Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến thành phần trong thang đo tương quan với nhau. Nếu các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại hoặc hệ số tương quan nếu bỏ biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha cũng sẽ bị loại. Trong nghiên cứu thực nghiệm hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 là có thể sử dụng được và các biến thành phần có mức độ tương quan với biến tổng khá chặt chẽ (Hair và cộng sự, 2006). Do đó tác giả sẽ sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phải ≥ 0,7 để tiến hành chọn lọc biến trong từng thang đo trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo được trình bày tóm tắt tại phụ lục 6.

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy: - Thang đo Kỳ vọng về kết quả có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,730 (>0,7), các hệ

số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

- Thang đo Mức độ dễ dàng khi sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,744 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

- Thang đo Sự ảnh hƣởng của xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,731 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

- Thang đo Các điều kiện thuận lợi sau khi loại biến DKT3, DKT4 (vì có hệ số tương quan nếu bỏ biến lớn hơn Cronbach’s Alpha) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,773 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

Việc loại bỏ biến DKT3 (Tôi có thể nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, người thân hoặc

tổng đài Grabcar khi gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ Grabcar) và DKT4 (Hạ

tầng kết nối mạng internet wifi, 3G thuận lợi cho việc tôi sử dụng dịch vụ Grabcar)

thể được giải thích do dịch vụ Grabcar được đánh giá là tương đối dễ sử dụng nên yếu tố nhận được sự trợ giúp từ bạn bè, người thân hoặc tổng đài Grabcar khi gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ không có nhiều ý nghĩa trong thang đo các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar. Tương tự như vậy do hiện tại hạ tầng kết nối mạng internet như wifi, 3G tại các thành phố lớn của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng được đánh giá là khá tốt và thuận lợi để sử dụng dịch vụ Grabcar nên đối với người tiêu dùng yếu tố hạ tầng kết nối mạng internet cũng không có nhiều ý nghĩa trong thang đo các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar.

- Thang đo Trải nghiệm thú vị cho ngƣời dùng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,810 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ngoại trừ biến TNT4, tuy nhiên vì biến TNT4 có tính chất quan trọng trong thang đo và sự cải thiện hệ số Cronbach’s Alpha không lớn khi bỏ biến TNT4 do đó tác giả đề xuất giữ lại biến TNT4. Thang đo thỏa mãn các tiêu chuẩn thống kê do đó được chấp nhận.

- Thang đo Giá trị về giá cả sau khi loại biến GTG4 (vì có hệ số tương quan nếu bỏ biến lớn hơn Cronbach’s Alpha) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,801 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

Việc loại bỏ biến GTG4 (Ở mức giá như hiện tại, dịch vụ Grabcar đem lại nhiều giá trị

hơn so với đối thủ taxi truyền thống) có thể được giải thích do nội dung câu hỏi đề cập

đến vấn đề dịch vụ Grabcar đem lại nhiều giá trị hơn có tính chất chung chưa làm rõ những giá trị cụ thể nên dẫn đến việc đa số người tiêu dùng chưa hiểu rõ về nội dung câu hỏi này. Điều này dẫn đến hệ quả là yếu tố dịch vụ Grabcar đem lại nhiều giá trị hơn không có nhiều ý nghĩa trong thang đo các giá trị về giá cả ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Grabcar của người tiêu dùng tại TPHCM.

- Thang đo Sự ƣu việt so với phƣơng tiện cá nhân có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,864 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

- Thang đo Giá trị xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,905 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha ngoại trừ biến GXH1, tuy nhiên vì biến GXH1 có tính chất quan trọng trong thang đo và sự cải thiện hệ số Cronbach’s Alpha không lớn khi bỏ biến GXH1 do đó tác giả đề xuất giữ lại biến GXH1. Thang đo thỏa mãn các tiêu chuẩn thống kê do đó được chấp nhận..

- Thang đo Hành vi sử dụng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,856 (>0,7), các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, các hệ số tương quan nếu bỏ biến nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Do đó thang đo được chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)