Đánh giá các tiêu chí theo Nguyên tắc 10 (Rừng trồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 37 - 39)

- Sử dụng công cụ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đánh giá.

3.1.1.10.Đánh giá các tiêu chí theo Nguyên tắc 10 (Rừng trồng)

5) Phương pháp đánh giá có sự tham gia.

3.1.1.10.Đánh giá các tiêu chí theo Nguyên tắc 10 (Rừng trồng)

Rừng trồng phải được thiết lập và quản lý phù hợp với các nguyên tắc từ 1- 9 và các tiêu chí của nó. Trong khi rừng trồng có thể cung cấp tập hợp các lợi ích kinh tế và xã hội, có thể góp phần thoả mãn các nhu cầu của thế giới về các lâm sản, rừng trồng phải góp phần quản lý, giảm sức ép và khuyến khích phục hồi hoặc bảo tồn rừng tự nhiên.

Các loài cây hiện tại đã được lựa chọn nhằm phục hồi đất bị thoái hóa, phù hợp điều kiện thực địa, thời tiết khí hậu, có thị trường. Tại các vùng đệm, hoạt động làm giàu rừng được thực hiện với việc trồng hai loài cây bản địa

Bố trí rừng trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng. Có kế hoạch trồng rừng và hạn chế xói mòn đất….

Nguyên tắc 10 gồm có 9 tiêu chí, qua đánh giá các nhóm hộ đều đạt theo quy định của FSC (cụ thể xin xem phần phụ lục).

Nhận xét và thảo luận:

Kết quả đánh giá cho thấy các đơn vị quản lý rừng (các hộ dân) và quản lý nhóm ở các cấp thôn, xã và tỉnh đã nỗ lực rất lớn trong việc cải tiến quy trình và hoạt động lâm nghiệp cũng như nâng cao năng lực cho các hộ dân tham gia vào quá trình cấp chứng chỉ. Các nhóm hộ đã có nhận thức về QLRBV, thực hiện đúng theo các nguyên tắc của FSC, có khả thi được cấp chứng chỉ nếu khắc phục được các lỗi khiếm khuyết.

- Các hộ không phạm vào những lỗi không được xét cấp chứng chỉ (không có sổ đỏ, không có bản đồ, chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên trước năm 1994…)

- Các hộ không phạm lỗi không tuân thủ lớn (lỗi có ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý rừng), có 12 lỗi ( ở tiểu mục 3.1.3) được xác định trong đợt đánh giá những lỗi này là những lỗi nhẹ, có khả năng và triển vọng sửa chữa sớm.

3.1.2. Những đă ̣c điểm cơ bản trong quá trình cấp CCR theo nhóm hô ̣ của FSC. FSC.

Nhóm quản lý rừng được hỗ trợ xây dựng bởi Dự án kinh doanh lâm sản và quản lý rừng bền vững do tổ chức WWF Việt Nam thực hiện. Hiện nay, tên nhóm là “Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị”. Các đơn vị quản lý rừng là 118 hộ gia đình với tổng diện tích là 316,11 ha, họ tập hợp lại thành các nhóm hộ trong xã. Những hộ này cùng trồng ba loài cây chính là Keo lá tràm, Keo tai tuợng và Keo lai với cùng độ tuổi. Công tác quản lý được thực hiện thông qua các nhóm quản lý rừng thôn. Có 5 thôn (thôn Kinh Môn và thôn Giang Xuân Thủy thuộc xã Trung Sơn, huyện Gio Linh; các thôn Linh Hải, Thủy Ba Đông, Thủy Ba Tây thuộc xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh). Mỗi thôn đều có trưởng thôn. WWF là đại diện quản lý nhóm. Bên cạnh đó, các nhóm hộ cũng được hỗ trợ và tư vấn bởi Chi cục Lâm nghiệp về các vấn đề kỹ thuật và quản lý.

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức trong nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 37 - 39)