Biện luận mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

Tiến hành phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS, chúng ta có kết quả cuối cùng tóm tắt như sau:

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính

Nhân tố Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.

B Độ lệch chuẩn Beta Hằng số -0,218 0,208 - -1,051 0,294 GXH 0,126 0,039 0,155 3,239 0,001 PTC 0,168 0,040 0,214 4,221 0,000 DKT 0,109 0,055 0,099 1,998 0,047 TNT 0,199 0,061 0,184 3,231 0,001 GTG 0,214 0,050 0,223 4,272 0,000 AXH 0,185 0,044 0,201 4,237 0,000 MDD 0,019 0,033 0,027 0,583 0,561 KKQ 0,051 0,042 0,058 1,211 0,227

Nguồn: kết quả phân tích hồi quy tuyến tính của tác giả

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của nhân tố phụ thuộc khi một đơn vị của nhân tố độc lập thay đổi. Trong khi đó hệ số hồi quy đã chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của độ lệch chuẩn (standard deviation) của nhân tố phụ thuộc khi một đơn vị độ lệch chuẩn của nhân tố độc lập thay đổi. Cụ thể hơn, hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các nhân tố độc lập, nhân tố phụ thuộc đã được chuẩn hóa (phương sai = 1). Còn hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến được giữ nguyên giá trị ban đầu. Việc chuẩn hóa hệ số hồi quy là cơ sở dùng để trả lời câu hỏi nhân tố độc lập nào có tác động mạnh hơn vào nhân tố phụ thuộc trong phân tích hồi quy bội khi mà các nhân tố độc lập có đơn vị đo lường khác nhau đã được chuẩn hóa về cùng một đơn vị đo lường.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với độ tin cậy 95%, giá trị của kiểm định t đối với giả thuyết về các hệ số hồi quy nếu có mức ý nghĩa sig. < 0,05 chứng tỏ rằng giả thuyết H0: hệ số hồi quy bằng 0 (βi = 0) bị bác bỏ đồng thời trong trường hợp

ngược lại nếu sig. ≥ 0,05 giả thuyết H0: hệ số hồi quy bằng 0 (βi = 0) sẽ được chập nhận. Từ kết quả trên chúng ta rút ra một số kết luận như sau:

- Nhân tố giá trị xã hội (GXH): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,155, cho biết ”Giá trị xã hội” là một yếu tố có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố giá trị xã hội tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,155 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố giá trị xã hội (GXH) có mức ý nghĩa sig. = 0,001 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố sự ưu việt so với phương tiện cá nhân (PTC): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,214, cho biết yếu tố ”Sự ưu việt so với phương tiện cá nhân” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố sự ưu việt so với phương tiện cá nhân tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,214 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố sự ưu việt so với phương tiện cá nhân (PTC) có mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố các điều kiện thuận lợi (DKT): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,099, cho biết yếu tố ”Các điều kiện thuận lợi” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố các điều kiện thuận lợi tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,099 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố các điều kiện thuận lợi (DKT) có mức ý nghĩa sig. = 0,047 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố trải nghiệm thú vị cho người dùng (TNT): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,184, cho biết yếu tố ”Trải nghiệm thú vị cho người dùng” cũng là một trong những yếu tố có

tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố trải nghiệm thú vị cho người dùng tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,184 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố trải nghiệm thú vị cho người dùng (TNT) có mức ý nghĩa sig. = 0,001 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố giá trị về giá cả (GTG): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,223, cho biết yếu tố ”Giá trị về giá cả” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố giá trị về giá cả tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,223 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố giá trị về giá cả (GTG) có mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố sự ảnh hưởng của xã hội (AXH): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,201, cho biết yếu tố ”Ảnh hưởng của xã hội” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố ảnh hưởng của xã hội tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì Hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,201 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố sự ảnh hưởng của xã hội (AXH) có mức ý nghĩa sig. = 0,000 < 0,05 thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên được chấp nhận và giữ lại trong mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố mức độ dễ dàng khi sử dụng (MDD): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,027, cho thấy yếu tố ”Mức độ dễ dàng khi sử dụng” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố mức độ dễ dàng khi sử dụng tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,027 đơn vị.

có mức ý nghĩa sig. = 0,561 > 0,05 không thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên bị bác bỏ và loại khỏi mô hình hồi quy tuyến tính.

- Nhân tố kỳ vọng về kết quả (KKQ): có hệ số beta chuẩn hóa bằng 0,058, cho thấy yếu tố ”Kỳ vọng về kết quả” có tác động cùng chiều đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM. Điều này có ý nghĩa rằng nếu đánh giá yếu tố kỳ vọng về kết quả tăng lên hoặc giảm đi 1 đơn vị thì hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng sẽ tăng lên hoặc giảm đi 0,058 đơn vị.

Giá trị kiểm định t đối với hệ số hồi quy của nhân tố kỳ vọng về kết quả (KKQ) có mức ý nghĩa sig. = 0,227 > 0,05 không thõa mãn tiêu chuẩn thống kê nên bị bác bỏ và loại khỏi mô hình hồi quy tuyến tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)