.Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 58)

Sa mộc dầu ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố tương đối rộng so với các loài cây lá kim khác trong khu vực, nhưng gián đoạn, tạo thành những quần thể Sa mộc dầu gần như thuần loài và xuất hiện ở độ cao từ 868 – 1715m so với mực nước biển. Sa mộc dầu thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá kim – lá rộng núi trung bình và núi cao á ẩm nhiệt đới.

Tại khu vực Sa mộc dầu phân bố, trên tuyến và ô đã phát hiện 122 cây trưởng thành, Hvn TB: 35.19 m, Doo TB: 91.61 cm. 55 cây Sa mộc dầu tái sinh, Hvn TB: 0.45 m, Doo TB: 0.5 cm; Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra được 15 cây trưởng thành, Doo TB 142 cm, Hvn TB: 42.9 m, 40 cây tái sinh.

Sa mộc dầu phân bố ở các khu vực Hạnh Dịch, Tri Lễ, Nậm Giải của KBT Pù Hoạt. Sa mộc dầu xuất hiện tập trung ở khu vực tiểu khu 95 Huồi Mới 2 – Tri Lễ, tại khu vực này ước tính c khoảng trên 200 đến 300 cá thể, kết quả điều tra trên tuyến tại khu vực này bắt gặp 46 cây, trong đ c 8 cây tái sinh; khu vực tiểu khu 59, 60, 61 xã Hạnh Dịch đã phát hiện được 56 cá thể, Nậm Giải 58 cá thể, trong đ số cây tái sinh 6 cây, còn các khu vực khác là khu vực Đồng Văn, Thông Thụ, Cắm Muộn và Na Khích chưa gặp.

Sa mộc dầu tại khu vực nghiên cứu c kích thước rất lớn. Chiều vao vút ngọn bình quân 35.3m, D1.3 bình quân 91.6 cm. C thể do quá giá nên một số cây đã bị rỗng ruột. Trong các quần thể điều tra được hầu hết chỉ phát hiện cây trưởng thành, rất ít gặp cây tái sinh hoặc cây nhỏ.

Trong tự nhiên chỉ thấy Sa mộc dầu tái sinh ở các khu vực sườn dốc đất sạt lở và hầu như không c tầng gỗ hoặc cây bụi.

Hình ảnh Sa mộc dầu và bản đồ phân bố của loài tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp hình 4.10.

Hình 4.10. Cành lá Sa mộc dầu và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Qua kết quả điều tra tại các khu vực bắt gặp Sa mộc tái sinh đã phát hiện 95 cây tái sinh c chiều cao bình quân 0.45m, đường kính gốc bình quân 0.5cm. Kết quả trên cho thấy tình hình tái sinh của Sa mộc dầu rất kém. Không bắt gặp cây tái sinh ở giai đoạn cây mạ, chỉ bắt gặp rất ít cây ở giai đoạn cây con, tỷ lệ cây con c triển vọng tái sinh trong rừng rất thấp. Đây là một vấn đề và là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quy hiếm này.

Tại khu vực Sa mộc dầu phân bố, tầng cây gỗ trong 6 ô tiêu chuẩn đã điều tra được 115 cá thể của 30 loài. Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ là 16.7m, đường kính D₁.₃ trung bình 37.5cm. Sa mộc dầu xuất hiện trong tổ thành của khu vực nghiên cứu với 15 cá thể.

Tầng cây tái sinh: Khu vực điều tra, cây tái sinh c chiều cao trung bình 0.65 m, Tái sinh từ hạt chiếm 95%, Chủ yếu là cây c chất lượng sinh trưởng tốt (chiếm 90.3%).

Tổng số cá thể điều tra trong 30 ô dạng bản của 6 ô tiêu chuẩn là: 160 cây của 53 loài cây khác nhau. Trong đ c 40 cá thể Sa mộc dầu tái sinh trong 3 ô dạng bản/30 ô dạng bản, chiều cao trung bình 35 cm, sức sống tốt. Xung quanh hơn 30 gốc cây mẹ chỉ phát hiện được xung quanh 3 gốc cây mẹ c cá thể tái sinh, chiều cao khoảng 0.35 cm. Trong đ : trong tán cây mẹ: 4 cây; mép tán: 2 cây; ngoài tán 25 cây. Cây tái sinh hầu như chỉ xuất hiện ở các sườn dốc, đất vừa bị sạt lở, cây tiên phong ưa sáng, dương xỉ phát triển mạnh.

Khu vực c Sa mộc dầu phân bố, thành phần loài cây đi kèm chúng ta thấy thường xuyên xuất hiện các loài thực vật như: Dẻ gai ấn độ, Giổi đá, Sồi dẻ, Dẻ lá đào, Dung chè, Cà lồ, Dẻ cau, Tô hạp, Re xanh, Vải thiều rừng ...; tầng cây tái sinh: Hồng quang, Mắc niễng, Re Côm, Mạ sưa, Phân mã, Re xanh, Sồi dẻ, Súm, Vối thuốc ...; tầng cây bụi thảm tươi: Ráng tây sơn, Cỏ ba

cạnh, Dương xỉ thân gỗ, Lãnh công, Mua bà, Cỏ lá tre, Hàm ếch, Dây cậm cang, Dây củ mỡ, Dương xỉ thân gỗ ..., đây là những loài thường xuyên mọc cùng Sa mộc dầu và giữa chúng c mối quan hệ nhất định.

4.3 Nguyên nhân gây ra nguy cấp đến thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu

Dựa trên các kết quả điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã xác định các mối đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu như sau:

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng: Do phong tục tập quán, sức ép về đ i nghèo nên hiện nay một số khu vực vùng đệm của KBT bị người dân chuyển trái phép một phần rừng sang các mục đích khác như đất canh tác nông nghiệp, đất chăn thả gia súc… Để chuẩn bị đất làm nương rẫy, người dân đã phát dọn sạch toàn bộ thực bì. Hoạt động này cũng như việc sử dụng lửa bừa bãi đã hủy diệt toàn bộ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật tự nhiên sống trong và xung quanh khu vực bị tác động. Đây là mối nguy lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của một số quần thể Hạt trần quý hiếm như: Sa mộc dầu, Du sam núi đất, Pơ Mu, Bách xanh, Tuế lá dài… Hiện tại ở một số khu vực, rừng đã và đang phục hồi sau khi bị tác động, tuy nhiên quá trình diễn ra rất chậm, chủ yếu là một số loài cây tiên phong ưa sáng, hầu như không c thực vật Hạt trần phân bố.

- Hoạt động khai thác lâm sản trái phép: Mặc dù KBT Pù Hoạt đã và đang thực hiện rất tốt các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, nhưng do địa bàn rộng lại giáp biên giới Việt Lào nên việc tuần tra kiểm soát người dân vào KBT khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ còn gặp một số kh khăn. Qua kết quả điều tra trên các tuyến cho thấy c một số vết tác động của người dân như: thu hái trái phép một số lâm sản, tận thu trái phép mảnh gỗ Sa mộc dầu đã chết trong rừng từ lâu về làm mái nhà. Các hoạt động khai thác trái phép

này c thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển các loài thực vật tại Khu bảo tồn trong đ c thực vật Hạt trần.

- Do các hoạt động xây dựng các tuyến đường trong KBT: Việc xây dựng các tuyến đường này là cần thiết, tuy nhiên khi thiết kế cần lựa chọn các tuyến đường tối ưu, tránh hoặc hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thực vật nhất là các loài Hạt trần quý hiếm. Khi xây dựng đường cần thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật tránh tạo ra các khe, rãnh lớn... gây x i mòn sạt lở đất.

- Do một số loài như: Sa mộc dầu, Pơ mu, Du sam núi đất, Bách xanh c đặc tính sinh học và sinh thái học rất đặc biệt, chúng chỉ sinh sống hoặc tái sinh trong môi trường phù hợp như: đai cao, đất, độ ẩm, độ tàn che...; Nếu hoàn cảnh sống không phù hợp chúng c thể bị tuyệt chủng tại khu vực.

- Do ô nhiễm môi trường hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu cũng c thể là những nguyên nhân gián tiếp đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần tại khu vực nghiên cứu.

- Do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.

- Tại khu vực nghiên cứu, thực vật Hạt trần còn bị tác động do th i quen sử dụng tài nguyên rừng, phong tục tập quán, nhận thức về quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế. Những tác động này c thể đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển của thực vật Hạt trần.

4.4 Đề xuất giải ph p quản ý và bảo tồn thực vật Hạt trần cho BT P Hoạt

4.4.1 Bảo tồn tại chỗ

- Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái của KBT Pù Hoạt như: Khu vực Tri Lễ- Nậm Giải-Hạnh Dịch và Đồng Văn-Thông Thụ. Tập chung trọng điểm bảo vệ

các khu vực c nhiều loài thực vật Hạt trần nguy cấp quý hiếm phân bố như vùng cao của Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch và đặc biệt là quần thể Sa mộc dầu tại Hạnh Dịch đã được Nhà nước công nhận là quần thể cây di sản của Việt Nam.

- Kiểm soát và ngăn chặn các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. Đặc biệt chú ý ngăn chặn việc mở rộng diện tích canh tác hoặc sử dụng lửa trái phép tại các khu vực các loài Hạt trần quý hiếm phân bố như: Tri Lễ (Bách xanh, Sa mộc dầu, Du sam núi đất), Nậm Giải (Sa mộc dầu, Pơ Mu, Tuế lá dài), Hạnh Dịch (Sa mộc dầu, Pơ mu), Thông Thụ, Đồng Văn (Pơ mu).

- Cần ưu tiên thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về các loài thực vật Hạt trần quý hiếm đang c số lượng rất ít hoặc phân bố rất hẹp tại KBT như: Sa mộc dầu, Du sam núi đất, Pơ mu, Bách xanh, Tuế lá dài, nhằm xây dựng các giải pháp khả thi bảo tồn và phát triển bền vững các loài này.

- Xúc tiến tái sinh của một số loài Hạt trần ít gặp cây tái sinh như: Sa mộc dầu, Bách xanh… Trồng dặm chúng vào các khu vực phù hợp với đặc tính sinh học, sinh thái của loài.

- Kiểm tra phân bố của các loài thực vật Hạt trần đã được ghi nhận trong danh lục của KBT Pù Hoạt, tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa gặp là: Thiên tuế đá vôi (Cycas balansae Warb.), Thiên tuế lược (Cycas pectinata

Griff.), Kim giao wallich (Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze).

4.4.2 Bảo tồn chuyển chỗ

- Thử nghiệm nhân giống và trồng bảo tồn một số loài Hạt trần quý hiếm trong phân khu dịch vụ hành chính, nơi c điều kiện phù hợp với nơi sống của loài hoặc trong khu vực dự kiến xây dựng vườn thực vật, nhằm bảo tồn nguồn gen thực vật Hạt trần.

- Xây dựng hệ thống phòng tiêu bản, lưu trữ mẫu vật của tất cả các loài thực vật trong đ c Hạt trần phân bố tự nhiên tại KBT Pù Hoạt phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen.

- Hiện nay một số hộ dân tại xã Hạnh Dịch đã nhân giống và gây trồng thành công Sa mộc dầu và Pơ mu. Đây là hướng bảo tồn rất c hiệu quả và bền vững các loài Hạt trần quý hiếm. Tuy nhiên tại địa phương hoạt động này chủ yếu là tự phát. KBT cần phối hợp với các cơ quan ban ngành của tỉnh và địa phương hỗ trợ người dân: kỹ thuật và giống vốn để bảo tồn chuyển chỗ các loài thực vật Hạt trần quý hiếm tại các khu vực vườn rừng, nương rẫy bỏ hoang... Cần c chính sách thống nhất trong chia sẻ lợi ích từ các hoạt động này.

4.4.3 Giải pháp xã hội

- Huy động các nguồn lực của địa phương và nhà nước để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại KBT Pù Hoạt n i chung và tài nguyên thực vật Hạt trần quý hiếm n i riêng tại đây.

- Tuyên truyền cho ngươi dân địa phương về lợi ích cũng như các quy định của nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen các loài thực vật Hạt trần quý hiếm.

- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế vùng đệm của KBT Pù Hoạt theo Nghị định 117 và các văn bản c liên quan của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND tỉnh Nghệ An. Một số khu vực c cảnh quan đẹp, KBT kết hợp với địa phương mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch làng bản để tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương, từ đ giảm thiểu các tác động đến rừng.

- Huy động người dân địa phương cùng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, để người dân cũng được hưởng lợi từ các hoạt động bảo vệ và

phát triển rừng, từ đ sẽ hạn chế các mối đe dọa từ người dân đến các loài quý hiếm.

- Phối hợp với cơ quan c liên quan thực thi c hiệu quả các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo về rừng và bảo tồn nguồn gen các loài thực vật Hạt trần quý hiếm.

ẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5 Heading 1_Tran Ngoc The_Chuyển sang chữ trắng trƣớc khi in

1. ết uận

Kết quả điều tra trên 21 tuyến trong với tổng số chiều dài tuyến trên 200 km đã ghi nhận được có 10 loài Hạt trần phân bố trong khu vực nghiên cứu, gồm: Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana

Mast.), Gắm núi (Gnetum montanum Markgr.), Kim giao (Nageia fleuryi

(Hickel) de Laub.), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H H.Thomas), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius D.Don), Tuế lá dài (Cycas dolichophylla K.D.Hill, H.T.Nguyen & P.K.Lôc).

So với các danh lục cũ đã công bố về thành phần loài Hạt trần tại KBT Pù Hoạt, nghiên cứu đã bổ sung các loài: Tuế lá dài (Cycas dolichophylla

K.D.Hill, H.T.Nguyen & P.K.Lôc), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana

Mast.), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis H.L.Li). Cũng so với các danh lục cũ, trong đợt nghiên cứu này chúng tôi chưa phát hiện được các loài: Thiên tuế đá vôi (Cycas balansae Warb.), Thiên tuế lược (Cycas pectinata

Griff.), Kim giao wallich (Nageia wallichiana (C.Presl) Kuntze). Việc điều tra nghiên cứu để kiểm chứng sự có mặt của các loài này này tại KBT Pù Hoạt cần được tiếp tục.

Tất cả các loài phát hiện trong đợt nghiên cứu này đều là những loài Hạt trần quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. Trong đ c 4 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007[1] là: Pơ mu, Bách xanh, Sa mộc dầu và Du sam núi đất. Trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP[3] c 5 loài: Pơ mu, Bách xanh, Sa

đỏ của IUCN[4], cấp EN 1 loài (Sa mộc dầu), cấp VU 3 loài (Pơ mu, Du sam núi đất, Dẻ tùng vân nam), cấp NT 3 loài (Bách xanh, Tuế lá dài, Kim giao), cấp Lc 3 loài (Thông nàng, Thông tre và Gắm núi). Trong Công ước Cites có 1 loài được ghi nhận trong Phụ lục 2 là Tuế lá dài.

Các loài Hạt trần tập chung chủ yếu ở khu vực Tây và Tây Bắc của KBT Pù Hoạt. Đây là khu vực giáp với biên giới Việt Lào, địa hình hiểm trở và rừng còn nguyên vẹn, ít bị con người tác động. Chúng thường phân bố ở đai từ 700m trở lên, đây thường là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng hỗn giao lá kim hoặc một số khu vực mang tính chất rừng á nhiệt đới thường xanh.

Nghiên cứu đã x c định đƣợc các mối đe dọa đến các loài thực vật Hạt trần tại khu nhƣ sau:

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng rừng; Hoạt động khai thác lâm sản trái phép; Đặc tính sinh học và sinh thái học của một số loài Hạt trần rất đặc biệt, chúng chỉ sinh sống hoặc tái sinh trong môi trường rất khắt khe; Ô nhiễm môi trường hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu; Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế; Do thói quen sử dụng tài nguyên rừng, phong tục tập quán, nhận thức về quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế.

Các giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên Thực vật Hạt trần cho khu vực nhƣ sau:

Bảo tồn tại chỗ

- Bảo vệ nguyên vẹn hiện trạng tài nguyên rừng tại các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái của KBT Pù Hoạt như: Khu vực Tri Lễ- Nậm Giải-Hạnh Dịch và Đồng Văn-Thông Thụ. Tập chung trọng điểm bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 58)