Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 28 - 29)

Núi Luốt nằm trong khu vực có dân cư tương đối đông, nhiều thành phần: Cán bộ công chức, sinh viên, bộ đội, dân buôn bán, nông dân. Bên cạnh tầng lớp cán bộ công chức, dân buôn bán có thu nhập tương đối ổn định, là những người dân lao động nông nghiệp có thu nhập thấp. Do đó, khu vực này thường bị tác động của các hoạt động chăn thả trâu bò, lấy củi… gây ra những tác động xấu đến rừng và đất rừng. Mặt khác, khu vực núi Luốt tiếp giáp xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đây là một xã miền núi ở phía Bắc huyện Lương Sơn, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp có khoảng 543 ha, nhưng nghề rừng chưa phát triển. Do vậy đời sống của người dân chưa được nâng cao. Đây là yếu tố bất lợi cho việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng tại Núi Luốt. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho người dân tham gia làm nghề rừng.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi cho nhiều loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, do người dân xung quanh thường xuyên đến kiếm củi và tàn phá lớp cây bụi thảm tươi, chăn thả trâu bò… vì thế việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn gặp nhiều khó khăn.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao và cây bản địa khu vực nghiên cứu

Theo kết quả điều tra 3 loài cây bản địa nghiên cứu được trồng dưới tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ được xác định tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Bảng phân bố 3 loài cây bản địa được nghiên cứu

STT OTC ĐTC

Lâm phần Keo lá tràm Lâm phần Thông mã vĩ Lim

xanh

Re

hương Đinh thối xanh Lim

Re

hương Đinh thối

1 3 0,40 x x 2 4 0,20 x 3 6a 0,50 x 4 7a 0,30 x x 5 7b 0,50 x 6 12a 0,48 x 7 12b 0,20 x 8 14 0,30 x

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 28 - 29)