Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 58)

Dẻ tùng vân nam là nguồn gen quý hiếm tại KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, tạo thành quần thể nhỏ, hoặc mọc rải rác ở độ cao 870m - 1500m, Ở các khu vực Dẻ tùng vân nam phân bố ở sườn núi đá vôi, độ dốc biến động từ 100 đến 300. Dẻ tùng ở khu vực Cắm Muộn, đã phát hiện được 20 cá thể, trong đ c 12 cá thể c D₁.₃> 5cm và 8 cây tái sinh. Khu vực Nậm Giải với 14 cá thể, trong đ số cây c D₁.₃> 5cm là 3 cây và 11 cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh. Các khu vực khác như khu vực Hạnh Dịch, Thông Thụ, Đồng Văn, Huồi Mới 2, chưa phát hiện được cá thể nào.

Trên tuyến và ô: đã phát hiện 19 cây Dẻ tùng vân nam tái sinh, Hvn TB: 2.04m, Doo TB: 2.73cm; 15 cây trưởng thành, Hvn TB: 15.03 m, D₁.₃ TB: 21.92cm. Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra 4 cây Dẻ tùng vân nam trưởng thành, D₁.₃ TB 16.8cm, Hvn TB: 17.4m, 5 cây tái sinh. Hình ảnh Dẻ tùng vân nam và bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp hình 4.9.

Hình 4.9. Thân cành lá Dẻ tùng vân nam và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Tại khu vực nghiên cứu Dẻ tùng vân nam chỉ phân bố ở khu vực Cắm Muộn và Nậm Giải, trong đ phân bố ở lô 12DT2, khoảnh 4 tiểu khu 135 ở khu vực Cắm Muộn và tại Nậm Giải phân bố ở K 4 TK 91 và K 2 TK92. Dẻ tùng vân nam c phân bố ở đai cao 870 – 1500m.

Dẻ tùng vân nam tại khu vực nghiên cứu c đường kính bình quân đạt từ 16.8 – 21.9cm, chiều cao bình quân đạt 15.3 – 17.4m. Các cá thể gặp rải rác trên các tuyến điều tra, không tạo thành quần thể liên tục. Hầu như ít gặp cá thể Dẻ tùng vân nam c kích thước lớn.

Tại khu vực nghiên cứu chỉ phát hiện 5 cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh xuất hiện trong 4 ô dạng bản, hầu hết là cây tái sinh c triển vọng (cao trên 1 m), sức sống tốt, nguồn gốc chủ yếu từ hạt.

Tái sinh quanh gốc cây mẹ: Nghiên cứu chỉ phát hiện trong tán cây mẹ c 5 cá thể Dẻ tùng tái sinh, mép tán cây mẹ: 2 cá thể, ngoài tán cây mẹ 1 cá thể. Theo kết quả trên cho thấy hầu hết các cá thể Dẻ tùng vân nam tái sinh phát hiện được là dưới tán cây mẹ. Tuy nhiên số lượng cá thể tái sinh rất ít nên chưa thể kết luận khả năng tái sinh quanh gốc cây mẹ của Dẻ tùng vân nam.

Khu vực c Dẻ tùng vân nam phân bố thường xuyên xuất hiện các loài cây gỗ như: Thị rừng, Chè đuôi lươn, Cơm nguội myrsine, Gù hương, Kháo, Tô hạp, Chân chim núi cao, Chắp tay, Dẻ lá mai ...; tầng cây tái sinh: Tầng cây tái sinh 33 loài với khoảng 99 cá thể: Mật độ khoảng 8250 cây tái sinh/ha. Trong số đ c 3 loài Hạt trần phân bố là: Dẻ tùng (5 cá thể), Thông tre (5 cá thể) và Kim giao (2 cá thể) mọc cùng với các loài cây khác như Nhãn rừng, Mò lông, Thị rừng, Dẻ tùng, Mạ sưa, Óc tốt, Thông tre, Hồng quang, Thị lông đỏ, Chè đuôi lươn ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Dương xỉ mộc, Hèo sp, S i rừng, Cao hùng, Nứa, Trọng đũa, Lưỡi beo, Hàm ếch, Ráy leo lá xẻ ....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 55 - 58)