Xốp của đất dưới tán rừng Thông và Keo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 51 - 52)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

4.2.1.3. xốp của đất dưới tán rừng Thông và Keo

Độ xốp là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá đất, độ xốp phản ánh kết cấu của đất “ đất càng tốt, độ xốp càng cao”. Mặt khác, độ xốp ảnh hưởng quyết định đến chế độ nhiệt, chế độ ẩm và chế độ khơng khí của đất. Đặc biệt vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế hiện tượng chảy tràn trên mặt đất. Vì vậy, đây là căn cứ quan trọng cho việc quyết định các biện pháp tác động vào đất, liên quan đến q trình xói mịn và rửa trơi đất. Kết quả xác định độ xốp thể hiện ở bảng 4.28.

Bảng 4.28: Tổng hợp độ xốp (%) của đất dưới tán rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu (cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 62,94 62,99 0,08 20 -30 59,40 56,03 -5,67 >30 57,88 55,40 -4,28 Keo 0 -10 65,71 64,03 -2,55 20 -30 57,41 57,47 0,10

Biểu đồ 4.3: Biến động độ xốp của đất dưới rừng Thông và Keo -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thông Keo

So sánh độ xốp của đất dưới rừng Thông và Keo, dựa vào bảng 4.28 cho thấy độ xốp của đất ở tầng mặt (0 - 10cm) dưới rừng Thông tăng lên sau 5 năm. Tuy nhiên, cũng tại tầng đất 0 - 10cm ở rừng Keo, độ xốp của đất giảm 1,68% từ 65,71% (2006) xuống cịn 64,03% (2010). Ngun nhân giảm có thể được lý giải là do khí hậu năm 2010 khắc nghiệt, có đợt nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng tới quá trình phân giải các vật rơi rụng trên bề mặt đất rừng.

Đất dưới rừng Thông và Keo dao động trong khoảng 53,67 – 64,03% chứng tỏ đất dưới tán rừng khá xốp. Độ xốp của đất tại rừng trồng Thông và Keo đều giảm dần theo chiều sâu tầng đất. Mức biến động độ xốp của đất dưới hai loại hình rừng trồng Thơng và Keo dao động trong phạm vi nhỏ -5,67% đến 0,1%. Độ xốp của đất dưới rừng Thơng có xu hướng tăng chậm. Chứng tỏ Thơng có khả năng cải thiện độ xốp của đất. Rừng Keo mức biến động độ xốp ở tầng mặt 0 – 10cm là -2,55% chứng tỏ độ xốp giảm so với năm 2006, tăng giảm không rõ rệt ở các tầng độ sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 51 - 52)