Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình nào từ dữ liệu nghiên cứu thu thập được cũng đều phải làm là chứng minh sự phù hợp của mô hình đó. Tiêu chuẩn đo lường sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu là hệ số R2

hiệu chỉnh và mức ý nghĩa của kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA. Yêu cầu đặt ra để chấp nhận sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính là hệ số R2 hiệu chỉnh ≥ 50% và ở độ tin cậy 95%, giá trị kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA có sig. < 0,05 (Hair và cộng sự, 2006). Kết quả thống kê đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS được trình bày tóm tắt như sau:

Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình hồi quy với mẫu nghiên cứu

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn

1 0,792a 0,627 0,615 0,42166

Nguồn: kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của tác giả

Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình hồi quy với mẫu nghiên cứu cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0,615 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu của mẫu nghiên cứu ở mức 61,5%, hay nói cách khác trong phạm vi dữ liệu thu thập được từ mẫu nghiên cứu cho thấy trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc “hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM” thì có 61,5% sự biến động là do tác động từ các biến độc lập, còn lại 38,5% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngoài mô hình.

Hệ số R2 hiệu chỉnh mới chỉ cho thấy sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính mới mẫu nghiên cứu hiện tại, tuy nhiên mô hình hồi quy này có phù hợp với tổng thể hay

không cần xét đến mức ý nghĩa của kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể Mô hình Tổng bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Sig. 1 Hồi quy 72,759 8 9,095 51,152 0,000b Phần dư 43,205 243 0,178 Tổng 115,963 251 -

Nguồn: kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của tác giả

Kết quả từ phân tích phương sai ANOVA cho thấy với độ tin cậy 95%, giá trị kiểm định F = 51,152 có sig. = 0,000 < 0,05, điều này cho phép ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (trừ hằng số) và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng có ý nghĩa áp dụng và suy luận ra tính chất của tổng thể.

4.6. So sánh kết quả với các nghiên cứu trƣớc

- Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc Dung (2012), cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của người dân đang sinh sống tại TPHCM và được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: (1) nhận thức sự hữu ích của Metro, (2) nhận thức về môi trường, (3) chuẩn chủ quan và (4) sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân. Mô hình giải thích được khoảng 47,3% ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của người dân đang sinh sống tại TPHCM.

- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh và cộng sự (2015), cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ taxi Uber của người tiêu dùng tại Việt Nam và được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: (1) dễ dàng sử dụng, (2) giá trị giá cả, (3) kiến thức pháp luật và (4) chuẩn chủ quan. Mô hình giải thích được khoảng 26,4% sự chấp nhận và 21,1% hành vi sử dụng dịch vụ taxi Uber của người tiêu dùng tại Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của Peng và cộng sự (2014), cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi của người tiêu dùng tại Trung Quốc và được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: (1) sự tương thích, (2) nhận thức sự dễ sử dụng, (3) nhận thức về mức giá và (4) nhận thức sự hữu ích.

- Kết quả nghiên cứu của Madigan và cộng sự (2016), cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng Hệ thống giao thông đường bộ tự động (ARTS) của người dân tại 12 thành phố của Liên minh Châu Âu (EU) và được xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: (1) kỳ vọng về kết quả, (2) sự ảnh hưởng của xã hội và (3) kỳ vọng về sự nỗ lực. Mô hình giải thích được khoảng 22% ý định chấp nhận sử dụng Hệ thống giao thông đường bộ tự động (ARTS) của người dân.

Nghiên cứu của tác giả một lần nữa khẳng định lại kết quả của các nghiên cứu trước và cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM gồm: (1) Giá trị về giá cả, (2) Sự ưu việt so với phương tiện cá nhân, (3) Sự ảnh hưởng của xã hội, (4) Trải nghiệm thú vị cho người dùng, (5) Giá trị xã hội và (6) Các điều kiện thuận lợi. Mô hình nghiên cứu giải thích được 61,5% hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM cho thấy mức độ giải thích tương đối cao.

Các nhân tố (1) Giá trị về giá cả, (2) Sự ưu việt so với phương tiện cá nhân, (3) Sự ảnh hưởng của xã hội được khẳng định lại từ kết quả của các nghiên cứu trước. Trong khi đó các nhân tố (4) Trải nghiệm thú vị cho người dùng, (5) Giá trị xã hội và (6) Các điều kiện thuận lợi là những khám phá mới của nghiên cứu lần này.

Trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM thì nhân tố giá trị về giá cả và sự ưu việt so với phương tiện cá nhân có ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM phản ánh đặc thù bối cảnh tại Việt Nam khi người dân quan tâm hàng đầu đến giá cả khi sử dụng dịch vụ và số lượng người dân sử dụng phương tiện cá nhân (xe máy) rất lớn do đó để thuyết phục người dân gia tăng sử dụng dịch vụ của mình, Grabcar cần chứng minh sự ưu việt, tiện ích hơn so với phương tiện cá nhân (xe máy).

4.7. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính

Mục đích của việc phân tích dữ liệu theo các tiêu chí định tính là tìm ra sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TP.HCM giữa các nhóm đối tượng phân biệt dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học bao gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập và đặc trưng liên quan đến tần suất sử dụng dịch vụ.

Phương pháp phổ biến thường được sử dụng là phân tích phương sai ANOVA một chiều. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phương pháp này là phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng sai lầm chỉ 5%. Trong phương pháp phân tích phương sai ANOVA một chiều, chúng ta cần quan tâm đến 2 vấn đề chính là mức ý nghĩa sig. của giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) và mức ý nghĩa sig. của kiểm định F tại bảng ANOVA.

Trường hợp nếu mức ý nghĩa sig. của giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) ≥ 0,05 cho thấy phương sai giữa các nhóm người tiêu dùng là không khác nhau (phương sai đồng nhất) và kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được. Tiếp theo chúng ta xem xét mức ý nghĩa sig. của kiểm định F tại bảng ANOVA, nếu sig. ≥ 0,05, chúng ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng thuộc các nhóm khác nhau; ngược lại nếu sig. < 0,05, chúng ta kết luận hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng thuộc các nhóm khác nhau là có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trường hợp nếu mức ý nghĩa sig. của giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) < 0,05 (giả thiết phương sai đồng nhất bị vi phạm) thì ta xem xét kết quả kiểm định sự khác biệt theo phương pháp kiểm định Welch tại bảng Robust Tests of Equality of Means để thay thế cho kết quả phân tích ANOVA. Tiêu chuẩn để kết luận giả thuyết của kiểm định Welch tương tự như kiểm định F của phân tích ANOVA (Field, 2009).

4.7.1. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo giới tính

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 0,19, với mức ý nghĩa sig. = 0,891 > 0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là đồng nhất theo giới tính. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Giá trị của kiểm định F tại bảng ANOVA = 3,442, với mức ý nghĩa sig. = 0,065 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM theo giới tính (tham khảo tại phụ lục 8).

4.7.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo độ tuổi

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 2,492, với mức ý nghĩa sig. = 0,044 < 0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là không đồng nhất theo độ tuổi. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA không thể sử dụng được, chúng ta phải xem xét kết quả của kiểm định Welch.

Giá trị của kiểm định Welch tại bảng Robust Tests of Equality of Means = 2,312, với mức ý nghĩa sig.= 0,286 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM giữa các độ tuổi khác nhau (tham khảo tại phụ lục 8).

4.7.3. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo nghề nghiệp

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 1,642, với mức ý nghĩa sig. = 0,180 > 0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là đồng nhất theo nghề nghiệp. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Giá trị của kiểm định F tại bảng ANOVA = 1,497, với mức ý nghĩa Sig.= 0,216 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau (tham khảo tại phụ lục 8).

4.7.4. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo trình độ học vấn

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 1,400, với mức ý nghĩa sig. = 0,243 >

0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là đồng nhất theo trình độ học vấn. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Giá trị của kiểm định F tại bảng ANOVA = 2,316 với mức ý nghĩa sig. = 0,076 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau (tham khảo tại phụ lục 8).

4.7.5. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo mức thu nhập

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 2,430, với mức ý nghĩa sig. = 0,066 > 0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là đồng nhất theo mức thu nhập. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Giá trị của kiểm định F tại bảng ANOVA = 1,839, với mức ý nghĩa sig. = 0,141 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM giữa các nhóm có mức thu nhập khác nhau (tham khảo tại phụ lục 8).

4.7.6. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của ngƣời tiêu dùng theo tần suất sử dụng dịch vụ

Theo kết quả phân tích, giá trị thống kê Levene tại bảng kiểm tra sự đồng nhất của các biến (Test of Homogeneity of Variances) = 1,283, với mức ý nghĩa sig. = 0,259 > 0,05 do đó có thể kết luận phương sai đánh giá về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM là đồng nhất theo tần suất sử dụng dịch vụ. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.

Giá trị của kiểm định F tại bảng ANOVA = 5,986, với mức ý nghĩa sig. = 0,00 < 0,05 nên có thể kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM giữa các nhóm có tần suất sử dụng dịch vụ khác nhau (tham khảo tại phụ lục 8).

4.8. Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương 4 tác giả đã trình bày chi tiết về các kết quả phân tích định lượng của nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và xây dựng, biện luận mô hình hồi quy. Kết quả rút ra cuối cùng cho thấy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM, được xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp lần lượt là: Giá trị về giá cả (GTG), Sự ưu việt so với phương tiện cá nhân (PTC), Sự ảnh hưởng của xã hội (AXH), Trải nghiệm thú vị cho người dùng (TNT), Giá trị xã hội (GXH) và Các điều kiện thuận lợi (DKT). Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng dựa trên dữ liệu giải thích được 61,5% cho mẫu nghiên cứu và phù hợp để áp dụng suy luận cho tổng thể. Những kết quả nghiên cứu cụ thể trên sẽ trở thành những cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp cũng như các đơn vị có liên quan trong phần tiếp theo.

Chƣơng 5:

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trong chương này tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được và đưa ra một số hàm ý quản trị cho Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam đơn vị kinh doanh dịch vụ Grabcar nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Để thực hiện đề tài ”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM” tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp kết hợp giữa ý kiến 05 chuyên gia và phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng đã và đang sử dụng dịch vụ Grabcar, phỏng vấn sâu nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh các thang đo cho bảng câu hỏi. Kết hợp với các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính tác giả điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam và đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM: (1) Kỳ vọng về kết quả, (2) Mức độ dễ dàng khi sử dụng, (3) Sự ảnh hưởng của xã hội, (4) Các điều kiện thuận lợi, (5) Trảỉ nghiệm thú vị cho người dùng, (6) Giá trị giá cả, (7) Sự ưu việt so với phương tiện cá nhân và (8) Giá trị xã hội.

Nghiên cứu định lượng thực hiện gồm 38 biến quan sát (32 biến độc lập, 6 biến phụ thuộc) được sử dụng bằng thang đo Likert 5 mức độ. Việc khảo sát dữ liệu bằng cách khảo sát trực tiếp người tiêu dùng và khảo sát trực tuyến, số lượng mẫu khảo sát được phát đi là 300, thu về là 280 phiếu trong đó có 252 mẫu là hợp lệ.

Dữ liệu thu thập được xữ lý bằng phần mềm SPSS với các phương pháp gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)