Có thể xem, ngân hàng là một ngành kinh doanh trên lòng tin. Cũng chính vì lòng tin mà người dân đem toàn bộ tài sản của cải tích lũy cả đời của mình để gửi vào ngân hàng. Ngân hàng là người giữ túi tiền của người dân cũng như các doanh nghiệp, là người nắm giữ toàn bộ tài sản của nền kinh tế. Để có được lòng tin đó, ngân hàng phải là người am hiểu phong tục tập quán, trình độ dân trí, mức thu nhập trung bình của người dân… Đây chính là cơ sở để các NHTM lựa chọn và điều
chỉnh các quyết định kinh doanh cũng như đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất.
1.3.2.3 Môi trường chính trị, pháp luật và chính sách Nhà nước
Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: luật dân sự, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật quản lý ngoại hối… Đồng thời, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Ngoài ra, các NHTM còn phải tuân thủ theo các quy định, chuẩn mực của WTO trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, sự ổn định trong môi trường chính trị và tính minh bạch, đồng bộ giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với chuẩn mực quốc tế.
1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại
Trong lĩnh vực ngân hàng, tính chất cạnh tranh càng khốc liệt khi hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Trong sân chơi ngày càng bình đẳng, trước các NHNNg được đánh giá cao hơn về nhiều mặt, các NHTM nước ta hơn lúc nào hết cần có những bứt phá mạnh mẽ, biến những cơ hội vốn chỉ là tiềm năng thành hiện thực. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng nói riêng mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng sâu sắc đến dân cư trong xã hội.
Đối với ngân hàng
Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngân hàng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Trên thị trường, cạnh tranh giữa các ngân hàng là tất yếu khách quan. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM là động lực cho sự phát triển hoạt động ngân hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường là ngân hàng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như thị hiếu ngày càng khó chiều của họ; sản phẩm phải có sức hút và có khả năng tiêu thụ cao; chất lượng dịch
vụ phải tốt; công nghệ phải nhanh chóng và bảo mật; mạng lưới phải rộng khắp và tiện nghi… và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của NHTM. Từ chỗ có được vị trí vững chắc trên thị trường, là nền tảng để NHTM tiến đến mở rộng mạng lưới hoạt động và gia tăng thị phần. Chính nhờ thế, mà ngân hàng sẽ ngày càng chiếm được sự tín nhiệm từ phía khách hàng cũng như các nhà đầu tư.
Đối với khách hàng
Như đã nói ở trên, cạnh tranh giữa các ngân hàng và việc nâng cao năng lực cạnh tranh đã khiến cho các ngân hàng có thể đưa ra những cặp đôi sản phẩm - khách hàng hợp lý, thỏa mãn nhu cầu của từng nhóm khách hàng tốt nhất. Rõ ràng, khách hàng là những người được lợi nhiều nhất từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thị trường.
Đối với nền kinh tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ có ý nghĩa đối với riêng bản thân ngân hàng hay với người tiêu dùng mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế xã hội của quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, cuộc chạy đua của các ngân hàng có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển đối với nền kinh tế và nâng cao năng suất lao động xã hội.
1.5 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thƣơng mại
1.5.1 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC
Ngân hàng kinh doanh phải am hiểu khách hàng của mình
Với mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng hàng đầu thế giới, HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Là thương hiệu đứng Top 2 trong danh sách 10 thương hiệu ngân hàng đắt giá nhất thế giới năm 2014 theo xếp hạng của Brand Finance. Có thể thấy, quảng cáo của HSBC hiện diện ở các sân bay lớn, các góc phố nơi mọi ánh mắt từ khắp thế giới sẽ phải liếc qua, chúng tượng trưng cho thông điệp rằng dù văn hóa và thế giới quan có khác biệt đến đâu, “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” vẫn luôn bên bạn. Chính vì vậy HSBC đã “khám phá và khai thác sự đa dạng từ nhân
viên và khách hàng”, thông qua đó HSBC đã làm mọi thứ để gây ấn tượng bằng một hình ảnh khác biệt. Sự khác biệt đó chính là tôn trọng và phát huy tính đa dạng, là trung tâm đối với nhãn hiệu của HSBC, là cách thức nâng cao vị thế cạnh tranh.
Để khẳng định thương hiệu này, HSBC đã liên kết chặt chẽ với từng địa phương để nắm bắt sâu sắc những nhu cầu của khách hàng và sử dụng hiệu quả những giá trị đó trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ. Ở Việt Nam, HSBC đã thiết lập các mạng nối kết điện tử và ký kết thỏa thuận với các ngân hàng lớn trong nước cũng như với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam nhằm sử dụng hệ thống mạng lưới rộng khắp của các tổ chức này hỗ trợ cho nhu cầu thu, chi tiền mặt trên toàn quốc của các khách hàng. Đồng thời HSBC còn đẩy mạnh đầu tư và phát triển các sản phẩm bán lẻ để có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng, mỗi địa phương hoạt động. Khác biệt của HSBC thể hiện sự sáng tạo trong cách phục vụ khách hàng, sáng tạo trong sản phẩm mang đến cho khách hàng. Đây là điều rất quan trọng, tạo tiềm năng rất lớn cho các ngân hàng ở Việt Nam. Sự khác biệt trong quản trị, công nghệ thông tin là yếu tố nổi trội để các ngân hàng bán lẻ cạnh tranh với nhau.
Phương châm của HSBC là các cơ hội kinh doanh phải đi liền với ích lợi cho môi trường và xã hội, HSBC cam kết gắn kết các ích lợi này vào trong các hoạt động kinh doanh của mình. Hàng năm, bộ phận hoạt động phát triển bền vững của ngân hàng tổ chức và tài trợ cho nhiều hoạt động cộng đồng liên quan đến giáo dục, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ và tôn trọng con người.
Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh khi cung cấp các dịch vụ giá rẻ
Khi phát hiện ra thị trường giá rẻ là một miếng mồi béo bở, HSBC đã lập ra công ty thứ cấp chuyên cung cấp các dịch vụ giá rẻ (First Direct), trên quan niệm các dịch vụ tài chính ngân hàng là để phục vụ cho tất cả những khách hàng có nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp. First Direct cung cấp cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến tài khoản vãng lai, tiết kiệm, thẻ, bảo hiểm, dịch vụ đầu tư, cho vay và các sản phẩm tài chính khác.
Dựa trên ưu thế lớn mạnh của ngân hàng mẹ, First Direct ngày càng phát triển hệ thống mạng lưới, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn. Mặc khác, khi tìm
được những khách hàng lớn mà First Direct thấy mình không đủ khả năng phục vụ, First Direct sẽ chuyển lên cho Ngân hàng HSBC tiếp nhận, vậy là lợi cả đôi đường.
First Direct đưa ra sứ mệnh “tiên phong cho những dịch vụ tuyệt vời” và đưa ra sáu giá trị cốt lõi: Tôn trọng - tất cả mọi cá nhân, ngay lần đầu tiên - hiệu quả và chính xác, đáp ứng - tất cả nhu cầu khách hàng, đóng góp - của từng thành viên, cởi mở - với nhau và với khách hàng, Kaizen - cải tiến liên tục. Bên cạnh đó, First Direct sử dụng luôn biểu tượng của HSBC, việc sử dụng chung thương hiệu với HSBC giúp công ty con này dễ dàng nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng hơn.
1.5.2 Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Citibank
Với mô hình tập trung vào 3 điểm chính: dịch vụ thuận tiện, sản phẩm ưu việt, và mạng lưới toàn cầu, Citibank muốn thay đổi cách nghĩ truyền thống của khách hàng về dịch vụ ngân hàng.
Dịch vụ thuận tiện
Citibank Việt Nam đã khởi động chương trình “Thay đổi cách nghĩ về ngân hàng - Rethink Banking” nhằm thay đổi những quan niệm thông thường về ngân hàng. Qua đó, Citibank khẳng định những giải pháp tài chính đổi mới không ngừng sẽ khiến khách hàng thay đổi cách thức giao dịch và tạo ra một chuẩn mực mới về dịch vụ ngân hàng. Hiện tại, người sử dụng dịch vụ ngân hàng thường có định kiến với những hạn chế nhất định của hệ thống ngân hàng như: ngân hàng thường đóng cửa sớm trước 5 giờ chiều; chuyển khoản toàn cầu phải mất hơn một ngày; mất ví khi du lịch, mua sắm hoặc gặp tai nạn ở nước ngoài thì không nhận được hỗ trợ về tiền mặt khẩn cấp hoặc y tế… Trong khi đó, cuộc sống ngày càng thay đổi và nhu cầu giao dịch ngân hàng cũng đòi hỏi phải đổi mới từng ngày để phù hợp với xu hướng hiện đại. Là ngân hàng hướng đến đối tượng khách hàng bận rộn và đòi hỏi các dịch vụ thuận tiện, Citibank mang đến những giải pháp tài chính thông minh với nhiều ưu điểm. Khách hàng có thể giao dịch với Citibank mọi lúc mọi nơi, một cách đơn giản và dễ dàng. Thông qua các dịch vụ trực tuyến Citibank Online, dịch vụ qua tổng đài CitiPhone hoặc trên điện thoại di động CitiMobile, khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7, xem sao kê tài khoản tổng hợp, thiết lập lịch chuyển khoản
định kỳ và lên kế hoạch chi tiêu. Dịch vụ CitiMobile còn giúp khách hàng tìm kiếm máy ATM bằng bản đồ vệ tinh và có ứng dụng có thể tải về iPhone. Khách hàng có thể rút tiền ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào tại 30.000 máy ATM của Citibank và 1,4 triệu máy ATM của Visa Plus trên khắp thế giới, giờ làm việc tới tận 8 giờ tối và không nghỉ trưa để phục vụ khách hàng bận rộn tranh thủ giờ nghỉ hoặc sau giờ làm việc để đến ngân hàng.
Sản phẩm ưu việt
Sản phẩm ưu việt của Citibank được thiết kế riêng phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng: Với các khách hàng trẻ năng động, Citibank cung cấp sản phẩm vay tín chấp dưới dạng tài khoản thẻ tín dụng linh hoạt (Ready Credit) với tính năng rất linh hoạt, phục vụ nhu cầu tài chính tức thì và ngắn hạn như mua xe máy, du lịch hoặc tham gia các khóa học nâng cao. Với những người có gia đình, Citibank đem đến những kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và bảo vệ toàn diện như thẻ tín dụng Citibank Cash Back với ưu đãi hoàn tiền lên đến 5% cho các khoản chi tiêu trên thẻ tín dụng. Với các doanh nhân thành đạt và có địa vị trong xã hội, dịch vụ khách hàng cao cấp Citigold và thẻ tín dụng PremierMiles World MasterCard.
Mạng lưới toàn cầu
Citibank khuyến mãi ở 40.000 điểm dịch vụ, ở hơn 30 quốc gia khác nhau bao gồm sân golf, nhà hàng, khách sạn, các điểm du lịch nổi tiếng và các trung tâm spa. Hỗ trợ tiền mặt khẩn cấp lên đến 10.000 USD trong trường hợp mất ví tiền ở nước ngoài. Bảo hiểm du lịch và hỗ trợ y tế khẩn cấp ở nước ngoài. Đặc quyền sử dụng 550 trung tâm Citigold dành riêng trên khắp thế giới. Citigroup hiện có trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100 nước, cung cấp việc làm cho hơn 160.000 nhân viên trên toàn thế giới với khoảng 200 triệu tài khoản khách hàng. Với những ưu điểm nổi bật này, Citibank Việt Nam đang tạo ra những chuẩn mực mới về dịch vụ ngân hàng trong tương lai, giúp khách hàng tận hưởng dịch vụ ngân hàng ngày càng thông minh và tiện dụng hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã nêu lên các khái niệm cơ bản về năng lực cạnh tranh, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam dưới góc độ vi mô với mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter và dưới góc độ vĩ mô như môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, xã hội hay môi trường chính trị. Bên cạnh đó, trong chương 1 cũng mô tả các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bằng việc vận dụng mô hình khả năng cạnh tranh của các NHTM Trung Quốc, đó là cạnh tranh NHTM = tài sản cạnh tranh x quá trình cạnh tranh. Theo đó, năng lực cạnh tranh hiện tại (tài sản cạnh tranh) bao gồm quy mô vốn, chất lượng tài sản, an toàn vốn, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản và mạng lưới giao dịch; và năng lực cạnh tranh tiềm năng (quá trình cạnh tranh) bao gồm quản trị điều hành doanh nghiệp, quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ và uy tín và thương hiệu. Cuối chương 1, nêu lên những bài học kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Cơ sở lý luận chương 1 là nền tảng để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đề cập ở chương 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.1.1 Sơ nét về Eximbank
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: Eximbank hoặc EIB Vốn điều lệ: 12.355 tỷ đồng
Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các TCTD trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu; kinh doanh ngoại hối; thanh toán quốc tế; đầu tư chứng khoán; dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế; ngân quỹ; dịch vụ tài chính dành cho du học sinh; tư vấn tài chính; mua bán trái phiếu doanh nghiệp và các dịch vụ ngân hàng khác...
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Eximbank
Thành lập
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép hoạt động số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu USD) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (gọi tắt là Eximbank).
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 14.068 tỷ đồng. Là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn trong khối NHTMCP tại Việt Nam.
Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ sở chính đặt tại Tp. Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208 điểm