Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 75 - 76)

- Kế hoạch phòng cháy: đặc biệt chú ý thời điểm mùa khô (tháng 3 đến tháng 9). + Tuân thủ theo Luật và các quy định PCCCR.

+ Kiện toàn tổ chức lực lượng PCCCR trong các nhóm.

+ Kiểm tra hệ thống đường băng cản lửa, sửa chữa và xây dựng mới hộ. + Trang bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ PCCCR..

+ Phân công trực cháy, tuần tra trong rừng đặc biệt vào các giờ cao điểm (Từ 9 giờ đến 15 giờ các ngày nắng nóng) ở những vùng nguy hiểm có thực bì rậm rạp, dể cháy.

- Kế hoạch chữa cháy:

+ Lực lượng chữa cháy: thành lập theo từng nhóm. Thành phần gồm các nhóm hộ gia đình ở trong nhóm.

+ Khi xảy ra cháy rừng, huy động lực lượng tại chỗ; phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ và phát huy tối đa năng lực chỉ huy tại chỗ, phối hợp với chính quyền địa phương và kiểm lâm sở tại.

+ Phương pháp chữa cháy: Dập lửa trực tiếp đối với cháy lan mặt đất, cháy nhỏ bằng các dụng cụ như cành cây, bao tải ướt dập trực tiếp vào đám cháy. Phát đường băng trắng hạn chế đám cháy đối với cháy lớn; đường băng đủ rộng (5 m-

15m) để lửa không thể cháy lan qua, cách đám cháy đủ xa đảm bảo đủ thời gian thi công xong đường băng lửa mới cháy tới, làm theo hướng đón ngọn lửa.

- Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh hại.

Có thể xuất hiện một số loại sâu bệnh hại Keo như sâu quấn lá keo; Kiến, Mối đục thân; Dế cắn ngọn; Bọ hung cắn vỏ keo.

+ Kiểm tra, theo dõi giám sát thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.

- Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Bảo vệ và duy trì nguồn nước tại sông, suối phục vụ cho trồng rừng, quản lý bảo vệ và sinh hoạt, sản xuất nông lâm nghiệp của người dân.

+ Bảo vệ đa dạng sinh học hiện hữu trong địa bàn nhóm hộ quản lý; ngăn chặn các hành vi xâm hại làm tổn thương đến các loài đang sinh sống trong khu vực;

+ Rà soát lại toàn bộ hiện trạng rừng, xác định các loài cây, con cần bảo vệ, vị trí ngoài thực địa và trên bản đồ.

+Hạn chế sự tác động tiêu cực của con người và gia súc vào rừng.

(2). Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường: - Môi trường nước

+ Thu gom vật liệu thừa sau qúa trình khai thác, xử lý hoàn toàn trước khi trồng rừng;

+ Thiết kế khai thác các lô rừng xen kẽ nhau, tránh chặt trắng trên khu vực rộng lớn làm tăng dòng chảy mặt, giảm dòng chảy ngầm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 75 - 76)