Phòng biến chứng 1 Chống phù não:

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 3 ppsx (Trang 26 - 27)

II. Chẩn đoán và đánh giá tai biến mạch n∙o A Triệu chứng lâm sàng

A.Phòng biến chứng 1 Chống phù não:

1. Chống phù não:

a. Bằng các dung dịch −u tr−ơng:

• Mannitol truyền 0,5-1 g/kg trong 20-30 phút, sau đó truyền lại 0,25-0,5 g/kg cứ 6h/lần. Nếu truyền quá 48 h, nên giảm dần liều mannitol để tránh gây phù não hồi lại do thuốc. Nói chung mannitol không nên truyền quá 3 ngμy, nếu muốn truyền nhiều hơn, nên có khoảng nghỉ để thải thuốc, tránh tác dụng gây tăng áp lực nội sọ thứ phát.

• Glycerol (1mg/kg trong vòng 120 phút). Cho đến nay, mannitol vẫn lμ biện pháp hμng đầu để chống phù não. Khi mannitol bắt đầu giảm tác dụng mμ vẫn cần giảm áp, nên cân nhắc truyền dịch muối −u tr−ơng hoặc giảm áp bằng phẫu thuật.

b. Tăng thông khí có kiểm soát trong thời gian ngắn (mục đích hạ PaCO2 xuống còn 25-30 mmHg), gây kiềm hoá máu, co mạch não vμ giảm thể tích máu não, do đó lμm giảm đáng kể áp lực nội sọ, tác dụng nμy xuất hiện ngay sau 20 phút nh−ng cũng nhanh chóng mất đi sau 1-2 giờ do hệ thống

đệm trong cơ thể sẽ trung hoμ tác dụng nμy, vì thế chỉ nên coi tăng thông khí nh− một biện pháp cấp cứu tạm thời trong khi chờ đợi hoặc phối hợp với các biện pháp khác nh− truyền dịch −u tr−ơng, mở hộp sọ... Có thể truyền dung dịch THAM 60 mmol pha với 100 ml Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 45 phút sau đó duy trì qua tĩnh mạch trung tâm 3 mmol/h để lμm kiềm hoá máu.

c. Barbiturate: lμm giảm thể tích dòng máu não do co mạch. Liều dùng 250-500 mg thiopental (tiêm bolus) sau đó truyền tiếp tục 5 mg/kg/h hoặc tiêm bolus từng lúc. Biến chứng có thể xảy ra lμ giảm huyết áp nặng gây hạ áp lực t−ới máu não.

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 3 ppsx (Trang 26 - 27)