Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế với 5 OTC trồng loài Re hương có độ tàn che hoàn toàn khác nhau là: 0,2; 0,3; 0,4; 0,48 và 0,5. Trong giai đoạn từ năm 2010- 2011 sinh trưởng của loài này thể hiện thông qua bảng 4.37.
Bảng 4.37: Tổng hợp sinh trưởng và chất lượng của loài Re hương dưới các độ tàn che khác nhau O T C Độ tàn che D1.3 Hvn Chất lượng % X S S% d1.3 X S S% hvn T TB X 3 0,4 11,1 2,9 26,2 0,7 11,2 1,8 16,3 0,7 70,2 17,5 12,3 6a 0,5 14,3 2,9 28,7 0,9 12,8 2,2 17,4 0,8 75,3 15,2 9,5 12a 0,48 9,3 5,0 25,2 0,6 7,2 0,6 7,6 0,5 63,3 21,2 15,5 12b 0,2 9,2 1,8 19,4 0,6 9,3 1,3 14,1 0,6 62,7 23,4 13,9 14 0,3 9,1 1,2 13,2 0,6 9,0 1,3 14,4 0,6 62,1 21,7 16,2 Qua bảng 4.37 cho thấy sinh trưởng của loài Re hương dưới các lâm phần theo 5 độ tàn che có sự phân cấp về chất lượng sinh trưởng khá rõ rệt. Cụ thể ở độ tàn che
0,5 cho đường kính trung bình D1.3 là cao nhất và đạt 14,3cm, thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3 chỉ đạt 9,1- 9,2cm. Như vậy, thì lượng tăng trưởng bình quân về đường kính cũng cao nhất ở độ tàn che 0,5 đạt 0,9cm/năm và thuộc cấp tăng trưởng nhanh, sau đó là độ tàn che 0,4 và thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3 chỉ đạt 0,6cm/năm thuộc cấp tăng trưởng trung bình.
Tương tự như vậy, khả năng sinh trưởng chiều cao trung bình của loài Re hương cũng đạt cao nhất ở độ tàn che 0,5 là 12,8m, sau đó là độ tàn che 0,4 và thấp nhất ở độ tàn che 0,2; 0,3; 0,48 chỉ đạt chiều cao trung bình từ 7,2 – 9,3m.
Trong 5 độ tàn che 0,2; 0,3; 0,4; 0,48 và 0,5 thì ở độ tàn che 0,4 và 0,5 cây thuộc cấp chất lượng tốt là nhiều nhất giao động từ 70,2 - 75,3%, và ở độ tàn che 0,2 có nhiều cây thuộc cấp chất lượng xấu chiếm 23,4%.
Như vậy, ta thấy rằng với 5 độ tàn che khác nhau thì độ tàn che 0,5 có chất lượng, khả năng sinh trưởng đường kính D1.3, chiều cao cũng như hệ số biến động đạt cao nhất so với các độ tàn che khác.
Chứng tỏ Re hương cũng là cây ưa bóng, sinh trưởng của Re hương phụ thuộc vào độ che sáng của tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ. Để có nhận định rõ hơn sự ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của loài Re hương tác giả tiến hành kiểm tra sai dị về các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các độ tàn che tại khu vực nghiên cứu.
Để tiến hành so sánh và phân tích phương sai tác giả đã gộp độ tàn che thích hợp vào từng cấp tương ứng. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.38.
Bảng 4.38: Kết quả so sánh và phân tích phương sai sinh trưởng của cây Re hương
Cấp tàn
che Độ tàn che D1.3 Sigt Kết luận H vn Sigt Kết
luận 1 0,2 9,2 0 Có sự sai khác 9,3 0 Có sự sai khác 0,3 9,1 9,0 2 0,4 11,1 11,2
Từ bảng 4.38 cho thấy sinh trưởng của cây Re hương có sự khác nhau rõ rệt về đường kính và chiều cao giữa 3 cấp tàn che vì sigt của đường kính và chiều cao đều bằng 0 và nhỏ hơn 0,05. Điều này cũng có nghĩa là trồng rừng Re hương dưới 3 cấp tàn che khác nhau thì sinh trưởng của cây sẽ có sự khác nhau. Trong khu vực nghiên cứu lượng tăng trưởng bình quân về đường kính có giá trị trong khoảng 0,6 – 0,9cm/năm, mỗi năm đường kính D1.3 của Re hương trong mô hình này tăng lên được khoảng 0,8cm đây là mức tăng trưởng khá nhanh.
Tóm lại, Kết quả phân tích phương sai cho thấy rằng trong 5 độ tàn che nghiên cứu Re hương sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất với độ tàn che từ 0,4 - 0,5.