Hàm lượng mùn (OM%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 54)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

4.2.2.2. Hàm lượng mùn (OM%)

Mùn trong đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lâu dài cho cây trồng, mùn làm tăng khả năng hấp thụ các cation trong đất; mùn có khả năng làm cho lân và các hợp chất lân trong đất khó tan thành dễ tan, làm giảm các chất độc cho cây, làm tăng mức độ bão hịa bazo và tính đệm cho đất. Vì vậy, trong cơng tác đánh giá độ phì và phân hạng đất đai, hàm lượng mùn trong đất luôn được coi là một trong những chỉ tiêu đánh giá quan trọng nhất. Kết quả phân tích hàm lượng mùn của đất ở khu vực nghiên cứu được tập hợp ở bảng 4.30.

Bảng 4.30: Tổng hợp hàm lượng mùn (OM%) của đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu(cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 2,86 2,28 -20,23 20 -30 1,87 1,78 -4,93 >30 1,65 1,33 -19,35 Keo 0 -10 3,18 3,08 -3,15 20 -30 2,17 2,28 5,16 >30 1,89 1,64 -13,00

Biểu đồ 4.5: Biến động hàm lượng mùn của đất dưới tán rừng Thông và Keo -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thơng Keo

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng mùn dao động trong khoảng 1,33 – 3,08% (năm 2010) cho thấy đất dưới cả hai loại rừng Thơng và Keo có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình.

So sánh hàm lượng mùn của đất dưới rừng Thông và Keo ta thấy: hàm lượng mùn của đất dưới tán rừng Keo cao hơn đất dưới tán rừng Thông; mức biến động hàm lượng mùn dưới tán rừng Keo giảm thấp hơn rừng Thông. Chứng tỏ, Thông trả lại chất hữu cơ cho đất ít hơn Keo. Các yếu tố lý – hóa của đất rừng trồng Thơng và Keo đều có liên quan đến nhau và chịu chi phối của cấu trúc và sinh trưởng rừng, cụ thể là lượng rơi rụng của rừng. Lá thông phân hủy chậm, tầng tán nhỏ hơn so với Keo. Do đó, với tầng tán dày, lá dễ phân hủy nên hàm lượng mùn mà Keo trả lại cho đất lớn hơn Thông trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu.

4.2.2.3. Xác định các chất dễ tiêu N – P – K

Trong đất N – P – K là ba nhân tố quan trọng nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng đồng thời là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất.

a. Hàm lượng đạm dễ tiêu (N mg/100g đất)

trình sinh trưởng về sinh khối của thực vật, đi vào thành phần của các loại protit, có trong diệp lục, axit nucleic và trong những hợp chất hữu cơ khác của vật thể sống.

Kết quả phân tích hàm lượng đạm dễ tiêu của đất núi Luốt được tập hợp ở bảng 4.31.

Bảng 4.31: Tổng hợp hàm lượng đạm dễ tiêu (mg/100g đất) của đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu (cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 7,00 7,28 4,03 20 -30 4,62 5,76 24,58 >30 3,99 5,04 26,32 Keo 0 -10 7,84 9,48 20,88 20 -30 5,60 6,87 22,62 >30 5,74 5,70 -0,75

Biểu đồ 4.6: Biến động hàm lượng đạm dễ tiêu của đất dưới rừng Thông và Keo

-5 0 5 10 15 20 25 30 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thơng Keo

Kết quả phân tích cho thấy đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu có hàm lượng đạm dễ tiêu tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 5 năm (2006 – 2010) nhất là tại tầng mặt. Tính riêng năm 2010 hàm lượng đạm dao động trong khoảng 5,04mg/100g đất – 9,48mg/100g đất, như vậy hàm lượng đạm dễ tiêu dưới tán rừng Thông và Keo tại khu vực đạt từ mức trung bình đến giàu.

Dựa vào kết quả phân tích tại bảng 4.31 ta thấy hàm lượng đạm dễ tiêu của đất dưới rừng Thơng và Keo có sự khác biệt rõ ràng. Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất dưới tán rừng Keo cao hơn hẳn so với đất dưới rừng Thông. Đặc biệt là ở tầng mặt hàm lượng đạm dưới rừng Keo là 9,48mg/100g đất (2010) trong khi đó hàm lượng đạm dễ tiêu ở cùng độ sâu tại rừng Thông là 7,28mg/100g đất (2010).

Tuy nhiên, qua biểu đồ 4.6 thấy mức biến động hàm lượng đạm dễ tiêu của đất dưới rừng Keo lại thấp hơn so với rừng Thông. Kết quả này có thể được lý giải thơng qua sự sinh trưởng về D1.3, Hvn đã nghiên cứu ở trên. Chứng tỏ do Keo là loài cây sinh trưởng nhanh nên nhu cầu về hàm lượng đạm dễ tiêu là cần nhiều hơn, sinh khối tươi của Keo cũng lớn hơn Thông, do vậy lượng đạm trong đó cũng lớn hơn. Khi chúng rơi, rụng và phân hủy chúng trả lại đạm cho đất. Đồng thời bộ rễ của Keo có vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất. Do đó, hàm lượng đạm của đất dưới tán rừng Keo cao hơn và mức biến động hàm lượng đạm của đất dưới rừng Keo nhỏ hơn hàm lượng đạm của đất dưới rừng Thông.

b. Hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất)

Lân là nguyên tố đa lượng và là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng và vận chuyển các chất trong cây trồng. Lân có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến quá trình ra hoa, kết quả của thực vật.

Kết quả phân tích hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới tán rừng Thông và Keo tại núi Luốt được tập hợp ở bảng 4.32.

Bảng 4.32: Tổng hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới tán rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu (cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 4,01 2,79 -30,49 20 -30 3,41 2,59 -24,14 >30 3,01 2,27 -24,76 Keo 0 -10 4,35 9,55 119,54 20 -30 4,45 8,78 97,38 >30 4,65 13,60 192,47

Biểu đồ 4.7: Biến động hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới rừng Thông và Keo

-50 0 50 100 150 200 250 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thơng Keo

Kết quả phân tích đất tại địa điểm nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới rừng trồng Keo có xu hướng tăng dần theo thời gian và hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới rừng trồng Thông giảm rõ rệt. Với hàm lượng lân phân tích (2010) nằm trong khoảng 2,27 – 13,60mg/100g đất cho thấy đất của khu vực vẫn thuộc loại nghèo lân. Lân tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt nhờ sự tích lũy sinh học, càng xuống sâu hàm lượng lân giảm dần.

Tại đất dưới rừng Keo, hàm lượng lân dễ tiêu tăng dần chứng tỏ Keo có khả năng cố định lân trong đất, tỉ lệ biến động lớn từ 97,38 – 192,47%. Điều này có thể được lý giải là bởi rừng trồng Keo từ năm 1985 đến nay 2010 đã trải qua 25 năm. Do vậy lượng dinh dưỡng cây lấy từ đất ít dần và chúng dần trả lại chất dinh dưỡng cho đất, thích hợp với mối quan hệ giữa Đất – Cây – Đất. Song tại độ sâu tầng đất là >30cm vào năm 2010 hàm lượng lân lại có sự tăng đột biến. Lý giải cho vấn đề này thì nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do quá trình rửa trơi chất dinh dưỡng.

Dựa vào biểu đồ, trực quan ta có thể thấy được hàm lượng lân dễ tiêu của đất dưới rừng Thông giảm mạnh trong khoảng từ 0,74 – 1,22mg/100g đất (năm 2010). Mức biến động dao động không quá lớn từ -24,14% đến -0,49%. Chứng tỏ, Thông vẫn lấy dinh dưỡng trong đất để sinh trưởng, tuy nhiên khả năng trả lại chất dinh dưỡng cho đất của rừng Thông là chậm và nhỏ hơn so với rừng Keo cùng tuổi.

c. Hàm lượng kali dễ tiêu

Hàm lượng Kali là chỉ tiêu hóa học quan trọng của đất, là nhân tố dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Trong cây kali thường được tích lũy nhiều trong thân lá. Kali tham gia vào sự chuyển hóa các hydrat cacbon (Xenlulo => Tinh bột => Đường), cung ứng năng lượng cho cây, tham gia vào q trình đóng mở tế bào…

Kết quả phân tích hàm lượng kali dễ tiêu trong đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới bảng 4.33.

Bảng: 4.33: Tổng hàm lượng kali dễ tiêu trong đất dưới tán rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu (cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 12,05 7,60 -36,93 20 -30 6,59 3,87 -41,30 >30 5,76 3,97 -31,16 Keo 0 -10 11,60 9,03 -22,13 20 -30 7,50 6,33 -15,56 >30 6,70 5,63 -15,92

Biểu đồ 4.8: Biến động hàm lượng kali dễ tiêu của đất dưới rừng Thông và Keo

-45 -40 -35 -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thông Keo

Kết quả phân tích hàm lượng Kali tại khu vực nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng kali dễ tiêu biến đổi trong khoảng 3,87 - 9,03mg/100g đất (năm 2010). Như vậy, đất dưới tán rừng núi Luốt có hàm lượng kali dễ tiêu là nghèo đến trung bình.

này chứng tỏ, Keo trong q trình sinh trưởng cần ít kali hơn so với Thơng. Do đó lượng Kali mà Keo trả lại cho đất cũng ít hơn Thơng.

4.3. Ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa được nghiên cứu

Căn cứ vào kết quả điều tra trên 8 ơ tiêu chuẩn trồng 3 lồi cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ. Tác giả đã xác định độ tàn che năm 2011 của các lồi được thể hiện thơng qua bảng 4.34.

Bảng 4.34. Tổng hợp độ tàn che của 8 OTC năm 2011

STT OTC Độ tàn

che

Loài cây bản địa

Lim xanh Re hương Đinh thối

1 3 0,4 x x 2 7b 0,5 x 3 6a 0,5 x 4 12a 0,48 x 5 12b 0,2 x 6 14 0,3 x 7 4 0,2 x 8 7a 0,3 x

4.3.1. Sinh trưởng của cây Lim xanh dưới các độ tàn che khác nhau

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 2 OTC trồng lồi Lim xanh có độ tàn che khác nhau là: 0,4; 0,5. Trong giai đoạn từ năm 2010-2011 sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.35.

Bảng 4.35: Tổng hợp sinh trưởng và chất lượng của loài Lim xanh dưới các độ tàn che khác nhau O T C Độ tàn che D1.3 Hvn Chất lượng % X S S% d1.3 X S S% hvn T TB X 3 0,4 9,3 1,1 12,0 0,6 9,3 1,0 11,0 0,6 71,4 14,3 14,3 7b 0,5 11,7 3,2 27,2 0,7 10,3 2,3 22,7 0,6 78,1 6,3 15,6

Qua bảng 4.35 cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2011 sinh trưởng của Lim xanh dưới các lâm phần Keo lá tràm và Thông mã vĩ theo độ tàn che 0,4 và 0,5 có sự phân cấp về chất lượng sinh trưởng rõ rệt.

Số liệu ở bảng 4.35 còn cho thấy Lim xanh sinh trưởng dưới tán Keo lá tràm có đường kính D1,3 bình qn = 9,3cm. Hệ số biến động của đường kính S% = 12,0; hệ số biến động của chiều cao vút ngọn = 11,0%.

Đối với Lim xanh trồng dưới tán Thơng mã vĩ có đường kính trung bình là 11,7cm, hệ số biến động của đường kính S% = 27,2 và hệ số biến động của chiều cao vút ngọn S% = 22,7.

Như vậy, ta thấy rằng với độ tàn che 0,4 và 0,5 cho các chỉ số về đường kính D1,3, chiều cao, hệ số biến động và chất lượng thân cây của Lim xanh có sự khác biệt rõ rệt. Với độ tàn che là 0,5 qua nghiên cứu cho thấy loài Lim xanh sinh trưởng tốt hơn ở độ tàn che 0,4.

Đối chiếu kết quả này với một số nghiên cứu về Lim xanh của Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1978), Phùng Ngọc Lan (1980)… ở Lạng Sơn; khi nghiên cứu về diễn thế rừng Sau sau - Lim xanh; Đỗ Thị Quế Lâm nghiên cứu về cây Lim xanh dưới tán rừng Thông mã vĩ cho thấy tương đối phù hợp. Các tác giả trên đều cho rằng Lim xanh trong tự nhiên đều tái sinh tốt dưới tán rừng Sau sau ở độ tàn che 0,50 - 0,60. Tuy nhiên, Sau sau là loài cây tán thưa và rụng lá mùa đơng nên độ tàn che khơng ổn định. Cịn ở rừng Thơng mã vĩ, nếu khơng có sự tác động của con người sẽ có độ tàn che cao. Vì vậy dưới tán rừng Thơng mã vĩ, sau giai đoạn chịu bóng, sinh trưởng của Lim xanh sẽ bị ức chế và sống trong tình trạng thiếu ánh sáng.

Để tiến hành so sánh và phân tích phương sai tác giả đã gộp độ tàn che thích hợp vào từng cấp tương ứng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.36.

Bảng 4.36: Kết quả so sánh và phân tích phương sai sinh trưởng của cây Lim xanh

Cấp tàn che Độ tàn che

D1.3 SigF Sigt K.luận Hvn SigF Sigt K.luận

2 0,4 9,3 0,011 0,046 Có sự sai khác 9,3 0,077 0,030 Có sự sai khác 3 0,5 11,7 10,3

Qua bảng 4.36 ta nhận thấy đối với sinh trưởng đường kính tán D1.3 và chiều cao của loài Lim xanh ở hai cấp độ tàn che có sự sai khác có ý nghĩa thống kê vì sigt của D1.3 và Hvn đều nhỏ hơn 0,05.

Như vậy, sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Lim xanh trồng xen dưới tán rừng Keo lá tràm và Thơng mã vĩ với hai cấp độ tàn che có sự sai khác rõ rệt về đường kính và chiều cao vút ngọn.

4.3.2. Sinh trưởng của cây Re hương dưới các độ tàn che khác nhau

Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 5 OTC trồng lồi Re hương có độ tàn che hồn tồn khác nhau là: 0,2; 0,3; 0,4; 0,48 và 0,5. Trong giai đoạn từ năm 2010- 2011 sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.37.

Bảng 4.37: Tổng hợp sinh trưởng và chất lượng của loài Re hương dưới các độ tàn che khác nhau O T C Độ tàn che D1.3 Hvn Chất lượng % X S S% d1.3 X S S% hvn T TB X 3 0,4 11,1 2,9 26,2 0,7 11,2 1,8 16,3 0,7 70,2 17,5 12,3 6a 0,5 14,3 2,9 28,7 0,9 12,8 2,2 17,4 0,8 75,3 15,2 9,5 12a 0,48 9,3 5,0 25,2 0,6 7,2 0,6 7,6 0,5 63,3 21,2 15,5 12b 0,2 9,2 1,8 19,4 0,6 9,3 1,3 14,1 0,6 62,7 23,4 13,9 14 0,3 9,1 1,2 13,2 0,6 9,0 1,3 14,4 0,6 62,1 21,7 16,2 Qua bảng 4.37 cho thấy sinh trưởng của loài Re hương dưới các lâm phần theo 5 độ tàn che có sự phân cấp về chất lượng sinh trưởng khá rõ rệt. Cụ thể ở độ tàn che

0,5 cho đường kính trung bình D1.3 là cao nhất và đạt 14,3cm, thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3 chỉ đạt 9,1- 9,2cm. Như vậy, thì lượng tăng trưởng bình qn về đường kính cũng cao nhất ở độ tàn che 0,5 đạt 0,9cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng nhanh, sau đó là độ tàn che 0,4 và thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3 chỉ đạt 0,6cm/năm thuộc cấp tăng trưởng trung bình.

Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao trung bình của lồi Re hương cũng đạt cao nhất ở độ tàn che 0,5 là 12,8m, sau đó là độ tàn che 0,4 và thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3; 0,48 chỉ đạt chiều cao trung bình từ 7,2 – 9,3m.

Trong 5 độ tàn che 0,2; 0,3; 0,4; 0,48 và 0,5 thì ở độ tàn che 0,4 và 0,5 cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất giao động từ 70,2 - 75,3%, và ở độ tàn che 0,2 có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu chiếm 23,4%.

Như vậy, ta thấy rằng với 5 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,5 có chất

lượng, khả năng sinh trưởng đường kính D1.3, chiều cao cũng như hệ số biến động đạt cao nhất so với các độ tàn che khác.

Chứng tỏ Re hương cũng là cây ưa bóng, sinh trưởng của Re hương phụ thuộc vào độ che sáng của tán rừng Keo lá tràm và Thơng mã vĩ. Để có nhận định rõ hơn sự ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của loài Re hương tác giả tiến hành kiểm tra sai dị về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các độ tàn che tại khu vực nghiên cứu.

Để tiến hành so sánh và phân tích phương sai tác giả đã gộp độ tàn che thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 54)