Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)

Thông tre lá dài ở KBT Pù Hoạt c khu phân bố rộng, tạo thành quần thể nhỏ, hoặc mọc rải rác ở độ cao 939 - 1700m. Thường mọc hỗn giao với các loài cây lá kim như Pơ mu, Sa mộc dầu, Du sam núi đất, Thông nàng và các loài cây lá rộng như Mắc niễng, Vải thiều rừng, Giổi, Mò gỗ, Phân mã... Thông tre lá dài thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh núi đất, hỗn giao cây lá rộng – lá kim á ẩm nhiệt đới.

Tại khu vực điều tra Thông tre lá dài trên tuyến và ô: đã phát hiện 173 cây thông tre tái sinh, Hvn TB: 1,05 m, Doo TB: 1,06 cm; 17 cây trưởng thành, Hvn TB: 11,3 m, D₁.₃ TB: 13,7 cm. Trong ô tiêu chuẩn đã điều tra được 11 cây Thông tre lá dài trưởng thành, D₁.₃ TB 13,7 cm, Hvn TB: 11,9 m, 47 cây tái sinh.

Tại khu vực nghiên cứu Thông tre lá dài bố rải rác ở khu vực Huồi Mới 2 - Tri Lễ ở khoảnh 19 tiểu khu 95 và K5 TK 98, Nậm Giải; khoảnh 3, 21, 28 tiểu khu 91 và Hạnh Dịch khoảnh 4 tiểu khu 59, Thông tre lá dài phân bố ở những nơi độ cao từ 940 -1700m.

Thông tre lá dài tại khu vực nghiên cứu c đường kính bình quân từ 11.3 - 13.7cm, chiều cao bình quân đạt 11.9 - 13.7m. Nhiều khu vực các các thể mọc tập chung thành quần thể, c cấu trúc khá ổn định, thế hệ cây con, cây nhỡ trong quần thể Thông tre lá dài sinh trưởng khá tốt.

Trong tự nhiên thường thấy Thông tre lá dài thường tái sinh theo cụm hoặc rải rác, mật độ cây tái sinh bắt gặp rất nhiều và thường tập trung ở các khu vực c độ tàn che 0.5– 0.7 tổng số cây tái sinh điều tra được là 173 cây, trong đ : 23 cây c cấp chiều cao >1m (cây tái sinh triển vọng) chiếm 13.3% tổng số cây tái sinh điều tra được. Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy tình hình tái sinh của Thông tre lá dài rất tốt. Đã bắt gặp cây tái sinh ở giai đoạn cây con c triển vọng với số lượng nhiều. Đây là một dấu hiệu đáng khả quan

trong công tác bảo tồn loài cây này. Xung quanh gốc cây mẹ phát hiện được 106 cá thể tái sinh chiều cao trung bình 1,1m, ở trong tán cây mẹ gặp 47 cá thể, mép tán gặp 31 cá thể và ngoài tán cây mẹ gặp 28 cá thể.

Hình 4.8. Cành lá Thông tre lá dài và bản đồ phân bố của loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Tại khu vực c Thông tre lá dài phân bố, trong 9 ô tiêu chuẩn, tầng cây gỗ đã điều tra được 197 cá thể của 63 loài. Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ là 16.4m, đường kính D₁.₃ trung bình 23.2cm. Thông tre xuất hiện trong tổ thành của khu vực nghiên cứu với 11 cá thể, với đường kính trung bình lần 13.7 cm và 11.9m.

Khu vực Thông tre lá dài phân bố thường xuyên xuất hiện các loài cây gỗ như: Pơ mu, Du sam núi đất, Thông nàng, Giổi xanh, Sồi, Súm chè, Hồng quang, Xoan núi, Vải thiều rửng, Tô hạp ...; tầng cây tái sinh: Thông tre, Re, Ràng ràng xanh, Hồng quang, Dẻ lá tre, Tô hạp, Thị lông đỏ, Sồi phảng, Ràng ràng mít, Sao trung quốc ...; tầng cây bụi, thảm tươi: Sặt gai, Nứa, Giang, Dứa dại, Dương xỉ mộc, Cau chuột, Hàm ếch, Ré, Song ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật hạt trần tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)