Pơ mu (Fokienia hodginsii)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Pơ mu ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, tạo thành quần thể nhỏ, hoặc mọc rải rác ở độ cao 1.055m – 1.570m. Hình ảnh và bản đồ phân bố Pơ mu tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong hình 4.1.

Hình 4.1. Thân cành Pơ mu và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Tại khu vực nghiên cứu Pơ mu được phát hiện phân bố ở khu vực Huồi Mới 2 - Tri Lễ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn và Thông Thụ, trong đ phân bố ở lô 6, khoảnh (K) 14 tiểu khu (TK) 95 ở khu vực Huồi Mới 2 - Tri Lễ và khu vực Nậm Giải K 3, 4, 30, TK 91; Hạnh Dịch K15, TK 61, K 8, K 3 TK 60, K4 TK 59; K9, K10 TK 47; K13 TK 4 của KBT Pù Hoạt. Pơ mu phân bố ở những nơi độ cao từ 1055 m - 1.570 m.

Pơ mu c phạm vi phân bố theo đai tương đối rộng từ 1.055 – 1.570 m. Đây là các đai độ cao từ núi thấp, núi trung bình đến núi cao chuyển giao giữa kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng á ẩm nhiệt đới. Từ kết quả trên chúng ta thấy, Pơ mu c phân bố đai độ cao trong khu vực nghiên cứu rất rộng. Tại khu vực c Pơ mu phân bố thường xuyên xuất hiện các loài thực vật thuộc các họ Dẻ (Fagaceae) chi Dẻ (Quercus), họ Long não (Lauraceae) chi Long não (Cinnamomum), Mắc niễng, Chẹo tía, Hồng quang, Thị rừng, Mỡ... với tỷ lệ tham gia vào thành phần tương đối lớn. Như vậy, bước đầu có thể nhận thấy đây là những loài thường xuyên mọc cùng Pơ mu và giữa chúng có mối quan hệ nhất định.

Trong tự nhiên thường thấy Pơ mu thường tái sinh theo cụm hoặc rải rác, mật độ cây tái sinh bắt gặp rất thưa và thường tập trung ở các khu vực c độ tàn che 0.7 tổng số cây tái sinh điều tra được là 12 cây, trong đ cả 12 cây có cấp chiều cao >1 m chiếm 100% tổng số cây tái sinh điều tra được, tái sinh tự nhiên kém thiếu hẳn thế hệ trung gian để có thể thay thế những cây già cỗi, có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ kế cận. Đây là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quý hiếm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)