Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1.1. Đặc điểm tầng cây cao
Do không đi sâu vào nghiên cứu tầng cây cao, nên chúng tôi chỉ nghiên cứu một số đặc trưng chính của chúng và dựa vào đó để làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp kỹ thuật tác động vào tầng cây cao nhằm xúc tiến sinh trưởng và phát triển của các lồi cây bản địa phía dưới.
Tầng cây cao trong khu vực trồng Lim xanh là loài Keo lá tràm, trồng từ năm 1985, đến nay đã được 26 tuổi. Từ kết quả điều tra, qua tính tốn, chúng tơi thu được các đặc trưng sinh trưởng của tầng cây cao thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Đặc điểm điều tra tầng cây cao lâm phần Keo lá tràm - Lim xanh
OTC Năm N/ha (cây) D1,3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m)
X S% X S% X S% X S% 3 2006 490 24,1 14,1 20,1 8,9 6,0 31,3 5,9 15,0 2007 490 24,4 14,2 20,2 8,4 6,5 28,5 6,1 14,5 2008 420 24,8 12,4 20,4 9,5 6,9 25,2 6,4 12,7 2009 420 25,4 11,9 20,6 9,4 7,3 24,4 6,8 10,3 2010 420 25,8 12,7 20,7 7,2 8,1 21,7 7,0 9,8 2011 420 26,3 12,1 20,8 7,3 8,3 20,6 7,3 11,4 Tầng cây cao trong lâm phần này đã qua tỉa thưa, để loại bỏ những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh. Mật độ và độ tàn che cịn lại khơng cao lắm. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay do nhu cầu về ánh sáng và dinh dưỡng của cây bản địa tầng dưới ngày càng tăng, nên tầng cây cao vẫn có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của tầng cây bản địa.
Đường kính ngang ngực là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây rừng. Qua đó có thể phản ánh hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và khả năng thích ứng của cây rừng với điều kiện hồn cảnh.
Kết quả tính tốn cho thấy, đường kính ngang ngực trung bình (D1.3 ) tăng trưởng hàng năm giao động từ 24,1- 26,3cm, căn cứ vào hệ số biến động S% dao động từ 11,9 - 14,2%, cho thấy có sự phân hố về đường kính, nhưng khơng mạnh.
Chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của chúng, đồng thời còn phản ánh cấu trúc của rừng theo mặt phẳng thẳng đứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hvn trung bình tăng trưởng hàng năm tăng từ 20,1 - 20,8m, hệ số biến động dao động từ 7,2 - 9,5%, điều
này cũng chứng tỏ có sự phân hoá về chiều cao vút ngọn trong lâm phần, nhưng không rõ rệt.
Chiều cao dưới cành trung bình dao động từ 6,0 - 8,3m, hệ số biến động dao động từ 20,6 - 31,3%, chứng tỏ có sự phân hố về chiều cao dưới cành, nhưng nhỏ.
Đường kính tán lá (Dt) của cây rừng cho thấy phạm vi không gian dinh dưỡng của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đường kính tán dao động từ 5,9 - 7,3m, hệ số biến động của đường kính tán giao động từ 9,8 - 15,0%. Hệ số biến động về đường kính tán lá nhỏ, chứng tỏ mức độ phân hố của đường kính tán lá khơng đáng kể.