Kim giao ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố hẹp, gián đoạn, tạo thành quần thể nhỏ, hỗn loài cùng các cây lá kim và lá rộng như Dẻ tùng vân nam, Dẻ ssp, Tô hạp, Dẻ gai, Sồi xanh... xuất hiện ở độ cao từ 360 – 1480 m so với mực nước biển. Kim giao thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh núi đá, hỗn giao cây lá kim, lá rộng núi thấp - trung bình
Trên tuyến và ô tiểu chuẩn điều tra Kim giao: đã phát hiện 21 cây Kim giao tái sinh Hvn TB: 0.8 m, Doo TB: 1.2 cm; 25 cây trưởng thành, Hvn TB: 9.8 m, D₁.₃ TB: 12.1 cm. Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra được 8 cây Kim giao trưởng thành, D₁.₃ TB 33.15 cm, Hvn TB: 19.75 m, 5 cây tái sinh.
Tại khu vực nghiên cứu Kim giao phân bố rải rác, quần thể nhỏ, độ cao từ 360 – 1480m. Ở các khu vực Kim giao phân bố nằm ở đỉnh và sườn dông nên độ dốc biến động rất lớn từ 200 - 400, thường mọc ở phần sườn đỉnh và đỉnh núi đá. Kim giao xuất hiện tập trung ở khu vực Cắm Muộn, đã phát hiện được 49 cá thể, trong đ c 36 cá thể trưởng thành nhưng do phân bố trên núi đa nên kích thước rất cây trưởng thành rất bé. Tại khu vực Đồng Văn chỉ phát hiện được 3 cá thể trưởng thành. Nậm Giải chỉ phát hiện được 3 cá thể tái sinh, các khu vực khác như khu vực Hạnh Dịch,Thông Thụ, Huồi Mới 2, chưa phát hiện được cá thể nào.
Hình 4.7. Cành lá Kim giao và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
Kim giao c phân bố ở đai cao 360 - 1480 m. Đây là độ cao chuyển giao giữa kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng xen cây lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng kín lá rộng thường xanh hỗn giao cây lá kim - lá rộng á ẩm nhiệt đới núi trung bình. Từ kết quả trên chúng ta thấy, Kim giao c phân bố cùng đai cao với các loài Thông tre lá dài, Dẻ tùng vân nam, Sa mộc dầu, Thông nàng, Gắm núi.
Kim giao tại khu vực nghiên cứu c đường kính trung bình giao động từ 12.1 - 33.15 cm, phổ biến là đường kính trên dưới 10cm, chiều cao Hvn bình quân 9.8- 19.8 m. Cây mọc rải rác, cấu trúc quần thể không liên tục, nhiều khu vực chỉ phát hiện cây tái sinh chưa thấy cây mẹ.
Trong tự nhiên thường thấy Kim giao tái sinh theo cụm hoặc rải rác, mật độ cây tái sinh bắt gặp rất ít và ở các khu vực c độ tàn che 0.6 – 0.7 trong các hốc đất hoặc kẽ đá, nhưng cây tái sinh c triển vọng chỉ bắt gặp rất thưa. Nguyên nhân c thể do phân bố nơi điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt, tỷ lệ đậu quả thấp, khả năng tiếp xúc của hạt xuống đất bị hạn chế nên đã ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của Kim giao.
Trong 2 ô tiêu chuẩn nơi c Kim giao phân bố đã điều tra được 65 cá thể của 26 loài. Kim giao xuất hiện trong tổ thành của khu vực nghiên cứu với 8 cá thể được phát hiện.
Khu vực c Kim giao phân bố thường xuyên xuất hiện các loài thực vật tầng cây gỗ như: Dẻ ống, Tô hạp, Cơm nguội myrsine, Sồi xanh, Dẻ gai sa pa, Dẻ lá mai, Trầm đất, Sồi sp, Chân chim núi cao ...; tầng cây tái sinh: Hồng quang, Dẻ, Nhãn rừng, Óc tốt, Hồng bì rừng, Dẻ lá tre, Mắc niễng, Xoài rừng, Chân chim núi cao ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Cọ, Nứa, S i rừng, Dây cậm cang, Nhớt nháo, Hèo sp, Hoa tiên, Lan sp... chiếm đa số.