2.2.3.1 Các báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ quản trị
Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng
Thường được sử dụng chung cho toàn doanh nghiệp và được sử dụng chủ yếu để cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo ứng xử với chi phí.
Chi phí sẽ được phân loại theo cách ứng xử với khối lượng sản xuất và tiêu thụ thành Biến phí và Định phí để phục vụ làm báo cáo, dạng báo cáo này rất phù hợp để quản trị nội bộ doanh nghiệp, hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh. DN đồng thời phải phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng và lợi nhuận và căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu hệ thống báo cáo kế toán nội bộ: như báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp liên quan đến kết quả kinh doanh của DN.
2.2.3.2 Theo dõi tình hình thực hiện kế toán kết quả kinh doanh tại đơn vị..
Vận dụng chứng từ kế toán
- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phục vụ cho kế toán kết quả kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của DN.
- Cụ thể hoá và bổ sung các nội dung cần thiết vào từng mẫu chứng từ kế toán đã được quy định để phục vụ cho việc thu thập thông tin quản trị nội bộ DN.
- Được thiết kế và sử dụng các chứng từ nội bộ dùng cho kế toán quản trị. Được thiết lập hệ thống thu thập và cung cấp thông tin nhanh, kịp thời qua Email, Fax và các phương tiện thông tin khác.
Vận dụng TK:
- DN căn cứ vào hệ thống TK kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị mà DN thiết kế chi tiết hoá các TK kế toán cho phù hợp.
Vận dụng sổ kế toán:
- DN căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho DN để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong DN. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý của DN.
- DN có thể thiết kế các sổ kế toán mới phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí, doanh thu cho từng mặt hàng, cho từng lĩnh vực...
2.2.3.3 Xây dựng và thực hiện các dự toán sản xuất kinh doanh.
Dự toán là việc tính toán, dự kiến phối hợp các mục tiêu cần đạt được với khả năng huy động các nguồn lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu số lượng, giá trị trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Lập dự toán SXKD có ý nghĩa rất to lớn trong công tác kế toán quản trị. Và DN phải căn cứ vào tình hình và tiềm năng cụ thể của mình để lập dự toán, và phải đưa ra được cách thức thực hiện các kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đưa ra trong dự toán. Các dự toán như dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, dự toán kết quả sản xuất kinh doanh, dự toán giá vốn hàng bán lại càng cần thiết đối với DN.
(Phụ lục 2.6 - Mẫu dự toán kết quả kinh doanh)