Biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cây bản địa được nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 69)

Qua kết quả điều tra và phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng của cây trồng dưới tán có quan hệ chặt chẽ với tầng cây cao. Mối quan hệ này được phản ánh thông qua ảnh hưởng của độ tàn che của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa.

Trong giai đoạn hiện nay, cây bản địa ở khu vực nghiên cứu vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của tầng cây cao, mà trực tiếp là độ tàn che. Vì vậy, cần có biện pháp tác động đến tầng cây cao thông qua tỉa thưa, tỉa cành để mở tán rừng tạo ra độ tàn che hợp lý cho sinh trưởng của các cây bản địa tầng dưới.

Đối với mỗi nhóm sinh trưởng của các loài cây bản địa bên dưới sẽ có một phương pháp mở tán hợp lý.

Chúng tôi xin được đề xuất phương hướng mở tán cho từng nhóm sinh trưởng của các loài cây bản địa mà đề tài nghiên cứu như sau:

* Loài Lim xanh

Loài Lim xanh đang sinh trưởng tốt ở độ tàn che từ 0,4 - 0,5 vì vậy, việc tác động vào tầng cây cao ngay bên trên chúng là không cần thiết. Nếu có, chỉ nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh hoặc những cành đang vướng vào tán của cây bản địa, để

* Loài Đinh thối

Theo kết quả đề tài nghiên cứu loài Đinh thối đang sinh trưởng khá tốt ở 2 độ tàn che là 0,2 và 0,3 trong đó sinh trưởng tốt nhất ở độ tàn che là 0,3. Vì vậy việc tác động vào tầng cây cao là không cần thiết, chỉ nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh hoặc những cành vướng vào tán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây bản địa sinh trưởng, phát triển.

* Loài Re hương

Re hương sinh trưởng tốt nhất tương ứng với độ tàn che trong khoảng 0,4 - 0,5. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất như sau:

- Nhóm cây sinh trưởng tốt: Nhóm cây này hiện nay đang có một độ tàn che và cường độ ánh sáng hợp lý, do đó không cần tác động vào tán tầng cây cao bên trên chúng.

- Nhóm cây sinh trưởng trung bình và xấu: Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đối với hai nhóm cây sinh trưởng trung bình và xấu cần giảm tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống và tăng độ tàn che lên một khoảng như sau:

- Nhóm cây sinh trưởng trung bình và xấu cần tăng độ tàn che lên khoảng 0,15 - 0,25; tương ứng với việc giảm tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống lên.

4.5.2. Kỹ thuật chăm sóc các loài cây bản địa được nghiên cứu

- Vệ sinh rừng, phát dọn cây bụi, dây leo:

Trong giai đoạn này cây bụi, dây leo có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng đáng kể với cây bản địa. Do vậy, việc vệ sinh rừng và phát dọn cây bụi, dây leo là rất cần thiết. Chú ý nên để lại độ che phủ của cây bụi khoảng 40%, vì ở độ che phủ này sẽ đảm bảo giữ ẩm tốt cho đất tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây bản địa. Tiến hành phát dọn cây bụi, dây leo mỗi năm một lần, vào thời điểm trước mùa khô.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Về đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao và cây bản địa khu vực nghiên cứu

+ Rừng ở khu vực nghiên cứu là rừng trồng thuần loài, đều tuổi, đã được tỉa thưa một lần để loại bỏ những cá thể sinh trưởng kém, sâu bệnh.

+ Rừng trong khu vực trồng các loài cây nghiên cứu có cấu trúc đơn giản, mật độ còn lại thấp, độ tàn che không cao.

+ Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy, đối với các loài cây bản địa trồng dưới tán tầng cây cao là Keo lá tràm thì tầng cây bản địa sinh trưởng chậm, tỷ lệ cây sinh trưởng trung bình, xấu khá cao: Lim xanh: dao động từ 14,3 - 28,6%; Re hương: dao động từ 4,6 - 32,3%; Đinh thối: dao động từ 7,4 - 51,9%.

+ Đối với loài cây bản địa trồng dưới tán Thông mã vĩ thì tầng cây bản địa sinh trưởng phát triển tốt hơn, tỷ lệ cây sinh trưởng trung bình và xấu thấp: Lim xanh: dao động từ 6,3 - 18,7%; Re hương: dao động từ 11,1 - 25,0%; Đinh thối: dao động từ 8,3 - 14,6%. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây bản địa trên hầu hết có hệ số biến động tương đối lớn, cho thấy sự phân hoá giữa các cây bản địa trong cùng một loài khá cao.

- Đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

+ Kết quả nghiên cứu tính chất lý hóa học của đất dưới tán rừng Thông và Keo: Chất lượng đất tầng mặt (0 - 10cm) được cải thiện rõ dưới cả rừng Thông và Keo. Càng xuống sâu độ xốp giảm, hàm lượng mùn và hàm lượng các chất dễ tiêu (đạm, lân, kali) giảm.

+ Trong giai đoạn 5 năm (2006 - 2010) hàm lượng đạm của đất dưới rừng Thông được cải thiện. Tuy nhiên tốc độ cải thiện đất của rừng Thông chậm và ít hơn rừng Keo.

+ Đất dưới rừng trồng Keo sau 5 năm (2006 -2010) đất tầng mặt cải thiện rõ thể hiện ở kết quả phân tích cho thấy: dung trọng, tỷ trọng giảm dần, độ xốp và hàm

+ Nghiên cứu và đánh giá chung môi trường đất dưới tán rừng trong khoảng 5 năm giai đoạn từ 2006 -2010 tôi rút ra kết luận rằng rừng trồng Keo có khả năng cải tạo đất tốt hơn rừng Thông.

- Ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa được nghiên cứu

+ Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Lim xanh trồng xen dưới tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ với hai cấp độ tàn che có sự sai khác rõ rệt về đường kính và chiều cao vút ngọn.

+ Kết quả phân tích phương sai cho thấy rằng trong 5 độ tàn che nghiên cứu Re hương sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất với độ tàn che từ 0,4 - 0,5.

+ Kết quả phân tích phương sai cho thấy rằng trong 2 độ tàn che nghiên cứu (0,2 và 0,3), Đinh thối sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất với độ tàn che là 0,3.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến tính chất đất

+ Đất dưới rừng Thông có độ chua hoạt động (pHKCl) giảm, tăng hàm lượng đạm, tăng tỷ trọng, dung trọng, giảm độ xốp và hàm lượng các chất dễ tiêu (P2O5 và K2O). Đất dưới rừng Keo có tỷ trọng, dung trọng giảm, tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn, hàm lượng đạm và lân dễ tiêu.

+ So sánh giữa hai loại rừng trồng Thông và rừng trồng Keo ta thấy rừng Keo có khả năng cải tạo đất tốt hơn rừng Thông. Song với đất chua thì trồng Thông lại có tác dụng hơn so với trồng Keo.

- Đề xuất giải pháp thúc đẩy sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng

+ Đối với 2 loài Lim xanh và Đinh thối chỉ nên tỉa bỏ những cành sâu bệnh hoặc những cành đang vướng vào tán của cây bản địa, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng sinh trưởng và phát triển.

+ Đối với Re hương cần giảm tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống và tăng độ tàn che lên một khoảng như sau: Nhóm cây sinh trưởng trung bình và xấu cần tăng độ tàn che lên khoảng 0,15 -

0,25; tương ứng với việc giảm tỷ lệ giữa cường độ ánh sáng chiếu xuống tán cây với cường độ ánh sáng ngoài chỗ trống lên.

2. Tồn tại

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đề tài còn một số tồn tại nhất định sau:

- Các loài cây bản địa được nghiên cứu thử nghiệm gây trồng còn ít, mới chỉ có 3 loài, cần nghiên cứu mở rộng trên nhiều đối tượng.

- Các đề xuất về biện pháp kỹ thuật đề tài đưa ra chỉ mang tính hiện thời, chưa có phương hướng xúc tiến sinh trưởng cho các loài cây bản địa trong thời gian dài.

- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa theo dõi được quá trình sinh trưởng của cây bản địa, diễn biến của đất và thảm thực vật sau khi gây trồng các loài cây bản địa.

3. Kiến nghị

- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu nhiều loài cây bản địa, nhiều nhân tố ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và nghiên cứu ở những địa điểm khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa được chính xác hơn.

- Cần thử nghiệm mở rộng trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ và Keo lá tràm ở nhiều cấp tuổi khác nhau, để xác định xem nên trồng xen cây bản địa vào tuổi nào là phù hợp nhất.

- Cần tiếp tục điều tra, đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây trong cả chu kỳ sống của chúng khi trồng dưới tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ.

- Cần tiếp tục theo dõi diễn biến của đất và thảm thực vật sau khi gây trồng các loài cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo lá tràm và Thông mã vĩ tại khu thực nghiệm núi Luốt, Xuân Mai.

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt………i

Danh mục các bảng……….ii

Danh mục các hình………iii

Danh mục các biểu đồ………....iv

ĐẶT VẤN ĐỀ……….………...1

Chương1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………..…...3

1.1. Trên thế giới………...3

1.2. Ở Việt Nam ………...7

1.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng hỗn giao………...…………..7

1.2.2. Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng trồng………...12

1.2.3. Các nghiên cứu về cây bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ...13

Chương 2: MỤC TIÊU- NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.………..17

2.1. Mục tiêu nghiên cứu………...17

2.1.1. Mục tiêu chung………...………...17

2.1.2. Mục tiêu cụ thể………...17

2.2. Nội dung nghiên cứu ………..…17

2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao và cây bản địa khu vực nghiên cứu...17

2.2.2. Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu...……….17

2.2.3. Ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa khu vực nghiên cứu………...17

2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến tính chất đất…...…………...18

2.2.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng……...18

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………...18

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu………...19

2.4. Phương pháp nghiên cứu………19

2.4.1. Phương pháp luận……….………….19

2.4.2. Phương pháp kế thừa……….……19

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu từng nội dung cụ thể……….20

2.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý……….20

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU...23

3.1. Điều kiện tự nhiên………..……23

3.1.1. Vị trí địa lý……….23

3.1.2. Địa hình……….…23

3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng………..23

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn………...25

3.1.5. Tình hình thực vật………..26

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội………...27

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………...28

4.1. Đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao và cây bản địa khu vực nghiên cứu……...28

4.1.1. Đặc điểm điều tra của lâm phần Keo lá tràm – Lim xanh……….28

4.1.1.1. Đặc điểm tầng cây cao………...28

4.1.1.2. Đặc điểm tầng cây bản địa………..30

4.1.2. Đặc điểm điều tra của lâm phần Keo lá tràm - Re hương……….31

4.1.2.1. Đặc điểm tầng cây cao………...31

4.1.2.2. Đặc điểm tầng cây bản địa………..32

4.1.3. Đặc điểm điều tra của lâm phần Keo lá tràm – Đinh thối……….…34

4.1.3.1. Đặc điểm tầng cây cao………...34

4.1.3.2. Đặc điểm tầng cây bản địa……….………….35

4.1.4. Đặc điểm điều tra của lâm phần Thông mã vĩ – Lim xanh...38

4.1.5. Đặc điểm điều tra của lâm phần Thông mã vĩ – Re hương……….……..41

4.1.5.1. Đặc điểm tầng cây cao………...41

4.1.5.2. Đặc điểm tầng cây bản địa………..42

4.1.6. Đặc điểm điều tra của lâm phần Thông mã vĩ - Đinh thối……...……….43

4.1.6.1. Đặc điểm tầng cây cao……….………...43

4.1.6.2. Đặc điểm tầng cây bản địa……….….44

4.2. Đặc điểm, điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu………...48

4.2.1. Tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu………..…48

4.2.1.1. Tỷ trọng của đất………..48

4.2.1.2. Dung trọng của đất………..49

4.2.1.3. Độ xốp của đất dưới tán rừng Thông và Keo ………...……50

4.2.2. Tính chất hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu………...51

4.2.2.1. Độ chua của đất………...52

4.2.2.2. Hàm lượng mùn (OM%) ……….………...53

4.2.2.3. Xác định các chất dễ tiêu N – P – K………...54

4.3. Ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa được nghiên cứu…59 4.3.1. Sinh trưởng của cây Lim xanh dưới các độ tàn che khác nhau………….59

4.3.2. Sinh trưởng của cây Re hương dưới các độ tàn che khác nhau……….…61

4.3.3. Sinh trưởng của cây Đinh thối dưới các độ tàn che khác nhau…….……63

4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng đến tính chất đất……….…….….65

4.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng………...…68

4.5.1. Biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng các loài cây bản địa được nghiên cứu…68 4.5.2. Kỹ thuật chăm sóc các loài cây bản địa được nghiên cứu……...…….…69

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………...70

1. Kết luận………...70

2. Tồn tại………...72

3. Kiến nghị………..………...72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của tầng cây cao đến sinh trưởng cây bản địa dưới tán rừng tại rừng thực nghiệm núi luốt, xuân mai​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)