Chua của đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 53 - 54)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

4.2.2.1. chua của đất

Độ chua của đất ảnh hưởng đến cây trồng thông qua việc trao đổi dinh dưỡng của thực vật đối với đất. Đồng thời, độ chua của đất còn ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Đối với độ chua của đất đề tài nghiên cứu đi sâu phân tích độ chua hoạt động của đất (pHKCl).

Kết quả phân tích pHKCl của đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu được thể hiện dưới bảng 4.29 sau:

Bảng 4.29: Độ chua hoạt động (pHKCl) của đất dưới rừng Thông và Keo tại khu vực nghiên cứu

Loại rừng Độ sâu (cm) Năm 2006 Năm 2010 Biến động (%) Thông 0 -10 4,31 4,11 -4,62 20 -30 4,12 4,20 2,11 >30 4,19 4,20 0,22 Keo 0 -10 4,25 4,19 -1,30 20 -30 4,16 4,24 1,88 >30 4,18 4,27 2,15

Biểu đồ 4.4: Biến động độ chua hoạt động của đất

-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 0 -10 20 -30 >30 Độ sâu (cm) % Thông Keo

Dựa vào biểu đồ 4.4 cho thấy độ chua hoạt động (pHKCl) giảm rõ rệt ở tầng mặt. Ở cả hai loại rừng trồng Thông và trồng Keo ta thấy: mức biến động tại độ sâu 0 – 10cm của đất dưới rừng Keo là -1,3% và dưới rừng Thông là -4,62%. Chứng tỏ, Thông và Keo đều có khả năng cải thiện độ chua cho đất tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, mức biến động độ chua của đất dưới rừng Thông lớn hơn so với rừng Keo. Điều này cho thấy Thơng có tốc độ cải thiện độ chua (tại tầng mặt) của đất nhanh hơn so với rừng Keo. Trong lá thơng có hàm lượng axit cao, khi rụng xuống và phân hủy sẽ làm giảm độ pH của đất, đặc biệt ở tầng mặt.

Các kết quả nghiên cứu và dựa vào biểu đồ dễ dàng cho thấy độ chua ở tầng đất mặt giảm dần song lại tăng dần ở lớp đất dưới sâu. Theo thời gian, nhìn chung độ chua hoạt động của đất tại rừng Thơng và Keo chưa có sự biến chuyển rõ rệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 53 - 54)