Gắm núi (Gnetum montanum)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

Tại KBT Pù Hoạt Gắm núi c khu phân bố rộng, mọc rải rác ở các đai cao 130 – 1370m. Trên tuyến và ô: đã phát hiện 11 cây, Hvn TB: 12.73m, đường kính thân TB: 3.3 cm. Hình ảnh loài Gắm núi và bản đồ phân bố của loài được tổng hợp trong hình 4.4.

Hình 4.4. Thân cành Gắm núi và bản đồ phân bố của oài tại hu bảo tồn thiên nhiên P Hoạt

Kết quả điều tra đã gặp Gắm núi phân bố ở 5 địa điểm, tại khu vực Cắm Muộn và Na Khích – Tri Lễ phân bố ở lô 12DT2, K 4, TK 135 và K5 TK 142; Nậm Giải K3, K4 TK 91; Hanh Dịch K4, 9 TK59; Đồng Văn TK 37. Ở đai cao từ 130 – 1.370m.

Trên các tuyến và ô tiêu chuẩn điều tra kết quả được ghi nhận như sau: c tổng số 11 bụi, trong đ Khu vực Cắm Muộn và Na Khích – Tri Lễ 3 bụi, Nậm Giải 5 bụi, Hanh Dịch 2 bụi, Đồng Văn 1 bụi. Gắm núi c đường kính bình quân 3.3cm, chiều dài bình quân đạt 12.7m. Một số bụi trong thời gian nghiên cứu (tháng 7) đang ra quả non, với số lượng nhiều và chất lượng tốt.

Trong quá trình điều tra trên tuyến và ô tiêu chuẩn chưa phát hiện Gắm núi tái sinh, Khu vực c Gắm núi phân bố, c nơi rừng đã bị tác động mạnh do khai thác gỗ từ trước đây, độ tàn che thường biến động từ 0,5 – 0,7. Tầng rừng chính, gồm những cây gỗ c chiều cao từ 15 – 25m, chiếm 40 – 50% tổng số cá thể, chủ yếu là các loài: Thông nàng, Xoan nhừ, Tô hạp, Sau sau lào, Mắc niễng, Ba đậu, Dẻ ống, Máu ch lá lớn, Gội, Nhãn rừng... đây là tầng cây gỗ tham gia vào tầng tán chính của rừng; tầng cây tái sinh chủ yếu là các loài: Thông nàng, Tô hạp, Hồng quang, Mắc niễng, Thông tre, Ba đậu, Chắp tay, Dẻ cau, Gội SP, Kháo...; tầng cây bụi thảm tươi chủ yếu là các loài: Thường sơn, Chuối rừng, Cỏ lòng thuyền, Hoa tiên, Quyển bá, Ráy leo, Dương xỉ, Mía dò, Nưa chuông, Dây giun...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)