Nghiên cứu của Peng và cộng sự (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi tại Trung Quốc của tác giả Lifang Peng và cộng sự (2014), đề tài “Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng chấp nhận ứng dụng gọi taxi”, đã khảo sát 250 khách hàng sử dụng ứng dụng gọi taxi tại Trung Quốc thông qua internet và cho họ đánh giá 37 biến quan sát có ảnh hưởng tới ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi. Kết quả khảo sát có 238 mẫu hợp lệ đạt tỷ lệ 84%, quá trình phân tích dữ liệu, tác giả giữ lại 23 biến quan sát có ý nghĩa và phân thành 7 nhân tố gồm: (1) nhận thức sự dễ sử dụng, (2) nhận thức sự hữu ích, (3) sự tương thích, (4) tiêu chuẩn chủ quan, (5) nhận thức về rủi ro, (6) nhận thức sự thú vị và (7) nhận thức về mức giá (tham khảo mô hình nghiên cứu tại phụ lục 2).

Theo kết quả nghiên cứu ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi của người tiêu dùng do 4 nhân tố theo mức tác động từ mạnh đến yếu gồm (1) sự tương thích, (2) nhận thức sự dễ sử dụng, (3) nhận thức về mức giá và (4) nhận thức sự hữu ích quyết định thông qua yếu tố trung gian là thái độ hướng đến việc sử dụng ứng dụng gọi taxi. Ngoài ra các nhân tố nhận thức về mức giá, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức về rủi ro cũng có tác động trực tiếp tới ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi.

Các giả thuyết nhân tố nhận thức về rủi ro, nhận thức sự thú vị khi xem xét sự tác động tới ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi thông qua nhân tố trung gian là thái độ hướng đến việc sử dụng ứng dụng gọi taxi và nhân tố nhận thức sự thú vị, nhận thức sự hữu ích khi xem xét sự tác động trực tiếp tới ý định dẫn đến hành vi sử dụng ứng dụng gọi taxi của người tiêu dùng chưa đủ cơ sở để chấp nhận.

Ưu điểm của nghiên cứu này là tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở kết hợp hai mô hình TPB và TAM phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu. Nghiên cứu đã bổ sung yếu tố sự tương thích (compatibility) vào mô hình kết hợp TPB và TAM gốc để phù hợp với đặc thù tại thị trường Trung Quốc.

Điểm hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu thu thập hoàn toàn qua internet nên độ tin cậy chưa cao, cỡ mẫu 250 chưa đủ tính đại diện cho thị trường Trung Quốc với dân số hơn 1 tỷ người và tác giả chưa sử dụng mô hình UTAUT2 là lý thuyết mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu để dự đoán ý định dẫn đến hành vi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ grabcar của người tiêu dùng tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)