Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)

Du sam núi đất ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, gián đoạn, tạo thành quần thể nhỏ, trong rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá kim lá rộng núi đất, ở khu vực giông gần đỉnh, độ dốc khoảng 10º –15°, ở độ cao từ 1500m đến trên 1650m so với mực nước biển.

Trên tuyến và ô tại khu vực nghiên cứu: đã phát hiện 22 cây tái sinh, Hvn TB: 0.66 m, Doo TB: 0.72 cm; 13 cây trưởng thành, Hvn TB: 33.8 m,

D₁.₃ TB: 113.5 cm. Trong ô tiêu chuẩn đã phát hiện 7 cây trưởng thành, D₁.₃

TB 71.1 cm, Hvn TB: 22.6 m và 3 cây tái sinh.

Hình 4.5. Cành Du sam núi đất và bản đồ phân bố của oài tại hu bảo tồn thiên nhiên P Hoạt

Tại khu vực nghiên cứu mới chỉ phát hiện Du sam núi đất phân bố ở khu vực Tri Lễ thuộc lô 6, K 13, K14, TK 95. Du sam núi đất phân bố ở những nơi độ cao từ 1.500 - 1650 m, độ dốc 10º - 15º. Việc phát hiện quần thể Du sam núi đất tại khu vực c ý nghĩa lớn trong công tác nghiên cứu, bảo tồn, đánh giá đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn.

Ở khu vực Tiểu khu 95, Du sam núi đất phân bố rải rác, đã phát hiện 06 cá thể trưởng thành c chiều cao trung bình 33,8 m, D1.3 = 113 cm, một số cây c đường kính rất lớn, đường D1.3 tới 160 cm. Cấu trúc quần thể loài khá ổn định, một số cây đang ra n n cái. Điều này chứng tỏ các cây Du sam núi đất trong quần xã thực vật này đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt.

Kết quả điều tra trên tuyến và trong ô tiêu chuẩn đã phát hiện tổng số 22 cây Du sam núi đất tái sinh, nhưng chỉ c 6 cây c chiều cao > 1 m, nguyên nhân khu vực Du sam núi đất phân bố c tầng thảm khô dày, c nơi dày đến 0,2m nên cây mạ phần lớn bị chết do không tiếp xúc được tầng đất phía dưới. Du sam núi đất tái sinh cả trong và ngoài tán cây mẹ, Du sam núi đất cũng c khả năng tái sinh chồi ở một vài cây bị đổ gẫy.

Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy tình hình tái sinh của Du sam núi đất ở mức thấp. Bắt gặp cây tái sinh ở các giai đoạn nhưng số lượng rất thưa thớt, tỷ lệ cây con c triển vọng rất ít. Đây là một thách thức lớn đang đặt ra trong công tác bảo tồn loài cây quý hiếm này tại Khu bảo tồn.

Khu vực Du sam núi đất phân bố, thường xuyên xuất hiện các loài tầng cây gỗ như: Súm chè, Xoan nhừ, Vải thiều rừng, Dẻ sau lá bạc, Dẻ lá mai, Dẻ lá mai, Hồng quang, Mắc niễng, Trâm sánh, Chẹo tía, Thông tre lá dài ...; tầng cây tái sinh: Hồng quang, Óc tốt, Ràng ràng xanh, Sồi phảng, Mắc niễng, Re SP, Xoan núi, Dẻ Sp, Thông tre, Dẻ lá mai, Ba đậu ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Dây cậm cang, Dứa dại, Giang, Dương xỉ, Dây na rừng, Ré, Quyết thân

gỗ, Dây khế, Dây me keo, Chân danh sp, Hồng quang, Óc tốt, Ràng ràng xanh ... là những loài chiếm đa số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 48)