Chuỗi hành trình sản phẩm bước 2: Điều tra trữ lượng rừng trước khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 63)

- Cấp 4: Nhiệm vụ của Quản lý nhóm: Chi cục lâm nghiệp là cấp Quản lý nhóm chịu trách nhiệm vận hành nhóm chứng chỉ rừng Họ là người giữ chứng nhận chính

3.2.2.2.Chuỗi hành trình sản phẩm bước 2: Điều tra trữ lượng rừng trước khai thác.

3.2.2.1. Chuỗi hành trình sản phẩm bước 1: Lưu giữ báo cáo của các hoạt động quản lý.

Mỗi chu kỳ kinh doanh lô rừng mới hay các thay đổi chính trong kế hoạch quản lý, Trưởng nhóm thôn sẽ phát Sổ nhật ký quản lý lô rừng cho các chủ rừng. Các hoạt động quản lý đã lên kế hoạch sẻ được Trưởng nhóm thôn đánh dấu thời gian trong kế hoạch quản lý rừng. Các thành viên trong nhóm phải tuân theo và lưu giữ báo cáo về tất cả các hoạt động quản lý liên quan đến kế hoạch quản lý rừng, kể cả việc phải sử dụng rừng không có kế hoạch trước ví dụ như bảo làm gãy đổ, dịch bệnh...v.v. Trưởng nhóm thôn sẽ đánh dấu các hoạt động quản lý được hoàn thành.

3.2.2.2. Chuỗi hành trình sản phẩm bước 2: Điều tra trữ lượng rừng trước khai thác. khai thác.

Điều tra trước khai thác là cơ sở để tính khối lượng gỗ sẽ được khai thác, con số này sẽ được so sánh với khối lượng thực sự sau khai thác. Điều tra rừng trước khai thác cần phải được thực hiện ít nhất 1 năm trước kế hoạch khai thác gỗ để bán ( bao gồm cả tỉa thưa). Các bước cụ thể sau cần được thực hiện:

- Kết quả của điều tra trước khai thác ( gỗ đứng cho từng loài cây) sẽ được ghi vào phần 2 của Mẫu báo cáo khai thác

- Lượng gỗ khai thác cần được Trưởng nhóm thôn hay nông dân chủ chốt tính ra theo công thức sau:

Vkhai thác = Vgỗ đứng * 0,85

Khối lượng dự định được khai thác này sẽ được ghi trong phần 2 của báo cáo khai thác theo từng loại cây và phân loại trong mục 2 của Mẫu báo cáo khai thác. 3.2.2.3. Chuỗi hành trình sản phẩm bước 3: Khai thác, tập hợp gỗ vào bãi và phân loại.

Các hoạt động khai thác cần được tài liệu hóa theo khối lượng của “từng đợt” trong phần 3 của mẫu báo cáo khai thác. Một “đợt gỗ khai thác” được định nghĩa như sau:

“Nếu gỗ cưa xuống được chuyển luôn lên xe tải: Một xe tải gỗ, bao gồm chỉ cùng một loài cây, loại gỗ (gỗ xẻ hay gỗ ván dăm) được khai thác tại cùng một lô rừng”.

Hoặc “Nếu như gỗ được hạ xuống và tạm thời được chất đống tại bìa rừng: Một đống gỗ tròn cùng loài cây, cùng loại gỗ (gỗ xẻ hay gỗ ván dăm) được khai thác trong cùng một lô rừng vào trong cùng một ngày”.

Từng “đợt gỗ khai thác” phải được đánh dấu với số thông thường (số đợt) để đảm bảo sự truy xuất nguồn gốc của đợt gỗ về lô rừng xuất xứ theo mẫu biểu đã định sẵn.

Trong bước 3 của CoC, cần tuân thủ các quy định:

- Sau khi khai thác và tập kết gỗ ra lề đường, các cây gỗ được cắt theo chiều dài và phân loại ra gỗ xẻ hay gỗ dăm. Khi đợt gỗ được hoàn thành, thể tích của đợt gỗ được tính như sau:

- Gỗ xẻ: Tổng thể tích gỗ dựa theo trong mẫu báo cáo khai thác.

- Gỗ dăm: Thể tích tính theo ster (1 ster = 0,71 m3) dựa trên số gỗ được chất lên xe (dài x rộng x cao).

Thể tích của từng đợt khai thác sẽ được Trưởng nhóm thôn ghi trong phần 3 của mẫu báo cáo khai thác, trước khi gỗ đó được vận chuyển tập trung ra bãi gỗ hoặc lên xe tải.

Từng “đợt gỗ khai thác” phải đóng riêng biệt và phải được trưởng nhóm thôn hoặc người trợ lý được ủy quyền đánh dấu sơn với số hiệu của đợt gỗ.

Sau khi lô rừng được khai thác, gỗ hạ xuống hoàn toàn và xác định thể tích “đợt gỗ khai thác” nhóm trưởng sẽ tổng hợp toàn bộ thể tích gỗ được khai thác và ghi vào phần 2 của mẫu báo cáo khai thác.

Thể tích gỗ được khai thác thực tế được so sánh với thể tích gỗ được ước lượng trước khai thác để cho thấy sự hợp lý.

Sự chênh lệch không vượt quá +/- 20% của thể tích ước tính khai thác là được chấp nhận. Trong trường hợp thể tích khai thác vượt quá 20% của thể tích được ước tính thì chỉ có phần thể tích được ước tính(+/- 10%) mới được tính là gỗ có chứng chỉ FSC. Báo cáo khai thác được hoàn thành cần được ký xác nhận của chủ rừng và trưởng nhóm thôn hoặc người trợ lý được ủy quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm quá trình cấp chứng chỉ rừng cho các hộ gia đình theo tiêu chuẩn FSC tại tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 63)