Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)

Thông nàng ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, tạo thành quần thể nhỏ, hoặc mọc rải rác ở độ cao 340 - 1630m, Thông nàng thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh núi đất, hỗn giao cây lá rộng - lá kim á ẩm nhiệt đới.

Trên tuyến và ô: đã phát hiện 51 cá thể Thông nàng tái sinh, Hvn TB: 0,84 m, Doo TB: 0,78 cm; 36 cây trưởng thành, Hvn TB: 26,19 m, D₁.₃ TB: 54,6 cm. Trong ô tiêu chuẩn đã phát hiện 4 cây Thông nàng trưởng thành, D₁.₃ TB 77,1 cm, Hvn TB: 35,3 m, 19 cây tái sinh. Thông nàng phân bố ở khu vực Huồi Mới 2 – Tri Lễ thuộc K 11, 14, 19 TK 95 và tại Hạnh Dịch K 4, K25, K27, TK 59. Thông nàng phân bố ở những nơi độ cao từ 340 –1.630m, thường mọc cùng với một số loài cây lá kim và lá rộng

Kết quả điều tra trên tuyến và OTC ghi nhận được tổng số 98 cây, trong đ số cây c đường kính trên 5cm là 36 cây, tái sinh các loại 62 cây và số cây c triển vọng trên 1m c 9 cây. Số cây c đường kính trên 5cm trở lên phân bố ở các khu vực như sau: Huồi Mới 2 - Tri Lễ 11 cây, Nậm Giải 7 cây, Hạnh Dịch 16 cây, Đồng Văn 2 cây. Chiều cao bình quân đạt 26,2m, đường kính bình quân 54,6cm. Trong quần xã rừng Thông nàng tại khu vực nghiên cứu c cấu trúc quần thể khá ổn định, sinh trưởng tương đối tốt.

Trong tự nhiên thường thấy Thông nàng thường tái sinh theo cụm hoặc rải rác, mật độ cây tái sinh bắt gặp rất ít và thường tập trung ở các khu vực c độ tàn che 0.4 – 0.5 tổng số cây tái sinh điều tra được trong OTC. Trong đ c 19 cá thể Thông nàng tái sinh, chiều cao trung bình 0.3 m, sức sống trung bình – tốt. Xung quanh gốc cây mẹ phát hiện được 23 cá thể tái sinh, chiều cao khoảng 0.2m, trong đ , trong tán cây mẹ 7 cây, mép tán cây mẹ 11 cây, ngoài tán cây mẹ 5 cây. Số lượng Thông nàng tái sinh trên tuyến và xung

quanh gốc cây mẹ khá nhiều, tuy nhiên hầu như ít gặp cây tái sinh c triển vọng (>1m), số lượng cây tái sinh như vậy là rất ít và c ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ kế cận.

Hình ảnh lá và bản đồ phân bố của Thông nàng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp hình 4.6.

Hình 4.6. Cành lá Thông nàng và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Khu vực c Thông nàng phân bố thường xuyên xuất hiện các loài cây gỗ như: Thông nàng, Dẻ gai lá nhỏ, Giổi xanh, Xoan núi, Vải thiều rừng, Trôm, Giổi, Kháo, Phân mã, Thông tre lá dài ...; tầng cây tái sinh: Ba đậu, Mắc niễng, Dẻ lá tre, Sồi phảng, Thông tre, Phân mã, Re, Ràng ràng xanh, Tô hạp ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Hoa tiên, Cỏ lòng thuyền, Dây chặc khế, B ng nước, Dây cậm cang, Dất na, Gắm núi, Dương xỉ thường, Hoàng tinh, Lan bèo, Mua rừng ... chiếm đa số với tỷ lệ tham gia vào công thức tổ thành tương đối lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 50)