Các phương hướng hoàn thiện Kế toán kết quả kinh doanh tại CTCP Phú Diễn.

Một phần của tài liệu Luận văn: “ Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Diễn” potx (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP

4.3.2 Các phương hướng hoàn thiện Kế toán kết quả kinh doanh tại CTCP Phú Diễn.

công ty Công ty cổ phần Phú Diễn

4.3.1 Ý nghĩa hoàn thiện Kế toán kết quả kinh doanh tại CTCP Phú Diễn.

Nước ta đang trong quá trình đổi mới, quá trình cạch tranh càng khốc liệt, bất kể doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Các nhà quản lý phải sang suốt hơn trong việc lựa chọn các quyết định kinh doanh, và kế toán là một công cụ không thể thiếu trong việc đưa ra các quyết định kinh tế tài chính, nhất là Kế toán kết quả kinh doanh. Hoàn thiện Kế toán kết quả kinh doanh trước tiên là vì lợi ích và hiệu quả của chính bản thân doanh nghiệp. Sau đó là vì lợi ích và hiệu quả quản lý của nhà nước.

Trong công tác hạch toán kế toán tại DN, kế toán kết quả kinh doanh là phần hành kế toán kế thừa nhiều kết quả của các phần hành kế toán khác, do đó việc hoàn thiện nó phải mang tính toàn diện, tổng thể. Việc hoàn thiện này có ý nghĩa rất lớn. Đối với công tác kế toán thì hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh góp phần nâng cao tính hài hòa, chặt chẽ giữa các phần hành kế toán trong DN, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, do đó tiết kiệm được thời gian, chi phí, cũng như nguồn lực con người. Bất kỳ một nhà quản lý nào đều mong muốn có được nguồn thông tin chính xác, kịp thời để đưa ra quyết định chính xác nhất, và nguồn thông tin kế toán luôn được quan tâm hàng đầu, như vậy hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh cũng là tăng cường hiệu quả quản lý, tăng hiệu quả kinh doanh.

4.3.2 Các phương hướng hoàn thiện Kế toán kết quả kinh doanh tại CTCP PhúDiễn. Diễn.

Qua quá trình thực tập tại CTCP Phú Diễn, tìm hiểu về Kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị này, em thấy còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải được khắc phục,

hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực, chế độ và đáp ứng được yêu cầu về quản lý của DN. Cụ thể như sau:

4.3.2.1 Hoàn thiện công tác kế toán tài chính

4.3.2.1.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán.

Tuyển dụng thêm kế toán trưởng có đủ năng lực, đảm nhận công tác kế toán tài chính tại Công ty. Vì khối lượng công việc rất lớn, DN lại là DN sản xuất vừa nhận các công trình xây lắp, có rất nhiều phức tạp trong quản lý. Hơn nữa theo quy định thì trong trường hợp công ty chưa bổ nhiệm được kế toán trưởng thì có thể thuê Kế toán trưởng bên ngoài hoặc bổ nhiệm người phụ trách kế toán nhưng chỉ tối đa trong 1 năm, mà kế toán trưởng cũ của công ty đã nghỉ việc từ tháng 6 năm 2009.

Cho nhân viên kế toán được đào tạo thêm nghiệp vụ về thuế, tài chính. Vì công ty kế toán theo mô hình tập trung mà lại có các công trình ở xa, nên việc bồi dưỡng thêm kiến thức kế toán cho người quản lý các công trình là cần thiết, phục vụ cho công tác hạch toán ban đầu được chính xác.

Nên tuyển thêm các nhận viên kế toán kế toán các công trình xây dựng, và đối với các công trình ở xa và có giá trị lớn phải đi theo công trình để làm việc, mới đảm bảo công tác kế toán diễn ra nhanh chóng, khách quan, và có được con số lợi nhuận của từng công trình chính xác, kịp thời nhất.

4.3.2.1.2 Thực hiện hạch toán kế toán.

Hạch toán ban đầu

Các hóa đơn mà các bộ phận khác trong công ty mua để phục vụ hoặc xuất cho các công trình xây dựng cơ bản (hóa đơn GTGT, HĐBH, chứng từ khác ) cần được lưu chuyển linh hoạt hơn, chuyển về phòng kế toán kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi, chính xác trong hạch toán, cũng như xác định kết quả kinh doanh.

Chỉ lập phiếu chi lương cho cán bộ công nhân viên với số tiền lương sau khi đã khấu trừ đi các khoản trích theo lương theo quy định mà người lao động phải chịu, không lập phiếu thu để thu các khoản trích theo lương này như ở Công ty đang áp dụng.

Về tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

Như đã phân tích ở phần thực trạng tuân thủ các chuẩn mực kế toán, do giá bán các thành phẩm cơ khí cuối năm 2009 bị sụt giảm, trong khi giá thành sản xuất lại rất cao, lượng hàng tồn kho nhiều. Do đó để đảm bảo nguyên tắc thận

trọng theo chuẩn mực 01-Chuẩn mực chung thì công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng này buộc doanh nghiệp phải mở thêm tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc lập dự phòng phải cụ thể, chi tiết về lượng, số tiền đối với từng loại hàng hóa cụ thể. Việc trích lập này sẽ làm tăng chi phí của DN trong kỳ, do đó làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Việc ghi nhận Doanh thu hàng bán phải đảm bảo 5 điều kiện ghi nhận doanh thu trong chuẩn mực số 14-Doanh thu và thu nhập khác, và đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc cơ sở dồn tích ( Ghi nhận doanh thu theo đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứ không căn cứ vào việc đã thu được tiền hay chưa). Việc doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hàng thực sự xuất ra khỏi kho là chưa thỏa mãn. Phải xuất phát từ phương thức bán hàng của công ty cụ thể để xác định thời điềm xác định doanh thu. Ví dụ như nếu bán theo hình thức gửi hàng cho khách hàng thì khi xuất kho để gửi thành phẩm đi, không thể hạch toán doanh thu ngay được, khi nhận được tiền thanh toán hoặc chấp nhận nợ của khách hàng thì kế toán mới được ghi nhận doanh thu.

Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

Công tác vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở công ty còn có nhiều điểm còn hạn chế, em xin đưa ra một số đề xuất cụ thể sau đây:

Khoản tiền điện mà công ty đã đứng ra chi trả hộ cho các đơn vị đi thuê nhà xưởng của mình (Công ty YUFU, Công ty in Hồng Việt…) cho Điện lực Từ Liêm thì công ty sẽ treo ở bên Nợ TK 1388 – Các khoản phải thu khác, ghi nhận cả phần thuế GTGT tương ứng. Khi các đơn vị khách hàng này thanh toán cho CTCP Phú Diễn khoản tiền điện mà công ty đã chi trả hộ thì sẽ ghi nhận tăng tài khoản tiền (111, 112), ghi giảm khoản phải thu khác chi tiết cho các đối tượng ( Ghi có TK 1388), chứ không được ghi nhận doanh thu vào TK 5113, và thuế đầu ra phải nộp như DN vẫn đang hạch toán. Để vừa đảm bảo vận dụng đúng tài khoản kế toán và đảm bảo đúng nguyên tắc phù hợp theo VAS 01. Nhưng để đảm bảo lợi ích của chính bản thân công ty, công ty nên đưa ra chính sách về thời gian cũng như mức lãi suất phải thu đối với các khoản tiền mà công ty đã phải chi hộ. Việc này sẽ làm tăng doanh thu tài chính của DN, dẫn tới tăng kết quả kinh doanh đạt được, và cũng là một biện pháp để ngăn chặn tình trạng DN bị chiếm dụng vốn quá lâu.

Các chi phí liên quan đến tiếp khách, chi lương cho nhân viên kinh doanh vẫn phải hạch toán vào TK 641. Mặc dù doanh thu trực tiếp thu được từ bán các thành phẩm cơ khí của Công ty là không nhiều nhưng khi hạch toán phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp, khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận khoản chi phí tương ứng. Và trên thực tế công ty vẫn phải chi trả lương cho nhân viện kinh doanh và phát sinh các khoản như chi phí tiếp khách, các chi phí khác phục vụ cho việc bán hàng.

Khoản chi cho lệ phí giao thông kế toán của công ty phải đinh khoản và vào sổ một cách thống nhất, khoản lệ phí này phải cho vào tài khoản cấp hai 6425- Phí, lệ phí. Hiện nay công ty đang hạch toán khoản chi phí này một cách không nhất quán, có lúc lại định khoản vào TK 6428- Các khoản chi băng tiền khác, là sai lệnh với thực tế và bản chất nghiệp vụ xảy ra.

Áp dụng thống nhắt một chế độ kế toán.

Hoạt động của CTCP Phú Diễn và 2 chi nhánh của nó không tổ chức hoạt động theo mô hình mẹ con, do đó cuối năm tài chính thì Công ty chỉ lập Báo cáo tài chính tổng hợp, chứ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

Theo quy định thì khi đơn vị cấp dưới hạch toán độc lập áp dụng chế độ kế toán khác với đơn vị kế toán cấp trên thì lúc lập BCTC hợp nhất thì phải quy về chế độ kế toán mà đơn vị cấp trên áp dụng. Do đó khoản chi phí quản lý kinh doanh trên BCKQKD của Trung tâm OTO phải được phân thành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tức khi lập báo cáo tổng hợp thì không chỉ căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh mà Trung tâm Ôtô gửi lên mà còn phải căn cứ chi tiết trên hai sổ kế toán TK 6421 và 6422), sau đó mới cộng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của ba đơn vị để xác định chi phí quản lý của toàn doanh nghiệp.

Việc lập BCTC tổng hợp là một công việc khó khăn, xác định được tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của toàn DN một cách chính xác là cần thiết.

Báo cáo tài chính tổng hợp bao gồm nhiều báo cáo khác nhau được tổng hợp từ báo cáo riêng của công ty cấp trên và các công ty trực thuộc nên việc hoàn thiện phải được thực hiện đồng bộ cho tất cả các báo cáo từ nội dung tổng hợp, trình tự tổng hợp và phương pháp điều chỉnh, xử lý để định lượng thông tin tổng hợp. Ngoài ra theo nguyên tắc đồng bộ cũng đặt ra yêu cầu là việc hoàn thiện phải được

thực hiện đồng thời từ việc soạn thảo chế độ kế toán đến việc hướng dẫn thực hiện và thực hiện báo cáo tài chính tổng hợp.

Việc tổng hợp báo cáo tài chính liên quan đến kế toán của tất cả các đơn vị kế toán thuộc công ty nên để thuận lợi cho việc xử lý thông tin và hợp nhất báo cáo cũng như đảm bảo được tính hợp lý cho thông tin thì việc thực hiện kế toán ở công ty cấp trên và các chi nhánh phải thống nhất về chính sách kế toán và kỳ kế toán; đặc biệt là phải có sự thống nhất trong tổ chức theo dõi các khoản cung cấp nội bộ nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định các khoản mục thuộc báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp.. Vì vây kế toán ở TT OTO cũng cần phải được hạch toán theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC. Mặc dù vốn điều lệ của TT OTO dưới 10 tỷ đồng và số nhân viên chỉ có 15 người, thuộc dạng doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng theo quy định thì vẫn có thể đăng ký để kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Một phần của tài liệu Luận văn: “ Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Phú Diễn” potx (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w