Kiểm soát huyết áp động mạch:

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 3 ppsx (Trang 27 - 28)

II. Chẩn đoán và đánh giá tai biến mạch n∙o A Triệu chứng lâm sàng

2. Kiểm soát huyết áp động mạch:

a. Mặc dù rất nhiều bệnh nhân TBMN có tăng huyết áp song đa số tr−ờng hợp huyết áp sẽ giảm tự nhiên. Nếu tình trạng tăng huyết áp vẫn còn, không nên hạ huyết áp xuống đột ngột vì điều nμy lμm rối loạn cơ chế tự điều hoμ mạch não, lμm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu não ranh giới với tổn th−ơng, lμm triệu chứng lâm sμng nặng thêm. Giảm mức độ tăng huyết áp bắt buộc phải lμm trong một số tr−ờng hợp nh− có triệu chứng bệnh tim nặng, tăng huyết áp ác tính, phình tách động mạch chủ vμ ở bệnh nhân điều trị t-PA. Một số tác giả yêu cầu phải hạ huyết áp ở bệnh nhân dùng Heparin tĩnh mạch để giảm nguy cơ chuyển nhũn não thμnh xuất huyết não.

b. Duy trì huyết áp tâm thu < 185 mmHg vμ huyết áp tâm tr−ơng < 110 mmHg. Những bệnh nhân có huyết áp quá cao (HA tâm thu ≥ 220 mmHg, HA tâm tr−ơng ≥ 120 mmHg) phải hạ áp ngay, tuy nhiên nên giảm từ từ HA tâm thu xuống 170-180 mmHg vμ HA tâm tr−ơng xuống 95-100 mmHg. Sau đó nếu vẫn tồn tại triệu chứng liên quan đến

tăng huyết áp, có thể hạ tiếp HA tâm thu còn 150- 160 mmHg vμ HA tâm tr−ơng còn 90-95 mmHg. c. Không nên dùng Nifedipine d−ới l−ỡi để hạ HA

cấp khi TBMN vì khả năng hạ HA quá nhanh cũng nh− tác dụng bất lợi lên cơ chế điều hoμ

máu não sẽ lμm đột quỵ nặng hơn. Nên tránh dùng các thuốc hạ áp có thể gây tăng áp lực nội sọ nh− các thuốc giãn mạch trực tiếp (Sodium Nitroprusside, Nitroglycerin, Hydralazin) vμ các thuốc chẹn kênh canxi, nhất lμ ở những bệnh nhân nhồi máu diện rộng gây phù nề vμ doạ tụt não. Các nhóm thuốc hạ áp khác nh− ức chế men chuyển, chẹn bêta giao cảm có tác dụng hạ áp tốt mμ không gây tác dụng phụ đối với huyết động của mạch máu não, có thể uống (Captopril) hoặc tiêm tĩnh mạch (Enalapril, Labetalol, Esmolol)...

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 3 ppsx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)