

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 STB 2.426 2.740 1.315 2.838 2.851 MB 2.288 2.625 3.090 3.022 3.174 EIB 2.378 4.056 2.851 828 69 TCB 2.744 4.221 1.018 878 1.417 ACB 3.102 4.203 1.042 1.035 1.215

Đối với Eximbank, năm 2014 là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Dựa trên Bảng số liệu 2.6 cho thấy lợi nhuận trước thuế của Eximbank chỉ đạt 69 tỷ đồng thấp nhất so với 4 đối thủ cạnh tranh còn lại. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp lợi nhuận trước thuế của Eximbank sụt giảm. Nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng này là do trong năm 2014, Eximbank đã mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)