Tdyn y= max(  z)  ndyn (1-10)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu hệ thống treo đến dao động của xe đua fsae (Trang 31 - 34)

Trong đó:

( - z): chuyển vị tương đối giữa khối lượng không được treo và khối lượng được treo;

ftdyn: Độ võng động hành trình trả của hệ thống treo, vị trí đặt vấu hành

trình trả;

fndyn: Độ võng động hành trình nén của hệ thống treo, vị trí đặt vấu hành

trình nén.

1.4.9. Chỉ tiêu về độ bám của bánh xe với mặt đường

Chỉ tiêu về độ bám của bánh xe với mặt đường được đánh giá bằng độ lệch quân phương của dịch chuyển tương đối giữa tâm bánh xe và mặt đường thông qua công thức:

Dz =  2 0 1 lim ( ) ( ) T T Z t h t dt T              (1-11) Theo MADI có thể chọn Dz như sau:

Dz  / 3; với  = 2,5 cm là biến dạng của lốp.

1.4.10. Cường độ dao động

Cường độ dao động KB là một trong những chỉ tiêu để chỉ mức độ ảnh hưởng của dao động với con người.

Cường độ dao động KB phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Gia tốc;

- Tần số kích thích; - Thời gian kích động.

Từ đó, ba ngưỡng cường độ dao động được dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dao động với con người là:

- KB = 20: Giới hạn êm dịu; - KB = 50: Giới hạn điều khiển; - KB = 125: Giới hạn gây bệnh lý.

1.5. Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu các tài liệu đã công bố liên quan đến xe đua sinh viên và hệ thống treo xe đua FSAE cho thấy, các công bố tập trung chủ yếu vào việc thiết kế một chiếc xe đua hoàn chỉnh và tiến hành thử nghiệm tổng thể

toàn xe, do vậy chưa xem xét kỹ bài toán tối ưu cho từng cụm, hệ thống của xe đua FSAE trong đó có hệ thống treo. Với mục tiêu cung cấp thêm cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cho việc thiết kế tối ưu hệ thống treo xe đua sinh viên FSAE, đề tài này lựa chọn phương pháp nghiên cứu là mô phỏng lý thuyết bằng phần mềm chuyên dùng, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hệ thống treo là gia tốc dao động bình phương trung bình theo phương thẳng đứng theo tiêu chuẩn ISO 2631-1. Nội dung chính của đề tài như sau:

- Chương 1: Nghiên cứu tổng quan;

- Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu dao động xe đua sinh viên; - Chương 3: Nghiên cứu dao động xe đua sinh viên với sự trợ giúp của phần mềm Adam.

CHƯƠNG II.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG XE ĐUA SINH VIÊN VIÊN

Mục đích chương này là nghiên cứu các phương pháp đánh giá dao động ô tô nói chung và xe đua sinh viên nói riêng; phân tích lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu dao động xe đua sinh viên.

2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG Ô TÔ

Khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng sẽ gây ra dao động ở phần không được treo và phần được treo của ô tô. Dao động của vỏ ô tô (phần được treo) sẽ xác định tính êm dịu chuyển động của ơ tơ.

Tính êm dịu chuyển động của ô tô đặc trưng cho khả năng ơ tơ có thể chuyển động lâu dài trên đường mà không gây mệt mỏi cho người lái và hành hành khách mặc dù chịu các tác động của dao động.

Dao động của ô tô thường đặc trưng bằng các thông số như: chu kỳ hay tần số dao động, biên độ dao động, gia tốc và tốc độ tăng trưởng gia tốc. Vì vậy, các thơng số trên thường được dùng làm chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô. Ngày nay, chỉ tiêu đánh giá độ êm dịu chuyển động ô tô thường được sử dụng nhất là gia tốc dao động bình phương trung bình theo phương thẳng đứng [12] với các giá trị được qui chuẩn theo tiêu chuẩn ISO 2631-1 (2005) như đã trình bày trong chương 1.

2.1.1. Phương pháp thực nghiệm

Việc nghiên cứu dao động ô tô bằng phương pháp thực nghiệm có thể tiến hành trong phịng thí nghiệm hoặc trên đường. Thử dao động trong phịng thí nghiệm cho phép rút ngắn thời gian tạo được các điều kiện dao động theo yêu cầu và giảm được phương tiện, kinh phí cho thí nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số kết cấu hệ thống treo đến dao động của xe đua fsae (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)