Kiểm định các giả thuyết hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)

Các kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính bội chỉ có ý nghĩa thống kê khi mô hình hồi quy thõa mãn 5 giả thuyết kiểm định sau:

Giả thuyết 1: Các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính trực quan trên biểu đồ scatter.

Qua các biểu đồ scatter được xử lý bằng phần mềm SPSS, ta có thể tạm thời kết luận giữa nhân tố phụ thuộc và các nhân tố độc lập có mối quan hệ tuyến tính với nhau (tham khảo tại phụ lục 8). Đây là cơ sở trực quan ban đầu để chúng ta quyết định đi sâu vào kiểm định các giả thuyết tiếp theo.

Giả thuyết 2: Phương sai phần dư của nhân tố phụ thuộc không đổi.

Phương sai phần dư của nhân tố phụ thuộc được kiểm định tính không đổi bằng kiểm định Spearman với phần mềm SPSS cho kết quả tóm tắt như sau:

Phần dư của nhân tố phụ thuộc (ABS) và tất cả các nhân tố độc lập đều có quan hệ với nhau với sig. > 0,05 hay chúng ta có thể kết luận “Phương sai phần dư của nhân tố phụ thuộc không đổi” (tham khảo tại phụ lục 8).

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Spearman cho phần dƣ của nhân tố phụ thuộc

ABS GXH PTC DKT TNT AXH GTG RHO của Spearman AB S Hệ số tương quan 1,000 -0,065 -0,064 0,078 0,002 0,066 0,042 Sig. (2- chiều) 0,000 0,305 0,311 0,215 0,973 0,295 0,507 Cỡ mẫu 252 252 252 252 252 252 252

Giả thuyết 3: Phần dư của nhân tố phụ thuộc có phân phối chuẩn.

Giả thuyết phần dư của nhân tố phụ thuộc có phân phối chuẩn được kiểm định thông qua đồ thị và các chỉ số thống kê mô tả được trình bày tại phụ lục 8.

Qua đồ thị phân phối ta thấy giá trị trung bình của phần dư nhân tố phụ thuộc gần như trùng với đỉnh của tháp chuông phân phối chuẩn, bên cạnh đó hệ số Skewness trong bảng các chỉ số thống kê mô tả của phần dư nhân tố phụ thuộc gần bằng 0 cho phép chúng ta kết luận rằng “Phần dư của nhân tố phụ thuộc có phân phối chuẩn”.

Giả thuyết 4: Phần dư của nhân tố phụ thuộc có tính độc lập.

Giả thuyết phần dư của nhân tố phụ thuộc có tính độc lập được kiểm định bằng kết quả của thống kê Durbin-Watson trong mô hình hồi quy, kết quả thống kê bằng phần mềm SPSS được trình bày phụ lục 8.

Hệ số Durbin-Watson của mô hình hồi quy bằng 2,072 với 8 nhân tố độc lập, tra cứu bảng hệ số Durbin-Watson tương ứng với mức ý nghĩa 5% ta có dL=1,686, dU=1,852. Ta thấy dU < hệ số Durbin-Watson < 4-dU, kết luận với mức ý nghĩa 5% không có hiện tượng tự tương quan âm và tương quan dương hay “Phần dư của nhân tố phụ thuộc có tính độc lập”.

Giả thuyết 5: Không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của dữ liệu bằng phần mềm SPSS được trình bày phụ lục 8.

Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF), có mối liên hệ nghịch đảo với độ chấp nhận của dữ liệu. Quy tắc khi VIF vượt quá 10 là có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2006). Từ kết quả của thống kê đa cộng tuyến ta thấy tất cả các nhân tố đều có VIF < 2 (trừ nhân tố TNT có VIF = 2,111), do đó có thể kết luận mô hình “Không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến”.

Như vậy sau khi thực hiện kiểm định 5 giả thuyết hồi quy để xem xét mức độ thõa mãn tiêu chuẩn thống kê của các nhân tố trong mô hình hồi quy tuyến tính bội chúng ta có thể kết luận mô hình hồi quy đang nghiên cứu đạt ý nghĩa về mặt thống kê và có thể sử dụng các kết quả để biện luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)